Sự phù hợp với mô hình Rasch

Một phần của tài liệu Năng lực tiếng Anh của sinh viên các trường đại học trước yêu cầu của một nền kinh tế tri thức. Thực trạng và những giải pháp (Trang 66 - 85)

8. Phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Sự phù hợp với mô hình Rasch

Tóm tắt số liệu về câu hỏi =========================

Giá trị trung bình 0,00 Độ lệch chuẩn 0,81 Độ lệch chuẩn (điều chỉnh) 0,80 Độ tin cậy đo được 0,97

Sự phù hợp của số liệu thống kê =============== Bình phương trung bình trong khoảng phù hợp Bình phương trung bình ngoài khoảng phù hợp Mean 1,00 Mean 1,02 SD 0,03 SD 0,12

Tóm tắt số liệu về câu hỏi =========================

Giá trị trung bình -0,16 Độ lệch chuẩn 0,77 Độ lệch chuẩn (điều chỉnh) 0,58 Độ tin cậy đo được 0,57

Sự phù hợp của số liệu thống kê =============== Bình phương trung bình trong khoảng phù hợp Bình phương trung bình ngoài khoảng phù hợp Mean 1,00 Mean 1,03 SD 0,18 SD 0,43

71

Bảng 3.1.2. Sự phù hợp của câu hỏi (bài thi chính thức)

Kết quả phân tích cho thấy giá trị Mean và SD của bộ công cụ đo phù hợp với mô hình Rasch, không có câu hỏi nào ngoại lai, vượt ngoài khoảng cho phép 0,77-1,30 nên bộ công cụ đáng tin cậy để đo năng lực của người học

3.1.2. Độ tin cậy

Độ tin cậy riêng (Separation Reliability) = 0,987

Kiểm định khi bình phương của cân bằng tham số (Chi-square test of parameter equality) = 1596,11, df = 23, Sig Level = 0,000

Với độ tin cậy khá cao (0,987), bài Test đủ điều kiện được dùng để đo năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên

--- INFIT MNSQ 0,67 0,71 0,77 0,83 0,91 1,00 1,10 1,20 1,30 1,40 1,50 ---+---+---+---+---+---+---+---+---+---+---+-- 1 item 1 . * | . 2 item 2 . |* . 3 item 3 . *| . 4 item 4 . *| . 5 item 5 . | * . 6 item 6 . *| . 7 item 7 . * | . 8 item 8 . | * . 9 item 9 . *| . 10 item 10 . * | . 11 item 11 . | * . 12 item 12 . * | . 13 item 13 . * . 14 item 14 . * . 15 item 15 . | * . 16 item 16 . | * . 17 item 17 . * | . 18 item 18 . * . 19 item 19 . | * . 20 item 20 . |* . 21 item 21 . * | . 22 item 22 . | * . 23 item 23 . * . 24 item 24 . * | . ==========================================================================================================================

72

3.1.3. Độ phân biệt

Câu Độ phân biệt Câu Độ phân biệt Câu Độ phân biệt

C1 0,32 C9 0,31 C17 0,32 C1 0,24 C10 0,35 C18 0,31 C3 0,32 C11 0,24 C19 0,29 C4 0,24 C12 0,38 C20 0,31 C5 0,30 C13 0,32 C21 0,33 C6 0,33 C14 0,32 C22 0,25 C7 0,39 C15 0,24 C23 0,32 C8 0,27 C16 0,27 C24 0,39

Bảng 3.2. Độ phân biệt của câu hỏi (bài thi chính thức)

So với lần thi thử, lần thi này các câu hỏi chưa thực sự tốt để phân biệt năng lực các thí sinhcó học lực cao với các thí sinh có học lực thấp. Tuy nhiên các câu hỏi đều có độ phân biệt ở mức chấp nhận được.

3.2. Phân tích thông tin định lượng (qua bài Test)

73

all on toeic (N = 282 L = 24 Probability Level= .50)

--- 4.0 | | | | | X | | | 3.0 | | | X | | | | | 2.0 | X | | 4 | X | | XX | 11 | 15 1.0 XXX | XXXXXX | 13 XXXX | 18 XXXXXXX | XXXXXXXXXX | XXX | 5 7 9 19 23 XXXXXXXXXX | 8 .0 XXXXXXXXXXXXXXXXXXX | 6 20 24 XXXX | 12 XXXXXXXXXXXX | 14 XXXXXXXXXXXXXX | 16 XX | XXXXXXXXXXX | 10 22 XXXXX | 3 XXXXXXXXXXX | -1.0 XXXXXXX | X | 1 17 XXXX | XX | 2 XXX | 21 X | X | XX | -2.0 | X | | | | | | | -3.0 | --- Each X represents 2 students

======================================================================================

Bảng 3.3. Thang năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi (chính thức)

Cột bên trái của thang năng lực biểu diễn nhóm thí sinh tham gia làm bài thi, cột bên phải biểu diễn số câu hỏi trong bài thi; thang năng lực cho ta thấy đây là một bài thi được phân bố khá chuẩn theo mô hình Rasch: bộ câu hỏi phân bố từ dễ đến khó, kiểm tra hầu hết năng lực của các thí sinh, và cho thấy năng lực của các thí sinh không đồng đều. Kết quả cho thấy có 6 thí

NĂNG LỰC CAO RẤT KHÓ

74

sinh vượt trội (có năng lực cao), ác câu hỏi chụm lại thành những nhóm, mỗi nhóm kiểm tra một nội dung kiến thức, kỹ năng và thuộc cùng một cấp độ: - Nhóm 1: câu 2 và 21 - Nhóm 2: câu 1 và 17 - Nhóm 3: câu 3, 10, 22 - Nhóm 4: câu 16, 14, 12, 6, 20, 24, 8, 5, 7, 9, 19, 23 - Nhóm 5: câu 18, 13 - Nhóm 6: câu 15, 11 - Nhóm 7: câu 4

Nhưng nhìn một cách khái quát các câu hỏi được chia thành 3 nhóm như sau: - Nhóm 1 (các câu 1, 2, 17, 21): đo năng lực ở cấp độ A1 [Hiểu và sử dụng những cấu trúc đơn giản, chủ đề quen thuộc: giới thiệu bản thân, trường lớp, nơi sinh sống (38 sinh viên)]

- Nhóm 2 (các câu 3, 10, 22, 16, 14, 12, 6, 20, 24, 8, 5, 7, 9, 19, 2): đo năng lực ở cấp độ A2, B1 [Theo dõi và nắm được những thông tin chính, nghe được từ vựng và câu đơn giản trong các chủ đề quen thuộc; xử lý tình huống giao tiếp (232 sinh viên)]

- Nhóm 4 (4, 11, 13, 15, 18): đo năng lực ở cấp độ B2 [Theo dõi, nắm bắt thông tin chi tiết, quan trọng trong các phát ngôn chuẩn; hiểu thông báo, chương trình tin tức (12 sinh viên)]

Kết luận: Năng lực nghe của SV trường ĐHPĐ đạt mức sử dụng căn bản và độc lập (13% A1; 83% A2, B1; 4% B2); năng lực giữa các nhóm SV không có sự khác biệt

b. Năng lực của từng nhóm thí sinh (Case estimate)

Năng lực thí sinh được tính chính là giá trị cột thứ 3 (estimate) trong file

toeic.cas, chuyển cột thứ 3 này vào file toeic.sav để phân tích năng lực của các nhóm thí sinh tham gia trả lời. Vì giá trị đo năng lực của 282 thí sinh tham gia thi trải dài từ giá trị -2,17 đến 3,41, với mức trung bình là 0 nên tác giả đã chia giá trị này tành các nhóm để xem có bao nhiêu thí sinh thuộc mỗi nhóm, cụ thể:

75

(1 = thấp nhất tới -1; 2= -0,99 tới 0; 3= 0,01 tới 1; 4= 1,01 tới cao nhất)

Sau đó tính được tỷ lệ phần trăm các nhóm như trong bảng dưới, chỉ có 104 thí sinh đạt từ điểm trung bình trở lên, chứng minh rằng năng lực nhóm thí sinh tham gia trả lời còn rất thấp.

Tần suất Tỷ lệ % Giá trị 1 37 13,2 2 140 49,8 3 92 32,7 4 12 43 Tổng 281 100,0 Không xác định 1 Tổng 282

Liệu có yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực của nhóm thí sinh này như: Yếu tố dân tộc, giới tính, chuyên ngành, quê quán. Tác giả tiến hành phân tích phương sai Anova các yếu tố này với năng lực thí sinh xem năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên có bị chi phối bởi yếu tố nào khác hay không.

3.2.2. Sự khác biệt về ảnh hưởng của các yếu tố khác đến năng lực của thí sinh

So sánh Mức ý nghĩa Ghi chú

Giới tính- năng lực 0,306

Quê quán- năng lực 0,639

Chuyên ngành- năng lực 0,833

Năm học- năng lực 0,854

100% sinh viên tham gia kiểm tra năng lực là dân tộc Kinh nên không thể so sánh sự khác biệt của yếu tố dân tộc với năng lực thí sinh.

* Quê quán- năng lực

Sig = 0,639 > 0,05 Quê quán đa phần ở miền bắc nên cũng không có sự khác biệt, thí sinh thuộc thế hệ 9X (sinh năm 1990-1993), việc học ngoại ngữ đã được đưa vào giảng dạy đại trà và theo cùng một giáo trình nên năng lực thí sinh hầu như không có sự khác biệt.

76

Sig = 0,833 > 0,05 Các thí sinh đến từ 5 chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Xây dựng dân dụng, Kiến trúc, Kinh tế xây dựng, Điện- Tự động hóa - 5 chuyên ngành này đều là kỹ thuật nên không có sự khác biệt về năng lực học tiếng Anh của sinh viên.

* Năm học- năng lực

Sig = 0,854 > 0,05 Khi vào học đại học sinh viên học năm thứ nhất và thứ hai về kỹ năng nghe không có sự khác biệt. Đây là điều đáng báo động cho việc giảng dạy sinh viên các năm học, vì càng chuẩn bị ra trường sinh viên càng phải có năng lực về ngoại ngữ và cần được đầu tư học nhiều hơn nữa để chuẩn bị cho việc sử dụng tiếng Anh khi ra trường.

Yếu tố “giới tính” với sig > 0,05 có nghĩa là không có sự khác nhau ý nghĩa về năng lực giữa sinh viên nam và sinh viên nữ thuộc nhóm có 282 thí sinh tham gia làm bài lần kiểm tra này; tuy nhiên để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả phân tích sâu hơn năng lực nhóm thí sinh nam và nữ cụ thể như sau:

Năng lực thí sinh

Số người tham gia Giá trị trung bình Sai số của GTTB Độ lệch

chuẩn nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị Số người kiểm tra Không xác định Nữ 84 0 -0,091 0,089 0,814 -1,81 3,37 Nam 165 1 -0,192 0,057 0,733 -2,17 1,80

+ Mức điểm trung bình của NAM thấp hơn NỮ

+ Điểm tối thiểu và tối đa của NAM cũng thấp hơn NỮ rất nhiều

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy, với yếu tố sig > 0,05 các yếu tố: giới tính ,

dân tộc và chuyên ngành, quê quán, năm thứ nhất, thứ hai không có tác động đến năng lực của thí sinh.

77

3.3. Phân tích thông tin định tính (qua phỏng vấn)

a. Kết quả phỏng vấn sinh viên

Nhiều sinh viên đưa ra câu trả lời rất xác thực và cụ thể, đáng tin cậy và có giá trị cho nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp, lời khuyên để học nghe tiếng Anh tốt hơn.

Ở câu hỏi 1: Với những sinh viên nghe kém, họ trả lời chỉ học 1 tuần 1 buổi hoặc 120 phút/ tuần. Với những sinh viên có năng lực cao cho biết, mỗi ngày em dành 2 giờ để nghe tiếng Anh. Có thể nghe nhạc hoặc xem phim; với những sinh viên có năng lực thấp chỉ đều nghe ở lớp hoặc những bài giáo viên giao theo giáo trình.

Câu hỏi số 3 tác giả nhận được câu trả lời rất đáng ngạc nhiên, khác với sự mong đợi của tác giả. Khi được hỏi em làm gì trước và trong khi nghe, những sinh viên năng lực thấp đều trả lời, em chuẩn bị bút và giấy và chờ băng chạy thì bắt đầu nghe. Còn những sinh viên khá khi được hỏi, đều trả lời rằng các em đọc trước câu hỏi, suy nghĩ về nội dung bài nghe. Nếu trong trường hợp tự nghe, hoặc nghe nhạc, xem phim các em sẽ tua đi tua lại những chỗ không nghe được để đoán từ. Tác giả đánh giá rất cao ý kiến này của sinh viên.

Nhận xét về các yếu tố khiến sinh viên khó nghe bài khóa, đó là về vốn từ vựng, tốc độ lời nói và đặc biệt là cách phát âm. Trong khi đó giọng người nói và cấu trúc câu không thấy được đề cập đến. Một sinh viên cho biết: “nhiều khi nghe thấy rất khó. Em nghĩ chắc do mình phát âm không chuẩn nên khi nghe người đọc chuẩn mình thường không hiểu, nhiều khi người nói nói quá nhanh hoặc đúng ngữ điệu bản ngữ, mình đọc sai, nghe không quen nên hay bị nhầm sang từ khác.”

Mong muốn của sinh viên khi học nghe tiếng Anh là được học cách đọc và phát âm cho chuẩn, vì phát âm đúng từ và ngữ điệu thì sẽ nghe dễ dàng hơn. Đồng thời sinh viên cũng bày tỏ mong muốn được chỉ cách nghe như thế nào cho hiệu quả như trong khi nghe đoạn hội thoại, cách phát âm và cấu trúc trong khi giao tiếp.

Các giải pháp được các em đề cập đến để nâng cao kỹ năng nghe, đó là sinh viên nên nghe nhiều tiếng Anh từ nhiều lĩnh vực, có thể luyện tập qua nói chuyện

78

với người nước ngoài, nghe nhạc tiếng anh mình yêu thích, khi có thể nên nói tiếng Anh thật nhiều để phát âm cũng như giao tiếp được tốt hơn. Một phương pháp khác đó là tự trau dồi từ vựng và học ngữ pháp trên mạng, tham gia các câu lạc bộ nói tiếng anh ở Hà Nội, tham gia các khóa học ở các trung tâm ngoại ngữ

b. Kết quả phỏng vấn giảng viên

Câu hỏi 1: Khác với mong muốn của sinh viên, các giảng viên chỉ khuyến khích

sinh viên nghe từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất

Câu hỏi 2: Giảng viên khuyến khích nên học nghe ở mọi nơi, mọi lúc, và qua nhiều

nguồn khác nhau: xem phim, nghe nhạc, nghe theo giáo trình....

Câu hỏi 3:

-Trước khi nghe:

Trước khi 1 bài khóa hay chủ đề nào đó, người học có thể tìm hiểu trước các từ vựng liên quan đến chủ đề đó để khi nghe phòng trường hợp nhiều từ mới quá Khi làm 1 bài test: người học cần đọc thật nhanh để nắm được chủ đề của bài nghe đó. Nếu không có thời gian để đọc câu hỏi và câu trả lời của từng câu, thì nên đọc lướt thật nhanh các câu hỏi, không cần đọc các phương án trả lời

- Trong khi nghe:

Giữ tâm trạng bình tĩnh, không quá lo lắng, tập trung nghe và cố gắng bắt được những từ khóa, nhớ chủ đề của bài nghe, các câu hỏi vừa đọc, có thể ghi nhanh lại 1 vài ý, hay những con số.

Câu hỏi 4: Đa số sinh viên gặp khó khăn trong khi nghe vì cách phát âm của họ

khác với cách phát âm mà người học đã được học, đa số là khi học từ vựng sinh viên đã phát âm sai, đọc từ ko có trọng âm, nên khi nghe cả câu, ko nghe được ra là họ nói gì, và do cách đọc nối các từ với nhau, người học không nhận ra được từ vựng.

Câu hỏi 5: Nghe tiếng anh bất kể lúc nào thuận tiện, có cơ hội được nghe, được

nhìn, được xem và được nói chuyện bằng Tiếng Anh, để rèn phản xạ nghe. Ngoài ra nên học các kĩ năng làm bài nghe, cách xác định từ khóa, ngữ cảnh bài nghe. Sau khi nghe xong, cố gắng học từ vựng, tập đọc lại theo ngữ điệu của bài nghe, có thể

79

đọc lại từng câu, hoặc đoạn văn, chú ý đến cách phát âm, ngữ điệu, cách nối giữa các từ. Đặc biệt cần phải luyện tập kiên trì trong 1 thời gian nhất định ...

3.4. Kết luận về năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên

Một phần của tài liệu Năng lực tiếng Anh của sinh viên các trường đại học trước yêu cầu của một nền kinh tế tri thức. Thực trạng và những giải pháp (Trang 66 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)