Vẽ sơ đồ điện áp ra khối nguồn và phụ tải của máy in canon 2900?

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy in thiết bị ngoại vi (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính) - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 61)

Bài 2 : SỬA CHỮA MÁY IN

2. Vẽ sơ đồ điện áp ra khối nguồn và phụ tải của máy in canon 2900?

3. Cho biết nhiệm vụ bộ sấy trong máy in laser đơn sắc

4. Cho biết nhiệm vụ của thanh nhiệt trong máy in laser đơn sắc?

55 Bài 3: SỬA CHỮA CHUỘT VÀ BÀN PHÍM

Mục tiêu của bài:

− Phân tích được sơ đồ nguyên lý hoạt động của chuột, bàn phím;

− Khắc phục được các sự cố hư hỏng của chuột, bàn phím;

− Rèn luyện tính chịu khó, tỉ mỉ, chính xác.

NỘI DUNG CHÍNH:

1. Giới thiệu, nguyên lý hoạt động của chuột và bàn phím

1.1. Bàn phím(keyboard)

1.1.1. Giới thiệu

Bàn phím là thiết bị nhập thơng tin vào cho máy tính xử lý, thơng tin từ bàn phím là các ký tự, số và các lệnh điều khiển.

Hình 3.1 Bàn phím

1.1.2. Ngun lý hoạt động của bàn phím

Hình 3.2 Sơ đồ cấu tạo của bàn phím

Mỗi phím trên bàn phím tưng ứng với một công tắc đấu chập giữa một chân hàng A và chân cột B, như vậy mỗi phím có một địa chỉ hàng và cột duy nhất, người ta lập trình cho các phím này để tạo ra các mã nhị phân 11 bit gởi về máy tính khi phím được nhấn.

Trong dữ liệu 11 bit gởi về có 8 bit mang thơng tin nhị phân(gọi là mã quét bàn phím) và 3 bit mang thơng tin điều khiển. 8 bit mang thơng tin nhị phân đó được qui ước theo tiêu chuẩn quốc tế để thống nhất cho các nhà sản xuất bàn phím.

56

Bảng sau là thí dụ khi ta nhấn một số phím, bàn phím sẽ gởi mã quét ở dạng nhị phân về máy tính như sau:

Mã quét bàn phím được nạp vào bộ nhớ đệm trên RAM sau đó hệ điều hành sẽ dịch các mã nhị phân thành ký tự theo bảng mã ASCII

Hình 3.3 Qui trình hiển thị ký tự

1.2. Chuột(mouse)

1.2.1. Giới thiệu:

Chuột là thiết bị trỏ trên màn hình, chuột xuất hiện trong màn hình Windows với giao diện đồ họa, các trình điều khiển chuột thường được tích hợp trong các hệ điều hành, hiện nay có hai chuột phổ biến là chuột bi và chuột quang.

1.2.2. Cấu tạo nguyên lý hoạt động của chuột

Hình 3.4 Cấu tạo chuột bi

Bên trong chuột bi có một viên bi cao su tỳ vào hai trục bằng nhựa được đặt vuông góc với nhau, khi ta di chuyển chuột thì viên bi quay làm cho hai trục xoay theo, hai trục nhựa được gắn với bánh răng nhựa có đục lỗ, mỗi bánh răng được đặt lồng vào trong một cảm biến bao gồm một diode phát quan và một đèn thu quang.

57

Hình 3.5 Bộ cảm biến trong chuột bi

Diode phát quan phát ra ánh sáng hồng ngoại chiếu qua bánh răng nhựa đục lỗ chiếu vào đèn thu quang, khi bánh răng xoay thì ánh sáng chiếu vào đèn thu quang bị ngắt quãng, đèn thu quang đổi ánh sáng này thành tín hiệu điện đưa về IC giải mã, tạo thành tín hiệu điều khiển cho con trỏ dịch chuyển trên màn hình.

Hình 3.6 Bộ cảm biến chuyển động cơ học của viên bi thành tín hiệu điện

Trong chuột bi có hai bộ cảm biến, một bộ điều khiển cho chuột dịch chuyển theo phương ngang, một bộ điều khiển dịch chuyển theo phương dọc màn hình.

Hình 3.7 Hai bộ cảm biến đưa tín hiệu về IC giải mã

Bên cạnh các bộ cảm biến là các cơng tắc để nhấn phím chuột trái hay phím chuột phải.

58

Hình 3.8 Cơng tắc để nhấn trái chuột hay nhấn phải chuột + Cấu tạo chuột quang:

Chuột quang hoạt động theo ngun tắc quang học, chuột khơng có bi mà thay vào đó là một lỗ để chiếu và phản chiếu ánh sáng đỏ.

Hình 3.9 Chuột quang + Cấu tạo bên trong chuột quang:

Bộ phận quang trọng nhất của chuột quang là hệ thống phát quang và cảm quang, Diode phát ra ánh sáng chiếu lên bề mặt bàn sẽ được thấu kính hội tụ, hội tụ trên bộ phận cảm quang.

Bên cạnh bộ phận quang học là bi xoay và các công tắc như chuột thơng thường.

Hình 3.10 Cấu tạo chuột quang Nguyên tắc hoạt động của chuột quang

59

Hình 3.11 Bộ phận quang học trong chuột quang

Diode phát quang phát ra ánh sáng đỏ chiếu lên bề mặt của tấm di chuột, ảnh của bề mặt tấm di chuột được thấu kính hội tụ lên bề mặt của bộ phận cảm quang, bộ phận cảm quang sẽ phân tích sự dịch chuyển của bức ảnh, tạo thành tín hiệu điện gởi về máy tính.

Diode phát quang có hai chế độ sáng, chế độ sáng yếu diode được cung cấp khoảng 0.3v. Chế độ sáng mạnh diode được cung cấp khoảng 2,2v

Khi ta khơng di chuyển chuột thì sau khoảng 3 giây diode sẽ tự chuyển sang chế độ tối để giảm cường độ phát xạ làm tăng tuổi thọ của diode.

2. Bảo quản, sửa chữa chuột – các sự cố hư hỏng và cách khắc phục + Chuột bi: + Chuột bi:

Pan 1: Khi di chuyển chuột thấy con trỏ di chuyển giật cục và rất khó khăn Nguyên nhân: Trường hợp trên thường do hai trục lăn áp vào viên bi bị bẩn vì

vậy chúng khơng xoay được

Hình 3.12 Chuột bi bị bẩn trục lăn

Khắc phục:

+ Tháo viên bi ra, vệ sinh sạch sẽ viên bi và hai trục lăn áp vào viên bi, sau đó lắp lại

Pan 2: Chuột di chuyển theo một hướng ngang hoặc dọc Nguyên nhân:

60 + Do hỏng một bộ cảm biến

Khắc phục:

+ Vệ sinh các trục lăn bên trong

+ Tháo viên bi ra dùng tay xoay thử hai trục, khi xoay trục nào mà không thấy con trỏ dịch chuyển là hỏng cảm biến trục đó

Ta có thể sử dụng bộ cảm biến từ một con chuột khác lắp sang

Hình 3.13 Cấu tạo chuột bi

Pan 3: Máy không nhận chuột, di chuyển trên bàn con trỏ không dịch chuyển Nguyên nhân:

+ Trường hợp này thường do dứt cáp tín hiệu

+ Một số trường hợp là do hỏng IC giải mã bên trong chuột

Khắc phục:

+ Kiểm tra sự thông mạch của cáp tín hiệu bằng đồng hồ VOM thang đo x1ohm, nếu có một sợi dây đứt thì cần thay dây cáp

+ Nếu khơng phải do cáp thì hãy thay thử IC trong chuột ❖ Pan 4: Bấm công tắt chuột trái hoặc phải chuột mất tác dụng

Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân thường do công tắc không tiếp xúc tốt, tháo chuột ra và kiểm tra sự tiếp xúc của công tắc khi bấm, nếu cơng tắc khơng tiếp xúc thì thay cơng tắc

+ Nếu cơng tắc vẫn tiếp xúc tốt thì nguyên nhân là do hỏng IC, cần thay IC mới

+ Chuột quang:

Pan 5: Máy không nhận chuột Nguyên nhân:

+ Trường hợp này thường do chuột bị đứt cáp tín hiệu + Một số trường hợp do hỏng IC giao tiếp trên chuột

Khắc phục:

+ Dùng VOM thang đo 1 ohm đo sự thơng mạch của cáp tín hiệu, nếu thấy đứt một sợi thì cần thay cáp tín hiệu khác

+ Nếu cáp tín hiệu bình thường thì thử thay IC giao tiếp(IC ở cạnh gần dây cáp tín hiệu)

61

Pan 6: Chuột không phát ra ánh sáng đỏ, không hoạt động được Nguyên nhân:

+ Đứt cáp tín hiệu làm mất nguồn Vcc cho chuột + Hỏng Diode phát quang

Khắc phục:

+ Kiểm tra thay thế cáp tín hiệu

+ Kiểm tra diode phát quang nếu đứt thì thay một diode khác

3. Bảo quản, sửa chữa bàn phím – các sự cố hư hỏng và cách khắc phục

Pan 1: Bàn phím bị đứt dây tín hiệu Biểu hiện:

Máy khơng nhận bàn phím, hoặc có các thơng báo lỗi bàn phím Keyboard Error trên màn hình khi khởi động

Kiểm tra:

Tháo các ốc phía sau bàn phím và mở nắp sau bàn phím ra

Hình 3.14 Cấu tạo bàn phím

+ Dùng đồng hồ VOM thang đo 1ohm đo các sợi dây trong cáp tín hiệu từ mối hàn trên bàn phím đến các chân ở cuối đầu nối

62

Sơ đồ chân cổng usb

+ Nếu phát hiện thấy cáp tín hiệu đứt thì thay một cáp tín hiệu khác

Hình 3.16 Cáp tín hiệu bàn phím ❖ Pan 2: Bàn phím bị chập phím

Biểu hiện: Máy có tiếng bíp liên tục khơng dứt Kiểm tra:

+ Kiểm tra các phím xem có phím nào đó bị kẹt

+ Bảo dưỡng bàn phím bằng cách dùng khí nén thổi mạnh vào các khe của bàn phím để cho bụi bẩn bật ra

+ Trường hợp các phí hay bị kẹt do bụi ta có thể tháo bàn phím ra, tách phần mạch điện ra khỏi các phím bấm, có thể dùng xà phịng rửa sạch, sau đó lắp lại

Pan 3: Đã thay bàn phím mới nhưng máy vẫn khơng dùng được bàn phím Nguyên nhân:

+ Do hỏng IC giao tiếp với bàn phím trên mainboard

Khắc phục:

+ Thay mainboard mới hoặc sửa mainboard

BÀI TẬP

1. Trình bày nguyên lý hoạt động của bàn phím máy tính 2. Vẽ sơ đồ chân cắm PS2 của bàn phím máy tính

63

Bài 4: SỬA CHỮA SCANNER Mục tiêu của bài: Mục tiêu của bài:

− Trình bày được nguyên lý làm việc của Scanner;

− Cài đặt được máy scanner vào máy vi tính;

− Khắc phục các sự cố hư hỏng thường gặp của máy scanner;

− Rèn luyện tính chịu khó, tỉ mỉ, chính xác.

NỘI DUNG CHÍNH:

1. Giới thiệu, nguyên lý hoạt động của scanner.

1.1. Giới thiệu

Với nhu cầu in ấn phong phú đang ngày càng phát triển như hiện nay thì ắt hẳn sẽ có những lần muốn biến tấm hình chụp hay một bản in tài liệu văn bản nào đó trở thành file trên máy tính. Sâu xa hơn là với những tấm hình xưa cũ cần phục hồi lại cũng cần đến nhu cầu dùng máy scan.

Máy scan hay còn gọi là máy quét (scanner) hoạt động tương tự như một máy photocopy. một thiết bị tích điện kép sẽ giúp thu lấy hình ảnh điện tử trên trang giấy bằng các cảm biến cường độ ánh sáng phản xạ từ đó tạo thành thơng tin số, biến thơng tin, hình ảnh trên trang giấy trở thành một file tập tin.

Hình 4.1 Máy scanner

Một máy scan cơ bản gồm có 3 bộ phận chính: thấu kính nhạy quang, cơ chế đẩy giấy cho phép tiến hành scan một vùng xác định, mạch điện tử dùng cảm biến ánh sáng để phản xạ thành hình ảnh điện tử. Tùy với từng cơng nghệ khác nhau mà máy scan có thể ghi lại hình ảnh đen – trắng, theo thang màu hoặc màu của nguồn ánh sáng phản xạ.

Một máy scan cơ bản gồm có 3 bộ phận chính:

• Thấu kính nhạy quang

• Cơ chế đẩy giấy cho phép tiến hành scan một vùng xác định

64

Tùy với từng cơng nghệ khác nhau sẽ có máy scan dạng đơn giản nhất là có thể ghi lại hình ảnh đen – trắng và cao cấp hơn là loại ghi màu.

• Máy scan đen trắng chỉ ghi sự khác biệt về cường độ sáng bằng hai trạng thái: có chấm hoặc khơng (đen hoặc trắng).

• Máy scan màu cũ dùng cơ chế scan ba lần để ghi lại các sắc màu bằng cách rọi lần lượt lên tài liệu các nguồn sáng đó, lục và xanh. Hiện nay, dùng scan một lần thông qua các bộ lọc đặc biệt trong CCD hoặc nhờ các lăng kính ba màu có thiết kế đặc biệt.

Hai thành phần khác của máy scan cũng quan trọng khơng kém đó là cơ cấu phân phối tài liệu vào bộ phận cảm biến quang và các mạch logic dùng để chuyển đổi các thông tin scan thành ảnh số.

1.2. Nguyên lý hoạt động

Máy scan hoạt động theo nguyên lý phản xạ ánh sáng hay truyền dẫn. Bề mặt trang giấy cần được scan sẽ được đặt úp xuống bên trong máy scan. Sau đó nguồn sáng chiếu vào hình ảnh với những thiết bị cảm ứng để thu nhận ánh sáng phản xạ từ nguồn ánh sáng tới hình ảnh. Ánh sáng từ đèn trực tiếp tới bộ cảm biến để đọc các giá trị ánh sáng vả biến đổi thành các thông tin số trở thành file tập tin được lưu trong máy tính.

Scanner CCD là thiết bị đo ánh sáng thu nhỏ mà cường độ ánh sáng được tương ứng với cường độ điệp áp, cùng lăng kính, thấu kính và một số thành phần phần quang hóa khác. Đối với những loại máy scan chất lượng cao sẽ dùng kính quang học chất lượng cho màu sắc chính xác nhất. Đối với những thiết bị quang học chất lượng thấp sẽ không cho chất lượng ảnh tốt, đương nhiên giá thành sẽ rẻ hơn.

2. Nguyên lý làm việc

Hình4.2 Nguyên lý hoạt động của máy scan

Máy scan gồm ba bộ phận chính: Thấu kính nhạy quang, cơ cấu đẩy giấy cho phép có thể tiến hành scan ở một vùng xác định trên trang, và mạch logic điện tử dùng để biến đổi ánh sáng phản xạ thành hình ảnh điện tử. Với các cơng nghệ thiết kế khác

65

nhau, máy scan có thể ghi lại các hình đen-trắng, theo thang độ xám, hoặc màu của nguồn sáng phản xạ. Các máy scan đơn giản nhất thì ghi hình theo dạng thức đen – trắng, loại tinh vi hơn có thể ghi các mức màu xám khác nhau hoặc ghi màu.

3. Cài đặt, các chế độ kiểm tra. Bước 1: Chuẩn bị Bước 1: Chuẩn bị

Để scan tài liệu, bước đầu tiên cần làm là chuẩn bị:

1. Một máy scan

Hình 4.3 Máy scan

Bước tiếp theo là cắm máy scan với máy tính và cài đặt các phần mềm liên quan. Thông thường máy qt sẽ kết nối với máy tính thơng qua cáp USB. Và máy scan cũng phải được cắm vào nguồn điện.

Hình 4.4 Kết nối scan với máy tính

2. Phần mềm phù hợp

66

Để chạy máy scan, cần phải có các phần mềm phù hợp. Các chương trình như Adobe Acrobat cho phép có thể chuyển các nội dung cần scan sang dạng tài liệu đọc được. Ngồi ra các chương trình như Adobe Photoshop cho phép chỉnh sửa và fix các lỗi scan ảnh hoặc chuyển tài liệu scan vào spread lớn hơn.

Hình 4.6 Adobe reader

Bước 2: Scan tài liệu

1. Mở máy scan đặt giấy vào máy scan

Hình 4.7 Đặt tài liệu scan

2. Mở phần mềm scan

67

3. Điều chỉnh cài đặt máy scan

Hình 4.9 Điều chỉnh cài đặt scan

Điều chỉnh một số cài đặt cần thiết trước khi scan tài liệu. Một số tài liệu chỉ cần scan đen trắng, nhưng một số tài liệu khác yêu cầu scan cả ảnh và poster. Khi đó mở cài đặt máy scan và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu.

Sau khi đã hồn tất q trình cài đặt và chỉnh sửa, nhấn chọn nút Scan trên phần mềm hoặc nút Scan trên máy scan để bắt đầu scan tài liệu.

Hình 4.10 Nút scan

Điều chỉnh thêm nếu cần thiết. Sau khi tài liệu đã được scan xong, phần mềm sẽ cung cấp các tùy chọn để có thể điều chỉnh thêm, chẳng hạn như thay đổi hướng của hình ảnh,....

68

Hình 4.11 Quay hình ảnh

Chú ý đến định dạng file trên tài liệu được lưu. Có thể lựa chọn các định dạng khác hoặc định dạng mặc định.

Hình 4.12 Định dạng file

Bước 3: Chỉnh sửa tài liệu

1. Chỉnh text: Sau khi tài liệu đã scan xong, có thể sử dụng chương trình như

Adobe Acrobat để chuyển đổi các file thành file PDF hoặc ghép lại thành một tài liệu có nhiều trang. Ngồi ra có thể thiết lập Acrobat để tìm các văn bản cần scan.

69

2. Chỉnh sửa hình ảnh: Mở hình ảnh bằng cách sử dụng các phần mềm hình

ảnh cơ bản trên máy tính hoặc mở Photoshop. Tại đây bạn có thể chỉnh sửa độ sáng,... của hình ảnh.

Hình 4.14 Chỉnh sửa hình ảnh

4. Các sự cố hư hỏng và cách khắc phục

Pan 1: Giấy bị kẹt hoặc bị cuộn nhiều tờ cùng một lúc

- Kiểm tra và điều chỉnh 2 thanh gạt ở khay nạp giấy cho vừa khớp với khổ tài liệu cần Scan.

- Các bánh răng và máy máy Scan của bạn có bị bám bụi không? - Miếng cao su trên bộ phận ngắt giấy đã lắp đúng khớp chưa? - Bộ phận cuộn và ngắt giấy đã lắp đúng khớp, vị trí chưa?

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy in thiết bị ngoại vi (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính) - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)