Làm việc với thành phần

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập trình nâng cao (Nghề Lập trình máy tính): Phần 1 - Tổng cục dạy nghề (Trang 97)

Trong nội dung phần này, chúng tôi chỉ đề cập ngắn gọn về phương pháp làm việc với các thành phần. Chúng ta đã thực hiện các thao tác điều chỉnh và viết mã lệnh rất chuẩn mực theo các ví dụ của các bài học ở trên.

Có rất nhiều thành phần được cung cấp trong bảng thành phần (Component palette). Người thiết kế chỉ đơn giản là kéo thành phần cần sử dụng thả lên trên Form và chúng ta có thể thiết kế bằng cách sắp xếp lại các đối tượng.

Nhìn một cách tổng quan, các thành phần của C++ Builder được thể hiện giống như các lớp của C++ khác. Nhưng có sự khác nhau giữa các thành phần trong C++ Builder và các lớp chuẩn của C++ mà một lập trình viên phải làm việc với nó. Sự khác biệt đó được mơ tả như sau:

Tất cả các thành phần của C++ Builder được rẽ nhánh từ TComponent. Các thành phần được sử dụng nhiều nhất và được thay đổi thơng qua thuộc tính hơn là dịch vụ “lớp cơ bản” nhằm thêm và thay đổi hàm bằng kỹ thuật subclass. Khi một thành phần được thừa kế, nó thường được thêm một đoạn mã lệnh cụ thể vào các sự kiện hay hàm thành viên.

Tất cả các thành phần của C++ Builder chỉ có thể được lưu trữ trên vùng nhớ động (heap), do đó, chúng ta phải sử dụng phép toán new để khởi tạo đối tượng.

Các thuộc tính của các thành phần chứa những thơng tin trong q trình thực thi. Để cài đặt các giá trị của thuộc tính, chúng ta sử dụng cơng cụ Object Inspector hoặc mã lệnh.

Hầu hết các sự kiện của Windows hay của hệ thống được nắm giữ bởi các thành phần của c++ Builder, chúng ta chỉ còn một việc duy nhất là thêm đoạn mã lệnh để xử lý sự kiện tương ứng. Để thêm mã lệnh cho một sự kiện, chúng ta nhấn đôi chuột vào sự kiện trong ngăn Events của cửa sổ Object Inspector.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập trình nâng cao (Nghề Lập trình máy tính): Phần 1 - Tổng cục dạy nghề (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)