Tổng quan về phát triển giao diện người dùng

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập trình nâng cao (Nghề Lập trình máy tính): Phần 1 - Tổng cục dạy nghề (Trang 90 - 92)

Phát triển giao diện người dùng theo một cách hiểu đơn giản là thiết kế và tạo chương trình để giao tiếp với người sử dụng thông qua giao diện đồ hoạ cùng với thiết bị nhập và xuất như: chuột, bàn phím; màn hình, máy in, …

Khi chúng ta mở C++ Builder hoặc tạo một dự án mới, một biểu mẫu trống sẽ hiển thị trên màn hình. Chúng ta có thể thiết kế giao diện người dùng ứng dụng bằng cách đặt và sắp xếp các thành phần trực quan được lấy từ bảng công cụ, chẳng hạn như cửa sổ, thực đơn, các hộp thoại.

Khi một thành phần trực quan nằm trên biểu mẫu, chúng ta có thể điều chỉnh kích thước, vị trí và các thuộc tính cũng như nắm giữ các sự kiện.

Trong khi thiết kế giao diện người dùng ứng dụng, chúng ta có thể phải sử dụng các đối tượng phức tạp như: thanh công cụ ,coolbar, ..

Controlling application behavior

Để điều khiển ứng xử của ứng dụng, chúng ta có thể sử dụng lớp TApplication, TScreen, TForm. Lớp TApplication là biểu mẫu cơ bản của một ứng dụng nó cung cấp các thuộc tính và phương thức để gói gọn các ứng xử của chương trình chuẩn. TScreen được sử dụng tại thời điểm thực thi để giám sát các biểu mẫu và mô đun dữ liệu được nạp, những thông tin đặc biệt của hệ thống như độ phân giải, những phông chữ. Lớp TForm xây dựng các khối của giao diện người dùng ứng dụng. Các cửa sổ và các hộp thoại trong ứng dụng được xây dựng trên nền tảng của TForm. Một biến toàn cục mang tên Application cung cấp rất nhiều hàm hoạt động ở chế độ nền của chương trình. Ví dụ, biến Application quản lý cách bạn gọi tập tin hướn dẫn. Chúng ta có thể cài đặt các tuỳ chọn cho Application bằng cách chọn Project|Options và chọn ngăn Application.

Ngoài ra, Application còn nhận rất nhiều sự kiện áp dụng cho ứng dụng một cách toàn cục. Lớp TApplication được xây dựng trên nền tảng của lớp TForm.

Hình 56- Thiết kế chương trình xem cửa sổ Application Bảng liệt kê thuộc tính:

Đối tượng Thuộc tính Giá trị

Checkbox

Name chkan

Font->Name VNI-Times Font->Size 10

Button Name btnok

Caption &Ok Viết mã lệnh cho sự kiện OnClick của đối tượng chkan như sau: void __fastcall TForm1::chkanClick(TObject *Sender)

{ if (this->chkan->Checked) ShowWindow(Application->Handle,SW_MAXIMIZE); else ShowWindow(Application->Handle,SW_HIDE ); }

Viết mã lệnh cho sự kiện OnClick cho nút nhấn btnok: void __fastcall TForm1::btnokClick(TObject *Sender) {

Application->Terminate(); }

Khi chạy chương trình trên, khi ơ đánh dấu chkan được đánh dấu thì cửa sổ mang tên bắt đầu bởi Project sẽ hiển thị lên.

Một biến toàn cục Screen được tạo ra khi chúng ta tạo một dự án, biến này gói gọn các trạng thái của màn hình mà chương trình chạy trên nó. Chương trình có thể sử dụng để lấy các trạng thái như sau: dạng hiển thị của con trỏ, kích cỡ của cửa sổ, danh sách các phơng chữ.

Hình 57- Danh sách các font

Các thuộc tính sửa đổi được liệt kê như sau:

Đối tượng Thuộc tính Giá trị

Label Caption Font

Font->Size 11

ComboBox

Name cbofont

Font->Size 11

Style csDropDownList

Viết mã lệnh cho sự kiện OnCreate của biểu mẫu như sau: void __fastcall TForm1::FormCreate(TObject *Sender) {

this->cbofont->Items = Screen->Fonts; }

Chúng ta có thể dùng thuộc tính ActiveForm để xác định biểu mẫu hiện đang được kích hoạt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập trình nâng cao (Nghề Lập trình máy tính): Phần 1 - Tổng cục dạy nghề (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)