TÊN BÀI: Lập trình hướng đối tượng MÃ BÀI: ITPRG

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập trình với Visual Basic (Nghề Lập trình máy tính): Phần 2 - Tổng cục dạy nghề (Trang 28 - 29)

C. SỬ DỤNG CÁC HÀM AP

TÊN BÀI: Lập trình hướng đối tượng MÃ BÀI: ITPRG

MÃ BÀI: ITPRG11

11.1 Giới thiệu

Từ đầu quyển đến giờ, chúng ta chỉ sử dụng biến để chứa những dữ liệu tạm thời trong ứng dụng, chẳng hạn như những giá trị do người sử dụng nhập vào qua giao diện. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ của VB. VB 6 thực chất là một cơng cụ lập trình hướng đối tượng rất mạnh.

Bạn có thể cho rằng kỹ thuật này vượt quá khả năng một người mới học lập trình VB. Tuy nhiên, khơng hẳn như vậy. Lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programming – OOP) giúp lập trình dễ dàng hơn.

Các ví dụ dùng trước đây được lập trình theo kiểu lập trình cổ điển. Điều này khơng có gì sai bởi vì đây là những chương trình nhỏ và việc sử dụng OOP cho chúng cũng không phù hợp. Với kiểu lập tình cổ điển, cịn gọi là Phát triển phần mềm theo cấu trúc (Structured Software Development), ta phải xác định dữ liệu cũng như cách thức để xử lý dữ liệu trong ứng dụng. Một giao diện người sử dụng được cung cấp để hiển thị và nhận dữ liệu từ người sử dụng, sau đó, các hàm và thủ tục con được xây dựng để thực sự xử lý dữ liệu. Điều này có vẻ đơn giản. Để giải quyết một vấn đề lớn, ứng dụng chia thành nhiều vấn đề nhỏ để giải quyết một vấn đề lớn, ứng dụng chia thành nhiều vấn đề nhỏ để giải quyết trong các hàm / thủ tục.

OOP hơi khác một chút. Với lập trình có cấu trúc, cách thức xây dựng ứng dụng, cách chúng kết

hợp ở mức chương trình rất khác biệt với thực tế cuộc sống. Lấy một ứng dụng tính lương làm ví dụ. Khi nhân viên được nhận vào làm việc, các thơng tin về nhân viên đó sẽ được nhập vào hệ thống tính lương. Sử dụng kỹ thuật lập trình có cấu trúc, ta sẽ dùng một biểu mẫu để chứa các thông tin của nhân viên và viết chương trình để copy tất cả thơng tin đã nhập vào biểu mẫu đó vào CSDL chứa ở đâu đó trên mạng cơng ty. Để tạo ra phiếu trả lương, ta cần có một biểu mẫu in phiếu trả lương cho phép NSD chương trình chọn một nhân viên sẽ trả lương, rồi viết chương trình để thu thập tất cả thơng tin từ CSDL và định dạng nó rồi đưa ra máy in.

Ta có thể thấy rằng, giải pháp này nặng về kỹ thuật và nghiêng về xử lý máy tính hơn là cách thực hiện trong thực tế cuộc sống. Lập trình hướng đối tượng sẽ làm cho mọi chuyện trở nên đơn giản hơn nhiều.

Với OOP, ta viết một chương trình dựa trên các đối tượng của thực tế cuộc sống. Ví dụ, nếu ta đang viết một ứng dụng tính lương, đối tượng mà ta cần làm việc sẽ là phịng ban và nhân

viên. Mỗi đối tượng này có các thuộc tính: ví dụ, một nhân viên có tên và số; một phịng ban có

vị trí và trưởng phịng. Thêm vào đó, có một số phương thức để phịng phát lương áp dụng cho các đối tượng trên - mỗi tháng một lần, nó quyết định áp dụng phương thức phát lương cho các đối tượng nhân viên. Lập trình OOP cũng tương tự như thế: Ta quyết định đối tượng nào là cần thiết, đối tượng có những thuộc tính nào, và ta sẽ áp dụng những phương thức nào cho đối tượng.

Ta có thể thấy rằng, đây là giải pháp hết sức gần gũi với những vấn đề của thực tế cuộc sống mà ta thường xuyên gặp phải. Nhân viên được xem là đối tượng trong một ứng dụng, và phòng ban là đối tượng có liên quan với nhân viên.

Với lập trình có cấu trúc, ta có xu hướng xem dữ liệu và cách thức xử lý dữ liệu là hai phần tách biệt nhau, hoàn toàn khác với các đối tượng và cách xử lý trong thực tế cuộc sống mà ta vẫn thường làm. Với OOP, ta đóng gói dữ liệu và các chức năng xử lý dữ liệu trong một đối tương (Object) giống hệt với đối tượng trong thực tế cuộc sống. Nhân viên có tên và địa chỉ, vì vậy, đây sẽ là các thuộc tính của đối tượng Nhân viên - dữ liệu. Nhân viên có thể được nhận việc và bị đuổi việc, vì vậy, đây sẽ là các phương thức của đối tượng Nhân viên – chức năng.

Bằng cách chia ứng dụng thành nhiều đối tượng và phát triển trên các đối tượng, kỹ thuật này gần gũi hơn với đời sống. Nó giúp tạo ra những chương trình dễ đọc dễ bảo trì. Kỹ thuật này cũng là chọn lựa của nhiều công ty lớn phát triển trong phần mềm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập trình với Visual Basic (Nghề Lập trình máy tính): Phần 2 - Tổng cục dạy nghề (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)