Mạch điều khiển nguồn AC cho bộ phận sấy

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy in thiết bị ngoại vi (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính) - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 56 - 59)

Bài 2 : SỬA CHỮA MÁY IN

9. Sửa chữa phần điện

9.2. Mạch điều khiển nguồn AC cho bộ phận sấy

Hình 2.45 - Tổng quát về mạch điều khiển nguồn AC cho bộ phận sấy Sơ đồ mạch điều khiển bộ phận sấy:

50

Hình 2.44 - Mạch điều khiển bộ phận sấy trên máy in Laser Phân tích hoạt động của mạch:

Mạch sấy và điều khiển sấy gồm các bộ phận: - Lô sấy.

- Mạch điều khiển nhiệt độ. - Mạch bảo vệ an toàn nhiệt độ.

51

Hình 2.45 – Các chi tiết của Lơ sấy

- Thanh nhiệt: Thanh nhiệt là một điện trở nhiệt dài và mỏng, được phủ một lớp than điện trở trên bề mặt, khi máy in hoạt động, thanh nhiệt được cấp điện áp từ 100 đến 150V AC và nhiệt độ thanh nhiệt lên đến khoảng 200o C

Điện áp cấp cho thanh nhiệt được điều khiển bởi CPU và mạch điều khiển nhiệt độ lô sấy và điều khiển an tồn điện cho lơ sấy.

- Cầu chì nhiệt: Cầu chì nhiệt được đặt ở giữa, khi nhiệt độ tăng quá cao thì cầu chì sẽ tan chảy và ngắt điện áp cấp cho thanh nhiệt để bảo vệ an toàn cho máy in.

- Cảm biến nhiệt chính: Cảm biến nhiệt chính được đặt ở trung tâm thanh nhiệt có nhiệm vụ theo dõi nhiệt độ thanh nhiệt rồi báo về mạch điều khiển Rơ le nhằm ổn định nhiệt độ của thanh nhiệt, giữ cho nhiệt độ thanh nhiệt luôn ổn định ở một giá trị nhất định, cảm biến nhiệt là một điện trở có trở kháng thay đổi theo nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng lên thì điện trở của cảm biến giảm xuống và ngược lại, cảm biến nhiệt được kết nối với mạch điều khiển Rơ le để đóng điện áp cấp cho thanh nhiệt khi nhiệt độ lô sấy giảm dưới ngưỡng cho phép.

- Cảm biến nhiệt phụ: Cảm biến nhiệt phụ được bố trí ở bên cạnh có chức năng phát hiện các sự cố bất thường như nhiệt độ quá cao hay mất nhiệt để báo về.

Các hư hỏng của bộ phận sấy:

Bộ phận sấy có thể có các hư hỏng sau đây: - Mất nguồn cấp cho thanh nhiệt. - Hỏng thanh nhiệt.

- Hỏng các cảm biến nhiệt. - Rách hoặc nhăn áo sấy. Biểu hiện:

- Nếu hỏng thanh nhiệt hoặc mất nguồn cấp cho thanh nhiệt hoặc hỏng cảm biến nhiệt thì máy có biểu hiện sau đây:

52

cạch đóng rơ le là xuất hiện bảng thơng báo lỗi sau trên màn hình máy tính.

Hình 2.46 – Thơng báo lỗi trên máy tính cho biết bộ phận sấy bị lỗi.

- Khi gặp hiện tượng trên có thể hư hỏng ở bộ phận cung cấp điện nhưng cũng có thể hư hỏng trên bộ phận sấy như hỏng thanh nhiệt hay các cảm biến nhiệt, bạn có thể kiểm tra như sau:

=> Chỉnh đồng hồ về thang đo điện áp AC, đo vào chân rắc cắm điện cấp cho bộ phận sấy và bật công tắc nguồn cho máy in test rồi quan sát xem có điện áp ra cấp cho thanh nhiệt hay không?,

- Nếu có điện áp ra khoảng gần 200VAC => Là bị cháy thanh nhiệt - Nếu mất điện áp ra là hỏng mạch điều khiển nguồn cho thanh nhiệt

Trong trường hợp mất nguồn cấp cho thanh nhiệt, bạn cần kiểm tra đèn Q103 và Q104 điều khiển rơle RL101 và kiểm tra Triac Q101, hàn lại chân Triac hoặc thay thử Triac.

Nếu vẫn có điện áp ra ở chân rắc cắm thì có thể bị cháy thanh nhiệt, bạn cần tháo bộ phận sấy ra để kiểm tra, quan sát thanh nhiệt có thể phát hiện được hư hỏng hoặc bạn đo thanh nhiệt tốt có trở kháng khoảng 100Ω

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy in thiết bị ngoại vi (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính) - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)