8. Phạm vi nghiên cứu
2.5.2. Phiếu phỏng vấn:
a. Mục đích và đối tượng phỏng vấn:
Trong quá trình giảng dạy kỹ năng nghe tiếng Anh tại Trường Đại học Phương Đông, và sau khi thực hiện bài kiểm tra tại các lớp, tác giả nghiên cứu có đặt ra câu hỏi thăm dò với sinh viên: “Trong 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, bạn thấy kỹ năng nào khó nhất?” Hầu hết các sinh viên khi được hỏi đều trả lời rằng, kỹ
năng nghe là khó nhất trong các kỹ năng giao tiếp. Tác giả tiếp tục đặt câu hỏi: “Tại
sao bạn lại không nghe được những gì người nói trong băng?” Kết quả thăm dò cho thấy, tất cả các sinh viên đều sợ và ngại học kỹ năng nghe vì thấy khó nhưng chưa giải thích được, thời lượng học nghe ít, kỹ năng nghe chưa được chú trọng mà tập trung chính vào ngữ pháp.
Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của việc nghe kém và các giải pháp nâng cao kỹ năng nghe nhìn từ góc độ mong muốn của sinh viên cũng như của giảng viên, tác giả thực hiện phỏng vấn với các sinh viên có điểm nghe rất kém, rất khá, và trung bình trong lần kiểm tra năng lực. Đồng thời, để nghiên cứu đa chiều và có tính thuyết phục hơn tác giả tiếp tục phỏng vấn ý kiến của các giảng viên giảng dạy tiếng Anh cho các khoa không chuyên Anh Trường Đại học Phương Đông. Với giả thiết nghiên cứu trong trường hợp nghe học thuật ở Trường, không phải những tình huống giao tiếp trong đời sống hằng ngày.
b. Các nội dung phỏng vấn * Phỏng vấn sinh viên
69
Với mục đích tìm ra những nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng nghe tiếng Anh còn kém ở sinh viên, tác giả đặt ra 5 câu hỏi mở để hiểu kỹ hơn những ý kiến của sinh viên, trên cơ sở đó có những hướng cải thiện.
Câu hỏi 1: Bạn dành bao nhiêu thời gian trong ngày/ tuần/ tháng để học kỹ năng nghe tiếng Anh?
Câu hỏi 2: Bạn học nghe tiếng Anh từ những nguồn nào? (Ở trường/ ở nhà/ ở trung tâm; xem TV/ xem phim/ nghe đài/ nghe ca nhạc/ nghe theo băng, đĩa, giáo trình…)
Câu hỏi 3: Trước khi nghe và trong khi nghe tiếng Anh bạn thường có những hoạt động gì?
- Trước khi nghe:
- Trong khi nghe:
Câu hỏi 4: Bạn thấy nghe tiếng Anh khó ở chỗ nào? (giọng người nói, tốc độ lời nói, từ vựng, cấu trúc, cách phát âm…)
Câu hỏi 5: Bạn mong muốn được giúp đỡ thế nào ở kỹ năng nghe tiếng Anh? (sự giúp đỡ của giảng viên và của bạn bè)
Câu hỏi 6: Theo bạn, sinh viên nên làm gì để cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh của mình?
* Phỏng vấn giảng viên
Kết quả phỏng vấn sẽ không khách quan và chặt chẽ nếu chỉ tìm hiểu ý kiến người học, tác giả mong muốn nghe ý kiến từ người dạy và đề xuất các câu hỏi phỏng vấn sau với giảng viên:
Câu hỏi 1: Sinh viên nên dành bao nhiêu thời gian trong ngày/ tuần/ tháng để học kỹ năng nghe tiếng Anh?
Câu hỏi 2: Sinh viên nên học nghe tiếng Anh từ những nguồn nào? (Ở trường/ ở nhà/ ở trung tâm; xem TV/ xem phim/ nghe đài/ nghe ca nhạc/ nghe theo băng, đĩa, giáo trình…) Câu hỏi 3: Trước khi nghe và trong khi nghe tiếng Anh sinh viên nên có những hoạt động gì?
- Trước khi nghe:
- Trong khi nghe:
Câu hỏi 4: Sinh viên thường gặp khó khăn gì khi nghe tiếng Anh? (giọng người nói, tốc độ lời nói, từ vựng, cấu trúc, cách phát âm…)
70
CHƯƠNG 3. NĂNG LỰC NGHE TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
Với những ý kiến của các giảng viên tiếng Anh, và kết quả phân tích thử nghiệm, tác giả đã điều chỉnh lại bộ công cụ bằng cách điều chỉnh lại câu 16 và bổ sung thêm 2 câu hỏi: câu 17 và câu 22. Với sự giúp đỡ của các giảng viên phụ trách các lớp, tác giả trực tiếp quan sát và tiến hành test năng lực của 10 lớp sinh viên thuộc các chuyên ngành: Kiến trúc, công nghệ thông tin, kinh tế xây dựng, xây dựng dân dụng, cơ- điện tử. Quá trình Test thực hiện theo các bước:
- Giới thiệu bài Test và mục đích bài Test: - Phát câu hỏi thi và phiếu trả lời
- Bật băng, bắt dầu nghe
- Sau khi hết part 4 sinh viên có 5 phút để viết đáp án vào phiếu trả lời
Các bước trên được tiến hành như nhau tại các lớp môn học. Kết quả bài thi sau đó được nhập vào phần mềm SPSS và xử lý, kết quả phân tích được tổng hợp như sau: