Giao tiếp bằng mắt

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp - ThS. Nguyễn Thị Trường Hân (Bậc cao đẳng chương trình Đại trà, Chất lượng cao) (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 3 : KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KHÔNG LỜI

3.4. CÁC KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KHÔNG LỜI CƠ BẢN TRONG

3.4.1. Giao tiếp bằng mắt

Đây là kênh giao tiếp quan trọng giữa các cá nhân, giúp điều chỉnh luồng giao tiếp, nó báo hiệu sự quan tâm đến người khác. Giao tiếp bằng mắt với đối phương làm tăng uy tín người nói. Giáo viên thực hiện giao tiếp bằng mắt mở ra luồng giao tiếp và truyền đạt sự quan tâm, tập trung chú ý, ấm áp và đáng tin cậy.

Dân gian có câu: “Đơi mắt là cửa sổ tâm hồn”, bởi lẽ cặp mắt là điểm khởi đầu cho tất cả. Ánh mắt con người có thể nói lên rất nhiều thứ: ánh mắt phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước nguyện ... Ánh mắt của một người cịn phản ánh cá tính của người đó.

Trong giao tiếp, ánh mắt cịn đóng vai trị “đồng bộ hóa” câu chuyện, biểu hiện sự chú ý, tơn trọng, sự đồng tình hay phản đối. Ánh mắt trong giao tiếp cũng phụ thuộc vào vị trí xã hội của mỗi bên. Người có địa vị xã hội cao hơn (hay tự cho mình là có vai trị cao hơn) thường nhìn vào mắt của người kia nhiều hơn, kể cả khi nói lẫn khi nghe.

“Ngơn ngữ của đôi mắt” giúp điều chỉnh buổi giao tiếp. Nó là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm đối với người khác và làm gia tăng uy tín của người nói cũng như hiểu được cảm xúc của người khác thơng qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp. Vì vậy trong giao tiếp chúng ta cần chú ý sử dụng giao tiếp mắt với người khác một cách phù hợp. Con người sử dụng ánh mắt nhằm những mục đích sau:

• Tìm kiếm thơng tin

• Bộc lộ sự chú ý và quan tâm

• Mời chào và kiểm sốt sự tương tác

• Để nổi trội, đe dọa và gây ảnh hưởng đến người khác

• Cung cấp thơng tin phản hồi trong khi nói

• Bộc lộ thái độ

Khi sử dụng ánh mắt, người giao tiếp cần lưu ý:

• Nhìn chằm chằm thường được cho thiếu tôn trọng, một mối đe dọa hoặc có thái độ đe dọa và muốn xúc phạm.

• Quá ít ánh mắt (kiểu lảng tránh) được diễn giải là không chú ý, bất lịch sự, không thành thật, khơng vơ tư hoặc sự xấu hổ.

• Thu rút ánh mắt bằng cách cụp mắt xuống thường là dấu hiệu của sự thừa nhận.

• Người ta sẽ giao tiếp với người khác một cách hiệu quả hơn nếu tương tác của họ bao hàm số lượng ánh mắt mà cả hai bên họ nhận thấy thích hợp với tình huống.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp - ThS. Nguyễn Thị Trường Hân (Bậc cao đẳng chương trình Đại trà, Chất lượng cao) (Trang 36 - 37)