Sau hơn ba năm thực hiện Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 cho thấy, nhiều quy định về thủ tục thi hành án đã thể hiện được quan điểm cải
cách tư pháp, cải cách hành chính, phù hợp với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, tháo gỡ kịp thời một số tồn tại, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án. Nhưng khi so nhu cầu cải cách tư pháp thì Pháp lệnh ngày cịn hạn chế, bất cập. có thể kể đến hạn chế, bất cập về trình tự, thủ tục THQĐDS trong bản án hình sự; Và các quy định về trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự; cơ chế quản lý, mơ hình tổ chức cơ quan thi hành án dân sự chưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ, tính chất cơng việc được giao; quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự, của Chấp hành viên chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao; chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các khâu thi hành án, đặc biệt là khâu cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự. Đó chính là ngun nhân chính dẫn cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự bị tồn đọng, kéo dài.
Ngày 14/11/2008, Quốc hội Khoá XII tại kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 và Nghị quyết về việc thi hành Luật thi hành án dân sự số 24/2008/QH12. Đây là hai văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành QĐDS trong bản án hình sự nói riêng.
Tuy nhiên, trong q trình thực hiện bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi hành Luật THADS cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, có thể kể đến: Kết quả THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng có sự tăng lên nhưng lượng án tồn đọng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; việc phân loại THQĐDS trong bản án hình sự ở vài đơn vị vẫn chưa thật chính xác, vẫn cịn tình trạng chuyển từ án THQĐDS trong bản án hình sự có điều kiện sang án THQĐDS trong bản án hình sự khơng có điều kiện, trong khi TAND khơng nắm được BAHS của Tịa án có hiệu lực thi hành đã được thi hành hay chưa; việc tổ chức THQĐDS trong bản án hình sự trong nhiều
trường hợp cịn chưa kịp thời, gặp khó khăn, vướng mắc, trong đó có một số trường hợp BAHS của TAND áp dụng pháp luật không rõ ràng, thiếu khả thi nhưng việc giải thích, trả lời của TAND đối với yêu cầu của cơ quan THADS về giải thích bản án cịn chưa kịp thời, có thể dẫn đến khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài; công tác phối hợp trong THQĐDS trong bản án hình sự, mặc dù có chuyển biến nhưng vẫn cịn hạn chế nhất định, 1 số cấp uỷ, chính quyền địa phương có lúc, có nơi chưa thực sự quan tâm, chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự.
Ngày 25/11/2014 Nhà nước ta đã ban hành Luật THADS mới năm, trong đó đã sửa đổi, bổ sung 55/183 điều của Luật THADS 2008, các quy định của LTHADS năm 2014 về trình tự, thủ tục thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, học viên đã nêu cụ thể tại mục 1.2 của luận văn.
Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển quy định thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự cho thấy quy định của pháp luật về vấn đề này ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung thi hành, chủ thể thi hành, các biện pháp đảm bảo thi hành ... Các kinh nghiệm được rút ra quá trình hình thành và phát triển quy định thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là cơ sở tham khảo để nâng cao hiệu quả vấn đề này.
Tiểu kết Chương 1
Pháp luật là một công cụ sắc bén của NN để quản lý xã hội, để phát huy được vị trí, vai trị, giá trị của pháp luật thì PL phải được tơn trọng và được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội. THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự là một lĩnh vực thực hiện PL, là q trình hoạt động có mục đích, làm cho các các bản án hình sự của TAND được thực thi đầy đủ trên thực tế. Từ đó định hướng ý thức, hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ PL, phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện PL khắc phục tình trạng khơng chấp hành PL đối với THQĐDS trong bản án hình sự, hạn chế và ngăn ngừa những vi phạm PL. Muốn đạt được mục đích đó, địi
hỏi các chủ thể thực hiện PL phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trị và ý nghĩa thiết thực của nó, từ đó chủ động có biện pháp thích hợp để tổ chức thực hiện tốt những quy định của pháp luật THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng. Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NN, các tổ chức và cá nhân; phát huy bản chất NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; góp phần ổn định xã hội; phát triển kinh tế; đẩy mạnh hội nhập quốc tế và tăng cường pháp chế XHCN. Đó là tồn bộ nội dung của chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của PL về THQĐDS trong bản án hình sự của cơ quan THADS. Trên nền tảng lý luận đó, học viên vận dụng vào thực tiễn của địa phương mình, để đánh giá thực trạng hiệu quả cơng tác THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự của cơ quan THADS thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai nói riêng giai đoạn 2016-2020 ở Chương 2 của Luận văn.
Chương 2