Tình hình tài sản và nguồn vốn tại VCB Huế giai đoạn 2017 – 2019

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh huế (Trang 52)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh Tốc độ BQ (%) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

Giátrị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

A. Tài sản 5354 100 6520 100 7294 100 1166 21,78 774 11,87 16.72

Tiền mặt 85 1,59 80 1,23 70 0,96 -5 -5,88 -10 -12,50 -9,25

Tiền gửi tại NHNN 4 0,07 3 0,05 4 0,05 -1 -25,00 1 33,33 0,00

Quan hệ tín dụng với khách hàng 3300 61,64 4492 68,90 5300 72,66 1192 36,12 808 17,99 26,73 Sử dụng vốn khác 67 1,25 99 1,52 80 1,10 32 47,76 -19 -19,19 9,27 Tài sản cố định 61 1,14 43 0,66 40 0,55 -18 -29,51 -3 -6,98 -19,02 Quan hệ trong hệ thống 1837 34,31 1803 27,65 1800 24,68 -34 -1,85 -3 -0,17 -1,01 B. Nguồn vốn 5354 100 6520 100 7294 100 1166 21,78 774 11,87 16,72 Tiền gửi các TCTD 6.3 0,12 5,1 0,08 8 0,11 -1,2 -19,05 2,9 56,86 12,69 Vốn huy động từ khách hàng 5157 96,32 6425 98,54 7130 97,75 1268 24,59 705 10,97 17,58 Vốn và các quỹ 62 1,16 185 2,84 222 3,04 123 198,39 37 20,00 89,23 Quan hệ trong hệ thống 12 0,22 -140,1 -2,15 -120 -1,65 -152,1 -1267,50 20,1 -14,35 - Nguồn vốn khác 117 2,19 45 0,69 54 0,74 -72 -61,54 9 20,00 -32,06

Tỷ trọng tài sản cố định của chi nhánh còn khá thấp và giảm dần qua các năm, năm 2018 tài sản cố định là 43 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,66% trong tổng tài sản, giảm 18 tỷ đồng so với năm 207. Đến năm 2019 thì tài sản cố định giảm cịn 40 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,55% trong tổng tài sản, mức giảm này chủ yếu do VCB huế đã trích khấu hao cho tồn bộ các tài sản của mình ( Cơng trình nhà làm việc, các cơ sở, phịng giao dịch, thiết bị,..)

- Về nguồn vốn

Nguồn vốn huy động từ khách hàng tại Vietcombank Huế có xu hướng tăng qua 3 năm nghiên cứu với tốc độ tăng bình quân là 16,72%. Năm 2018, nguồn vốn huy động từ khách hàng đạt mức 6425 tỷ đồng, chiếm 98,54% tổng nguồn vốn của Vietcombank Huế, tăng 1268 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 24,59% so với năm 2017. Đến cuối năm 2019,giátrị của khoản mục này đạt giá trị 7130 tỷ đồng, tăng 705 tỷ đồng, mức tăng tương đối là 10,97% so với cùng kỳ năm trước đó và chiếm 97,75% tổng nguồn vốn. Sự tăng trưởng liên tục của khoản mục nguồn vốn huy động từ khách hàng đã góp phần giúp cho tổng nguồn vốn của Vietcombank Huế liên tục tăng qua các năm.

Tiền gửi các TCTD khá ổn định qua 3 năm và chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu nguồn vốn. Tại thời điểm cuối năm 2019, khoản mục này là 8 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,11% tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn huy động tăng là nhờ Vietcombank Huế đã áp dụng chính sách lãi suất phù hợp với cơng tác chăm sóc khách hàng hiệu quả. Lãi suất tiền gửi cho từng đối tượng khách hàng hấp dẫn đối với tiền gửi cókỳ hạn đã thu hút lượng vốn lớn trên

địa bàn. Đây chính là hiệu quả của cơng tác huy động vốn, quảng bá thương hiệu cũng như sự phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao của tập thể cán bộ công nhân viên Vietcombank Huế.

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh

2.1.5.1. Công tác huy động vốn

Vietcombank là một trong những ngân hàng chủ lực luôn đi đầu trong việc chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước. Ban lãnh đạo quán triệt toàn hệ thống thực hiện nghiêm túc đối với quy định về trần lãi suất huy động, cấm triệt để các hình thức khuyến mãi biễn tướng,..

5157 6425 7130 24.59 10.97 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2017 2018 2019 Tỷ đồng %

Nguồn vốn huy động Tốc độ tăng trưởng

Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ nhân viên đã phát huy sáng tạo, dám nghĩ, dám làm đưa ra nhiều chính sách phát triển huy động vốn hiệu quả và đã mang lại nhiều kết quả tốt. Tổng huy động vốn tăng đều qua các năm và tốc độ tăng trưởng qua các năm nghiên cứu luôn ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm qua đạt

17,58%

Biểu đồ 2.1: Tổng huy động vốn VCB Huế giai đoạn 2017 –2019

Bảng2.3: Tình hìnhhuy động vốn của VCB Huế giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: tỷ đồng

CHỈ TIÊU

Năm So sánh Tốc độ BQ

2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

Tổng nguồn vốn huy động 5157 100 6425 100 7130 100 1268 24,59 705 10,97 17,58

1. Theo loại tiền

- VND 4782 92,73 5978 93,04 6650 93,27 1196 25,01 672 11,24 17,93 - Ngoại tệ (quy VND ) 375 7,27 447 6,96 480 6,73 72 19,20 33 7,38 13,14

2. Theo nguồn huy động

- Tổ chức kinh tế 1178 22,84 1772 27,58 1805 25,32 594 50,42 33 1,86 23,78 - Tiền gửi dân cư 3979 77,16 4653 72,42 5325 74,68 674 16,94 672 14,44 15,68

3. Theo kỳ hạn

- KKH 1348 26,14 1965 30,58 2102 29,48 617 45,77 137 6,97 24,87 - <=12 tháng 3489 67,66 3980 61,95 4492 63,00 491 14,07 512 12,86 13,47 - >12 tháng 320 6,21 480 7,47 536 7,52 160 50,00 56 11,67 29,42

Tổng nguồn vốn huy động tại thời điểm năm 2018 đạt 6425 tỷ đồng, tăng 1268 tỷ đồng, tương đương 24,59% so với cùng kỳ năm 2017. Đến cuối năm 2019 đạt 7130 tỷ đồng, tăng 10,97% so với năm 2018 tương ứng với giá trị tăng thêm 705 tỷ đồng.

Phân theo loại tiền gửi: Với chính sách hiện nay của Ngân hàng Nhà nước, hầu như khách hàng chỉ gửi ngân hàng bằng đồng VNĐ, đây là một chính sách đúng đắn để hạn chế USD hóa trong nền kinh tế và dòng tiền USD được luân chuyển tốt hơn. Tại thời điểm năm 2018, huy động VNĐ đạt 5978 tỷ đồng (chiếm 93,04% tổng huy động vốn) tăng 1196 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017 tương ứng mới mức tăng trưởng 25,01%. Giữ vẫn mức tăng trưởng của năm 2018, huy động vốn VNĐ trong năm 2019 đạt mức 6650 tỷ đồng, tăng 705 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng bình quân của huy động vốn VNĐ trong thời gian nghiên cứu là 17,93%. Trong khi đó, tốc độ bình qn của huy động ngoại tệ (quy VNĐ) cũng tăng nhưng không quá nhiều chỉ 13,14%, từ 375 tỷ đồng năm 2017 lên 480 tỷ đồng năm 2019. Nguyên nhân là từ việc thực hiện chính sách ổn định tỷ giá, chống đơ la hóa, NHNN liên tuc giảm trần lãi suất huy động USD – nguồn huy động ngoại tệ chủ yếu

chi nhánh và các NHTM.

Phân theo nguồn huy động: Vốn huy động chủ yếu tập trung ở nhóm đối tượng tiền gửi dân cư với tỷ lệ trên 70% và có xu hướng tăng qua các năm. Mặc dù giá trị huy động đối với mỗi tổ chức kinh tế thường rất lớn nhưng do số lượng khách hàng không nhiều nên mức vốn huy động chỉ đạt khoảng gần 30% tổng vốn huy động của VCB Huế. Huy động vốn từ tiển gửi dân cư năm 2018 đạt 4653 tỷ đồng, tăng 674 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với mức tăng trưởng 16,94% . Đến năm 2019 thì đạt dược 5325 tỷ đồng tăng 672 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng trưởng 14,44% gần như năm 2018. Về huy động vốn từ tổ chức kinh tế năm 2018 đạt được 1772 tỷ đồng, tăng 594 tỷ so với năm 2017, tương ứng mức tăng 50,42 %. Đến cuối năm 2019 thì huy động vốn từ tổ chức kinh tế chỉ đạt được 1805 tỷ đồng, tăng 33 tỷ đồng, tương đương mức tăng 1,86% so với năm trước đó.

Phân theo kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động tại Vietcombank Huế. Cụ thể, giá trị khoản mục này từ năm 2017 –2019 có giá trị lần lượt là 3489 tỷ đồng; 3980 tỷ đồng; 4492 tỷ đồng và có tốc độ tăng trưởng bình qn trong 3 năm nghiên cứu là 13,47%, chiếm trên 60% tổng nguồn vốn huy động. Tiếp theo là đến tiền gửi không kỳ hạn

chiếm khoảng hơn 20%, đến cuối năm 2019 đạt được 2102 tỷ đồng. Cuối cùng là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất với 29,42% nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp dưới khoảng dưới 10% tổng huy động vốn. Vietcombank nên có các chính sách hợp lý để thu hút lượng tiền gửi không kỳ hạn nhằm mang lại nguồn vốn giá rẻ.

2.1.5.2. Cơng tác tín dụng.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ của VCB Huế giai đoạn 2017 –2019

CHỈ TIÊU Đơn vị 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Tốc độ BQ

+/- % +/- %

Dư nợ cho vay Tỷ đồng 3300 4492 5300 1192 36,12 808 17,99 26,73

Theo thời gian

Ngắn hạn Tỷ đồng 1239 1892 2110 653 52,70 218 11,52 30,50 Trung dài hạn Tỷ đồng 2061 2600 3190 539 26,15 590 22,69 24,41 Theo ngoại tệ VNĐ Tỷ đồng 3056 4293 5110 1237 40,48 817 19,03 29,31 Ngoại tệ (quy VNĐ) Tỷ đồng 244 199 190 -45 -18,44 -9 -4,52 -11,76 Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) % 0,80 0,30 0,29 -0,005 -62,50 -0,0001 -3,33 -39,79

Căn cứ vào bảng 2.3 có thể thấy tổng dư nợ cho vay của VCB Huế tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2018 tốc độ tăng trưởng tín dụng là 36,12%, với số dư nợ đến cuối năm 2018 là 4492 tỷ đồng, tăng 1192 tỷ đồng so với năm 2017. Dư nợ chi nhánh đạt 5300 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 808 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tương ứng mức tăng 17,99%. Qua 03năm nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn của Chi nhánh đạt 26,73%.

Do Vietcombank Huế đang trong quá trình xử lý các khoản nợ xấu có giá trị lớn nên hoạt động tín dụng phát triển tương đối hạn chế, một phần do Hội sở chính hạn chế phát triển tín dụng, một phần do Vietcombank Huế đang điều chỉnh chiến lược phát triển tín dụng phù hợp với địa bàn Thừa thiên Huế. Do đó xét về tương quan giữa dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động thì Vietcombank vẫn cịn dư một lượng lớn nguồn vốn để có thể tăng trưởng tín dụng trong các năm sắp tới.

Phân theo kỳ hạn vay:Dư nợ năm 2019 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do dư nợ vay trung dài hạn tăng lên mạnh. Dư nợ cho vay trung dài hạn tại thời điểm 31/12/2018 là 2600 tỷ đồng (chiếm 57,88% tồng dư nợ), tăng 539 tỷ

đồng, tương ứng mức tăng 26,15% năm 2017.Đến năm 2019 dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 3190 tỷ đồng (Chiếm60,18% tổng dư nợ), tăng 590 tỷ đồng so với năm 2018.

Tuy vậy nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân thấp hơn so với kỳ ngắn hạn, đạt

24,41%..

Dư nợ vay ngắn hạn cũng có sự tăng trưởng khá mạnh trong năm 2019. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 30,50%. Cụ thể, Dư nợ vay ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2018 là 1892 tỷ đồng (chiếm 42,11% tổng dư nợ), Tăng 653 tỷ đồng so với năm

2017, tương ứng mức tăng trưởng 52,70%. Đến cuối năm 2019 dư nợ cho vay ngắn

hạn đạt 2110 tỷ đồng (Chiếm 39,81% tổng dư nợ), tăng 218 tỷ đống so với cùng kỳ năm 2018, tương ứng mức tăng trưởng 11,52%.

Dư nợ ngoại tệ có hướng giảm qua các năm nghiên cứu, tỷ lệ dư nợ ngoại tệ trên tổng dư nợ tại Vietcombank Huế chỉ đạt dưới 10%. Năm 2017, dư nợ ngoại tệ đạt 244 tỷ đồng (chiếm 7,39% tổng dư nợ). Những năm sau đó có xu hướng giảm liên tục, năm 2018 giảm còn 199 tỷ đồng và đến năm 2019 chỉ đạt được 190 tỷ đồng (chiếm 3,58% tổng dư nợ), thậm chí tăng trưởng ở mức âm.

Dư nợ cho vay bằng đồng nội tệ có xu hướng tăng lên qua các năm. Tại thời điểm cuối năm 2019, dư nợ cho vay bằng VND đạt 5110 tỷ đồng, tăng 817 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 19,03% so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ cho vay bằng VND có tốc độ tăng trưởng bình qn 29,31% và chiếm 90% tổng dư nợ.

Chi nhánh luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong cơng tác tín dụng là nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, cùng với việc tăng trưởng dư nợ theo định hướng, chi nhánh còn tâp trung xử lý quyết liệt nợ quá hạn, nợ xấu. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Vietcombank Huế giảm liên tục qua các năm. Đến cuối năm 2019 tỷ lệ nợ quá hạn còn 0.29%. Tuy vẫn chưa đạt tới mục tiêu là dưới 2% nhưng qua biểu đồ 2.9 đã có thể thấy rằng Vietcombank Huế đang làm tốt và đi đúng hướng tới mục tiêu trong tương lai.

Để phát triển được hoạt động cho vay là nhờ vào việc nhận định đúng đắn tình hình diễn biến nợ quá hạn, nợ xấu tại Chi nhánh. Theo đánh giá chung, nợ xấu phát sinh trong thời gian qua chủ yếu do nguyên nhân khó khăn của nền kinh tế mang lại, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng.

2.1.5.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Huế

Về mặt cơ cấu, thu nhập và chi phí của VCB Huế đã có sự thay đổi đáng kể trong những năm qua. Qua biểu đồ 2.10 ta có thể thấy rằng lợi nhuận trong hầu hết tất cả các hoạt động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng. Cụ thể, năm 2017 lợi nhuận đạt 63,4 tỷ đồng năm 2018 đạt 125,87 tỷ đồng và năm 2019 là 198,34 tỷ đồng. Năm 2019 đã chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc về lợi nhuận nhờ VCB Huế đã xử lý được những khoản nợ xấu.

Biểu đồ 2.2: Tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận tại VCB Huế giai đoạn 20172019

(Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Huế)

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2017 2018 2019 519.94 679.85 844.44 464.00 553.97 646.09 63.40 125.87 198.34 Tỷ đồng

- Về thu nhập:

Tổng thu nhập của VCB Huế đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2019, tăng hơn 164,59 tỷ đồng tương đương với mức tăng 24,21% so với năm 2018. Điều này là do trong tổng thu nhập thì khoản mục thu nhập từ lãi tăng 147,44 tỷ đồng hay tăng 23,59 %. Trong thu nhập từ lãi thì thu lãi từ hoạt động tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2017 là 268,14 tỷ đồng chiếm 55,77%; năm 2018 là 348,59 tỷ đồng chiếm 55,78%, tăng 80,443 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng mức tăng 30% Và đến cuối năm 2019 là 433,167tỷ đồng chiếm 56,08%.

Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh qua các năm, năm 2019 khoản mục này tăng

17,157 tỷ đồng tương đương với mức tăng 31,26% so với năm 2018 do các khoản thu

phí dịch vụ tăng mạnh và các khoản lãi từ kinh doanh ngoại hối, thu nhập bất thường tăng nhẹ. Năm 2019 so với năm 2018 thu nhập từ hoạt động cho vay tăng 69,414 tỷ

đồng hay tăng 26,22%. Như vậy có thể thấy rằng các khoản thu nhập chính vẫn bắt nguồn từ thu nhập từ lãi (bao gồm lãi cho vay và lãi tiền gửi) trên 98% trong cả ba năm từ 2017 đến 2019, đây cũng là đặc thù của hầu hết các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Về chi phí:

Trong tổng chi phí thì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn. Có tốc độ tăng trưởng

bình qn là 22,42%. Cụ thể, Năm 2017 chi phí trả lãi là 340,939 tỷ đồng, năm 2018 chi phí này là 426,174 tỷ đồng, tăng 85,234 tỷ đồng tương ứng mức tăng 25% so với

năm 2017; năm 2019 chi phí này là 510,917 tỷ đồng tăng 84,742 tỷ đồng hay tăng

19,88% so với năm 2018, đây là mức tăng khá cao phù hợp với sự tăng trưởng về quy mô huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng của VCB Huế.

Trong chi phí trả lãi thì cả hai khoản mục (chi trả lãi tiền gửi và chi trả mua vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh huế (Trang 52)