Huỷ đối tượng

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập trình với Visual Basic (Nghề Lập trình máy tính): Phần 2 - Tổng cục dạy nghề (Trang 34)

C. SỬ DỤNG CÁC HÀM AP

4. Huỷ đối tượng

Sau khi sử dụng một đối tượng và không cần dừng nữa, ta cần huỷ nó đi. Điều này đặc biệt quan trọng khi ta sử dụng nhiều đối tượng trong ứng dụng. Nếu không huỷ đối tượng, sự hao hụt vùng nhớ sẽ làm giảm khả năng hoạt động của ứng dụng. Ta dùng dòng lệnh sau:

Set <đối tượng> = Nothing

Nơi lý tưởng để huỷ một đối tượng là trong sự kiện Unload của biểu mẫu. Ví dụ:

Private Sub Form_Unload (Cancel As Integer) Set A_Box = Nothing

End Sub

G. Biến đối tượng

Cho đến bây giờ, ta chỉ tham chiếu đến điều khiển hay biểu mẫu thông qua tên ta đặt cho chúng lúc thiết kế. Cách làm này chỉ phù hợp đối với các chương tình đơn giản. Đặt đối tượng vào biến và tham chiếu đến nó bằng tên biến cho phép ta sử dụng cùng đoạn chương trình cho vơ số các instance khác nhau của một kiểu đối tượng.

Với biến đối tượng ta có thể:

o Tạo điều khiển mới trong lúc thi hành.

o Copy điều khiển để sinh ra một instance mới của điêu khiển hiện hành.

o Tạo bản sao biểu mẫu cùng tên, cùng điều khiển và chương trình; nhưng từng biểu mẫu chứa và xử lý những dữ liệu khác nhau – tương tự nhiều tài liệu trong ứng dụng của Word hay nhiều bảng tính trong Excel.

Biến đối tượng cung cấp khả năng xây dựng các thủ tục tổng quát để xử lý với những điều khiển nhất định. Ví dụ, một thủ tục kiểm tra dữ liệu của hộp văn bản chỉ dùng trong trường hợp tên điều khiển được chỉ ra trong chương tình. Tuy nhiên, để thủ tục trở thành độc lập với điều khiển bất kỳ, ta xem điều khiển như một biến đối tượng.

Dim NewEmployee As New cEmployee

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập trình với Visual Basic (Nghề Lập trình máy tính): Phần 2 - Tổng cục dạy nghề (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)