Giai đoạn từ năm 1990 đến năm

Một phần của tài liệu THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH dân sự TRONG bản án HÌNH sự từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN hòa, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 30 - 31)

Tại giai đoạn này cơng tác THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng bắt đầu được Đảng và NN quan tâm, với việc lần lượt ban hành 03 Pháp lệnh về thi hành án dân sự, cụ thể:

- Tại Điều 15 Pháp Lệnh thi hành án dân sự năm 1990 (số 23- LCT/HDDNN8, ngày 28 tháng 8 năm 1989 của Hội đồng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01.01.1990), Chương 3: Thủ tục thi hành án, quy định: Chánh

án Toà án chủ động ra quyết định thi hành án.

“Những bản án, quyết định được Chánh án Toà án chủ động ra quyết định thi hành bao gồm:

1- Bản án, quyết định nói tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh này;

2- Bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí” [42].

- Tại Điều 20 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 (số 13-L/CTN, ngày 17 tháng 4 năm 1993 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01.6.1993, thay thế Pháp lệnh năm 1990), Chương 3: Thủ tục thi hành

án, quy định: Thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án.

“Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được bản sao bản án, quyết định chuyển giao của Toà án, thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí; các quyết định khẩn cấp tạm thời để bảo đảm lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án” [43].

- Tại Điều 22 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 (số 13/2004PL- UBTVQH11, ngày 14 tháng 01 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01.7.2004, thay thế Pháp lệnh năm 1993), Chương 3: Thủ

tục thi hành án, quy định. Chủ động ra quyết định thi hành án

“1. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành phần bản án, quyết định sau đây:

a) án phí, lệ phí Tồ án, trả lại tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tồ án; b) Hình phạt tiền;

c) Tịch thu tài sản, truy thu thuế, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính; d) Xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ;

đ) Thu hồi đất theo quyết định của Toà án;

e) Quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.

2. Thời hạn ra quyết định thi hành án là năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định; đối với quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án” [44].

Trong 03 Pháp lệnh THADS nêu trên, học viên nhận thấy tại Điều 22 Pháp lệnh THADS 2004 các nhà làm luật đã quy định các nội dung về cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự đầy đủ và gần tương đồng với quy định tại Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014).

Một phần của tài liệu THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH dân sự TRONG bản án HÌNH sự từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN hòa, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)