Giải pháp về hướng dẫn áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng (Trang 75 - 76)

Về áp dụng pháp luật: Đối với khung hình phạt phân bổ theo tác giả chưa hợp lý về tình tiết định khung “Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi”. Bởi lẽ

tại khoản 1 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định độ tuổi bị xâm hại tình dục trái ý muốn của bị hại từ 13 đến dưới 16 tuổi hoặc mọi hành vi xâm hại tình dục đối với bị hại dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, nhà làm luật lại bỏ qua khoản 2 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 mà quy định tình tiết định khung “Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi” tại khoản 3 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 với khung hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Tạo nên khoảng cách rất lớn đối với quy định tại khoản 1 Điều 142 và khoản 3 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo tác giả nên đưa tình tiết định khung “Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi” về khoản 2 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 sẽ phù hợp với việc phân hóa tội phạm.

Liên quan đến khung hình phạt theo quy định tại Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cần có hướng dẫn áp dụng mức hình phạt cụ thể hợp lý hơn.

Hiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều 142 BLHS 2015 có mức hình phạt chồng lấn nhau, khoản 1 “từ 7 đến 15 năm” khoản 2 “từ 12 đến 20 năm” nên khi áp dụng khi người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ khi phạm tội dẫn đến trường hợp người phạm tội tại khoản 1 có thể mức án cáo hơn người phạm tội ở khoản 2. Về mặt khoa học pháp lý thì khơng có gì sai, nhưng nhìn theo góc độ xã hội thì có điều gì đó cảm thấy chưa tương xứng và đặt vấn đề tiêu cực trong cơ quan tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)