Tang lễ đồng bào Tây Bắc

Một phần của tài liệu Bài thảo luận Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam Đại học Thương mại (Trang 26 - 34)

3.1. Dân tộc Tày

Quan niệm của người Tày về tục ma chay, thầy Tảo

Theo tộc người Tày con người sinh ra đã có linh hồn vả việc tổ chức ma chay là không thể thiếu đề tiễn đưa linh hồn người chết trở về với tổ tiên và được siêu thoát. Tục ma chay là phong tục mang đậm tín ngưỡng tơn giáo của cộng đồng tộc người Tày ở Cao Bằng. Việc tổ chức lễ ma chay linh đình cho người chết được coi là sự báo hiếu, ghi nhớ công ơn nuôi dưỡng, mang ý nghĩa luôn nhớ về cội nguồn, tổ tiên, khắc sâu đạo lí " uống nước nhớ nguồn". Làm ma chay là lĩnh vực thuộc lĩnh vực tâm linh nhằm thõa mãn nhu câu tình cảm của con người với con người, là cách thể hiện tình cảm và lịng biết ơn của người cịn sống với người q có, tổ tiên.

Thầy Tào là người thầy cúng tại các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, Việt Nam có đơng người dân tộc thiểu số sinh sống. Là một chức năng về tín ngưỡng cao hơn cả thầy mo, trong các bản làng. Thầy Tào còn là người hiểu biết nhiều về văn hóa của dân tộc, biết chữ nho, bởi họ là những người ghi lại được những câu truyện cổ dân gian, các câu tục ngữ, các làn điệu dân ca của cư dân và truyền lại văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng bào tin rằng các ông thầy Tào có khả năng dùng phép thuật trừ được ma cứu người.

Cuộc sống tinh thần của người Tày, thầy Tào ở đẳng cấp cao nhất. Họ là những người có khả năng liên thơng với thế giới linh hồn và thần thánh. Thầy Tào có rất nhiều cơng việc, nhưng công việc quan trọng bậc nhất – đưa linh hồn người chết về nơi yên

ý nghĩ. Nếu ý nghĩ của bạn chân thành, trong sáng khi chết đi, linh hồn bạn sẽ rực rỡ ánh hào quan, bay lượn tầng cao nhất của thế giới thần linh. Cịn khi sống bạn có ý nghĩ xấu xa, cũng có nghĩa linh hồn bạn nặng nè, đen tối và bị chìm xuống tầng thấp nhất của thế giới linh hồn. Và cái thế giới tối tăm đó rất gần với thế giới vật chất của con người vì thế nó ln đau đớn.

Nghi lễ cổ truyền đám tang của người Tày

- Nghi lễ khi phát tang đến khi đưa tang

Tộc người Tày có đời sống tính ngưỡng tâm linh phong phú,họ quan niệm thế giới có hai cõi: cõi người đang sống là cõi mường gắn, cõi người chết đến là cõi mường phi. Họ cũng coi con người có cả phần xác và phần hồn (khoăn), con trai có 7 khoăn, con gái có 9 khoăn. Họ cịn quan niệm khi bị ốm tức là khoăn đi chơi, lạc đường về, còn khi chết đi là khoăn đã rời bỏ thân xác, và phải làm ma cho họ.

Trong thủ tục làm đám, gia đình phải mời từ 1-3 thầy Tào đến làm lễ cho người đã khuắt.

Lễ rửa mặt cho người chết: khi gia đình có người chết, con cháu phải nhịn ăn để tỏ lòng đau đớn và thương tiếc cho người đã khuất và gia đình khơng được phép khóc cho đến khi thầy Tào đến làm lễ khâm niệm và nhập quan cho người chết. Vì họ quan niệm rằng khi mới chết linh hồn người chết vẫn quanh quần trong nhà nên khi người nhà khóc làm cho linh hỗn khơng muốn rời đi và khơng được siêu thốt. Khi có người chết gia đình báo tin cho họ hàng và tiến hành tắm rửa cho người chết. Người tắm rửa cho họ phải là em trai, con trai, hoặc cháu trai và phải tắm cho người chết bằng lá thơm và mực quấn áo mới cho họ, theo tục lệ nam thì mặc 7 áo, nữa mặc 9 áo. Sau đó đút một chiếc thìa bằng bạc trắng vào miệng người chết để tránh họ phát ngôn bừa bãi làm hại đến con cháu. Xong xi gia đình phải đặt người chết nằm trên chiếc chiếu lật mặt trái, đầu kê gối quay về phía ban thờ rồi bng màn.

Lễ khâm niệm: Lễ khâm niệm do thầy tảo đảm nhiệm và giờ niệm phải tránh giờ sinh của con cháu trong gia đình, và phải quấn cho người chết 1-2 tấm vải trắng. Trải ít tro bếp sạch tượng trưng cho vật thiêng bảo vệ người chết, một ít lúa giống đốt cháy

tượng trưng cho lúa giống chia cho người chết, đầu kê gối đặ nằm trên chiếc chiếu đã được đặt 1 góc đề trên ban thờ.

Sau khi nhập quan thảy tào làm phép thu linh hồn người chết vào áo quan và làm phép thu linh hồn người sống lại để khơng vì thương nhớ người đã chết mà đi theo. Sau đó thầy tào niệm chú với bó đuốc sáng và trống chiêng dồn dập, người nhà nâng bốn góc chiếu lên đưa xác vào quan tải và đọc tờ phan ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, ngày mắt cùng lời căn dặn người còn sống, tờ phan sau khi đọc xong sẽ được đặt trong quan tài.

Lễ thụ tang: sau khi niệm con cháu được phép ăn cơm bốc bằng tay với muối để lá chuối và phát tang cho con cháu họ hàng. Con trai mặc áo trắng, quân lộn trái bằng vải trắng tự dệt, đầu đội khăn vuông trắng, bên trong đội mũ rơm, tay chống gậy, đeo dao nhọn. Con gái con dâu mặc váy trắng, đầu đội mũ vải trắng, che kín mặt.

Lễ dâng cơm: dâng vào thời gian các bữa ăn hàng ngày gồm rượu thịt đặt trước linh cữu, chờ con cháu tụ tập đông đủ thầy Tảo xúc thịt cơm mời vong linh rồi đặt vào 2 ống nứa để dưới chân linh cữu, hôm đua tang sẽ đem teo đi chôn.

- Nghỉ lễ khi đưa tang

Trước khi đưa người chết đi chôn thầy Tào phải chọn giờ tốt. Thầy Tào yểm nắm gạo rồi vãi qua trên nhả táng ý bảo linh hồn người chết chuẩn bị xuất hành. Khi quan tài được khiêng ra cửa các con trai phải năm phù phục ở cửa và dưới cầu thang 3 lần đầu hướng vào nhà vả cho quan tải đi qua, đi được nửa đường thì con gái cũng phải nằm phù phục như vậy. Đồn đưa ma có một người cảm bó đuốc đi trước để dẫn đường, phía sau con cháu cằm chướng, cây hoa thiên lí và cây tiền, những người trong tang lễ khiêng áo quan, chủ tang và con cháu trong gia đình, thầy tào cẩm cành phan. Khi ra đến cửa bản người ta quay hướng cửa nhà táng về hướng nhà đê người chết chảo từ biệt gia đình, hàng xóm.

- Nghi lễ khi chôn cất

chết, người ta để quán áo, chăn màn, xôi gạo...vào một cái xọt để trong huyệt cho người chết đem theo. Con trai trưởng xúc một xẻng đất đầu tiên lấp cho bố mẹ. Người làng giúp lắp mộ người chết xong người ta đặt một chén rượu cùng một cây hương rồi đặt một ngơi nhà bằng cây chuối có lợp mái.

Sau đó gia đình và người đưa tang trở về nhà tang chủ và kiêng khơng ngối đầu lại để tránh linh hồn người chết theo họ về nhà vả khơng được khóc. Thầy Tào ở lại làm nốt thủ tục yên mộ. Khi đó con cháu người chết đã làm trịn bổn phận và về nhà làm cơm thiết đã người dân đến dự tang lễ. Đến 12 giờ hơm đó, gia đình mang cơm, rượu thịt ra thắp hương cho người đã khuất.

Con cháu phải làm lễ chuộc hồn cho người chết 3 lần trong 30 ngày, 1 năm và 3 năm lễ chuộc hồn cuối cùng là lễ mãn tang. Trong lễ chuộc hồn, ma người chết sẽ nhập vào bà Then để báo tin về cuộc sống ở thế giới hồn ma cho người sống biết.

Giá trị của đám tang của tộc người Tày

Đối với tộc người tày, việc tổ chức đám tang cho người nhà đã khuất là thể hiện tắm lịng biết ơn, kính trọng và cũng là một hình thức tưởng nhớ đến người chết, ghi nhớ ông ơn sinh thành dưỡng dục, nhớ về cội nguồn. Đó cũng là cách thể hiện văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập qn của tộc người Tày.

3.2. Dân tộc Thái

a) Người Thái đen

Người Thái đen vẫn giữ nghi thức hỏa táng khi người thân qua đời. Bốn khối củi được xếp vuông vắn tại khu nghĩa trang của bản mà người Thái gọi là “rừng ma”. Sau khi cơng đoạn hỏa thiêu hồn tất, xương sẽ được rửa bằng rượu xếp vào một chiếc chum sành và chôn xuống một ngôi mộ đào sẵn trong “rừng ma”.

Tục hoả táng của đồng bào Thái đen đến nay vẫn được lưu truyền một số địa phương vùng Tây Bắc. Trước đây lễ hoả táng của đồng bào kéo dài 3 ngày, 2 đêm, mất nhiều thời gian công sức, tiền của. Ngày nay, thực hiện nếp sống văn hoá, đồng thời để tiết kiệm thời gian và chi phí, bà con đã chọn thực hiện hỏa táng trong một ngày.

Hoả táng theo người Thái đen gọi là “Siêu”. Khi trong bản có người qua đời, việc hoả táng sẽ được bà con chuẩn bị theo nghi thức tang lễ của bản. Tại nghĩa địa nơi sẽ chôn cất người qua đời, người ta chuẩn bị đống củi chất cao quá đầu người, củi khô, củi tươi xếp chồng lên để khi đốt, lửa không tàn nhanh, cháy đều, cháy hết, linh hồn người quá cố mới siêu thoát.

Hoả táng do đồng bào Thái quan niệm người mất được tắm lửa mới được sạch sẽ, siêu thoát. Đồng bào quan niệm khi con người về với tổ tiên thì phải sạch sẽ nên mới hoả táng.

Trong lễ hoả táng khơng thể thiếu con trâu hoặc con bị. Cúng tế xong, con trâu hoặc con bò được mang đi giết mổ làm thịt cho dân bản ăn. Còn thủ trâu sẽ được cắt treo ở nhà mồ. Mọi thủ tục được làm xong, ông mo cùng con cháu người đã khuất ra nghĩa địa nơi hoả táng nhặt xương cốt cho vào vại hoặc tiểu. Xương cốt được rửa bằng rượu trắng sau đó cho vào túi vải khâu lại, trong túi vải có luồn cuộn tơ tằm thịng lọng ra ngồi. Cúng tế xong hài cốt được chơn chặt, nhà mồ được dựng lên cùng các đồ vật, đồ lễ cho nhà mồ đầy đủ sắc màu. Đồng bào quan niệm sợi dây tơ tầm là sợi dây nối âm dương, để cho hồn người đã khuất bay ra, hồn thiêng thì về nhà phù hộ, độ trì cho con cháu.

b) Người Thái trắng

Cái chết là một tổn thất đau thương lớn đối với gia đình và cộng đồng thì tâm trạng của mọi người cũng đã phần nào được an tâm vì dân tộc Thái quan niệm người chết sẽ theo tổ tiên lên trời, nhưng để được toại nguyện thì trong đám ma của người Thái (ngành Thái trắng) có những quy định hết sức nghiêm ngặt, chặt chẽ bắt buộc những thành viên trong gia đình và cộng đồng phải noi theo.

Trong đám ma của người Thái trắng có một quy định bất thành văn đó là khi trong nhà có người già chết thì nhất thiết cháu rể, con rể, em rể - lu khươi phải là người vào bếp nấu nướng, phục vụ những người đến tham dự lễ tang, trước khi lễ tang chính thức được bắt đầu những người có trách nhiệm bên nhà có người chết phải sang xin

ví dụ ơng trong nhà mất, thì bố vợ phải sang nói chuyện với bên nhà thơng gia để con rể đi giúp.

Có một điều kiêng kỵ nữa là là khi trong dịng họ có người chết tất cả các gia đình trong dịng họ trừ gia đình có người chết khơng được mài dao từ 5h chiều đến hết 3 ngày làm lý cho đám tang vì họ quan niệm nếu mài dao trong khoảng thời gian này thì, ơng bà cho rằng đó là những người con cháu người bất hiếu mong ông bà chết để được mổ trâu, mổ lợn làm ma cho ông bà.

Một tục lệ nữa là khi trong gia đình có người mất thì những chiếc cuốc, xẻng, xà beng đi đào huyệt cho người chết, khi đào xong các dụng cụ này mang về sẽ phải để ở chân cầu thang, nếu người mất là bố mẹ thì để ở chân cầu thang bên gian hng cịn người mất là con cháu thì để ở cầu thang bên mang hẩ, khi người chết đã được mai táng xong thì người trong gia đình phải lấy lá cây phủi vào các công cụ lao động này để xua đi những xui xẻo thì các cơng cụ này mới được đặt vào chỗ cũ.

Việc tham gia vào đám ma là một sự bắt buộc đối với toàn thể nhân dân trong bản, đây là một sự bắt buộc theo hương ước và cũng là tình cảm trách nhiệm giữa con người với con người và nhân dân trong bản, mỗi gia đình trong bản phải đóng góp 10.000đ và mang đến góp gạo, củi..với gia đình hoặc cũng có thể đóng góp thêm, việc đóng góp này được trưởng bản ghi vào danh sách, còn đối với những người trong họ hàng phải đóng bắt buộc là 50.000đ và cũng có thể đóng góp hơn số tiền đóng góp này được một thành viên trong gia đình ghi vào sổ.

Đối với con cháu trong nhà, ngồi khoản tiền phải đóng góp mỗi người con khơng phân biệt dâu, rể, con đẻ mỗi người phải đóng góp cho người quá cố một con lợn người nào kinh tế khá thì lợn to và ngược lại đây là phần đóng góp để giúp gia đình nào ni người q cố đỡ phần nào chi phí vì khách qua lại trong, ngồi bản rất đơng và trong mấy ngày liên tục.

Nếu là họ hàng với người quá cố còn có thêm chi tiết để phân biệt với nhân dân trong bản ở chỗ đã là họ hàng (đẳm) thì con trai đều phải dắt con dao đeo ở bụng để làm nhiều việc.

Do số lượng người tham gia đám tang rất đông chỉ riêng những người trong bản đã có số lượng lớn, chưa kể anh, em họ hàng, những người ở xa và những người bạn, bên cạnh đó trong đám ma người Thái có lý riêng đã đến đám tang là phải ăn uống với gia đình người chết và đã là họ hàng – đẳm khi đến đám tang phải ngủ lại nhưng không được ngủ ở đâu khác mà phải ngủ ở nhà người chết, vì người Thái quan niệm quý nhau thì lúc này phải ở với nhau cho đỡ buồn và cịn có lý do tế nhị hơn là ở lại sẽ đông người nên hồn ma sợ và sẽ không về để trêu chọc những người thần hồn nát thần tính, đặc biệt đối với những người khi sống mà vui tính thì sẽ hay về để trêu và quấy rối mọi người vả lại những người phụ nữ là những người yếu bóng vía nên càng phải cần đơng người, do vậy mới có câu tục ngữ “ba năm ở rể, không bằng ba ngày đám tang”.

Việc đặt quan tài người chết cũng có quy định rõ ràng, nếu người chết là chủ gia đình thì sẽ được đặt ở gian giữa (hẩu pính), cịn khơng thì khi sống nằm ở gian nào thì khi chết sẽ được đặt ở gian đó.

Trong đám ma có kiêng đối với những người tham gia vào đám tang là mỗi người không được động vào thân thể người khác đặc biệt là vào đầu bởi người Thái quan niệm nếu sờ vào người sẽ gây ra ốm đau và người gây ra sư động chạm này phải làm lý một con gà hoặc con lợn tùy thuộc vào người bị ốm nặng hay nhẹ.

Việc mặc quần áo cũng có sự phân biệt để dễ dàng nhận biết sự thân sơ đối với người quá cố qua cách ăn mặc. Đối với con trai mặc quần, áo trắng và đeo khăn tang trắng; con rể mặc áo trắng và đeo khăn trắng; cháu rể đội khăn trắng; con dâu, cháu dâu, con gái mặc áo dài đen (xửa luông) và đeo khăn trắng, con dâu, cháu dâu có sự phân biệt với con gái áo dài có thêm viền đen.

3.3. Dân tộc Mông

Cũng như các đồng bào dân tộc khác, người Mông vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán truyền thống, trong đó tang ma là một nghi lễ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, là sự tri ân giữa người sống với người đã mất.

Một phần của tài liệu Bài thảo luận Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam Đại học Thương mại (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)