Nhà ở, ẩm thực và trang phục của đồng bào Tây Bắc

Một phần của tài liệu Bài thảo luận Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam Đại học Thương mại (Trang 34 - 52)

4.1. Dân tộc Tày

a) Nhà ở

Người Tày thường cư trú và sinh sống tại nhà sàn với đặc điểm thường thấy là nhà đất mái lợp cỏ gianh. Ở một số vùng giáp biên giới thì sử dụng loại nhà phòng thủ. Trong nhà thường được phân biệt phòng nam ở ngồi, phịng của nữ giới ở trong buồng. Phổ biến nhất thường là loại nhà ở 3 gian, 2 mái.

Họ thường chọn những loại gỗ quý để làm nhà, xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa. Người tày sống tập trung thành bản, thường ở ven các thung lũng, triền núi thấp trên một miền thượng du. Mỗi bản có từ khoảng 20 đến 25 nóc nhà hoặc những bản lớn có số lượng dân cư trú và số lượng nhà ở nhiều hơn.

Thứ nhất: Những kiểu nhà ở của người dân tộc Tày

Kiến trúc nhà ở của người dân tộc Tày tồn tại 4 kiểu nhà ở khác nhau bao gồm: - Nhà Quan ma: Loại nhà sàn thường có 4 gian có đặc điểm là cột được chơn sâu

xuống đất, được biến thể từ kiểu nhà lều để nhằm bảo vệ con người và vật nuôi khỏi thú dữ.

- Nhà Cai Tư: Là kiểu nhà biến thể tiếp của nhà Quan Ma thường có đặc điểm là 5 gian (3 gian chính và 2 gian trái). Cột nhà Cai tư được kê bằng đá tảng - Nhà Con Thong: Là loại nhà sàn được người Tày dùng để ở phổ biến nhất hiện

nay. Nhà Con Thong có tính năng tính năng vượt trội so với những kiểu nhà cịn lại. Bởi không phải sử dụng nhiều cột gỗ to mà chỉ dùng 8 cột gỗ chính và 16 cột quân, diện tích sử dụng của nhà rộng rãi hơn nhà Cai tư rất nhiều. Về kiểu dáng thì nhà Con Thong có thêm một hành lang chạy dọc theo sàn nhà, làm cho ngôi nhà bên cạnh thêm sự vững chãi song vẫn có vóc dáng và tính thẩm mỹ cao.

Thứ hai: Độc đáo với nguyên vật liệu làm nhà ở của người Tày

Vật liệu làm nhà sử dụng phổ biến trong kiến trúc nhà ở của người dân tộc Tày được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Từ cột, ván, sàn, cọ... Người Tày phải có q trình tìm kỹ càng, vào tận rừng sâu, núi cao, để tìm kiếm cho mình loại vật liệu gỗ tốt lâu năm. Thời gian chuẩn bị nguyên liệu để làm nhà có thể là vài ba tháng, nhưng cũng có thể là thời gian kéo dài tới vài 3 năm, chính vì thế mà tập qn du canh du cư hiện nay của người Tày cũng dần ổn định. Họ thường có xu hướng sống tập trung và ổn định tại bản, làng. Để làm nhà, nguyên liệu chủ yếu của người Tày được xử lý theo kỹ thuật truyền thống. Họ ngâm gỗ, tre, nứa tươi dưới nước và bùn trong khoảng thoài gian từ 3 đến 6 tháng trở nên để chống mối mọt. Kết cấu nhà ở của người Tày có sàn cao trung bình khoảng từ 1.8m và độ rộng hơn 100m2. Đối với nhà diện tích như vậy thì mái lợp hết khoảng 6.000 tàu lá cọ. Vách mặt tiền và cửa sổ thường được tạo hoa văn bằng cách đan cải các nan tự nhiên với vác nan nhuộm màu đen. Màu nhuộm cho nhà được tạo từ nhọ nồi trộn với củ nâu giã nát. Những họa tiết hình hoa và hình thoi thường thấy trong kiến trúc nhà ở của người Tày là những motip trang trí phổ biến trên đồ vải và đồ đan của họ. Cũng chính điều này đã tạo ra sự thống nhất từ kiến trúc cho đến phong tục văn hóa ăn mặc của người dân tộc nơi đây! Điều này cũng lại càng chứng tỏ được, vị trí và sức ảnh hưởng thống nhất giữa kiến trúc với những yếu tố văn hóa, phong tục sống của từng nhóm người trong xã hội.

Thứ ba: Về kiến trúc nhà ở truyền thống của Người Tày

- Hướng làm nhà: Người Tày thường rất cẩn trọng trong việc lựa chọn hướng để làm nhà. Hướng của kiến trúc nhà ở của người dân tộc Tày thường tựa lưng vào núi, hướng ra sông, suối.

- Cách bố trí cơng năng sử dụng: Nhà sàn được cấu tạo khn viên riêng, có một nhà chính, có sàn phơi, nhà kho. Khn viên thường chỉ có một cổng duy nhất ở phía chái chính. Thường nhà sàn có 5 gian, 3 gian hoặc 1 gian hai chái, mái chép hình lưỡi rìu, thấp so với mặt sàn.

Nhà sàn của người Tày thường đặt 3 bếp: Một bếp đặt ở gian chính giữa ngơi nhà, đây là bếp chính dùng để tiếp khách và là nơi giữ lửa cho tất cả các gian bếp khác và sưởi ấm cho tồn bộ ngơi nhà. Bếp thứ hai được đặt cạnh giường của người già với mục đích giữ ấm cho mùa đơng. Bếp cuối cùng dùng để chế biến thức ăn. Nếp này thường được dựng trong một khoảng không gian riêng của ngôi nhà.

Trong mỗi thiết kế nhà của người Tày, việc bố trí mặt bằng cơng năng sử dụng, cách bố trí bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp khách, bếp núc cho tới buồng ngủ của các thành viên trong gia đình đều phải thể hiện rõ được ý đồ và những tập quán riêng của họ trong thiết kế nhà ở.

- Cầu thang trong thiết kế kiến trúc nhà ở của người Tày: Cầu thang lên nhà sàn làm bằng gỗ và thường có 9 bậc, mỗi bậc tượng trưng cho một vía của người phụ nữ Tày. Khi đón khách quý chủ nhà phải đi xuống tận chân cầu thang chào mời khách lên nhà, khi khách lên cầu thang, chủ nhà phải đi sau bảo vệ và hướng dẫn cho khách. Điều này trong xây dựng- kiến trúc nhà ở của người Tày thể hiện được sự chu đáo, cẩn trọng trong kiến trúc nhà ở của người Tày.

Cách tính tốn để xây dựng ngôi nhà: Người Tày đã ở nhà sàn từ rất lâu đời, và kiến trúc của một ngôi nhà sàn khá phức tạp. Một ngơi nhà sàn bình thường có 5 gian dọc, 5 gian ngang. Nhà to hơn có thể lên đến 6-7 gian dọc ngang. Việc dựng ngôi nhà sàn cũng đủ cho thấy trình độ tốn học ứng dụng của những người thợ Tày đã đạt đến

thường có 36 cột, 42 cột, 49 cột. Nếu như hướng bản và hướng nhà biểu hiện quan niệm về phong thủy rất rõ thì những ngơi nhà sàn dựng ở trong bản lại thể hiện một kiến trúc rất độc đáo. Ngơi nhà sàn bình thường có 4 mái, với 2 mái chính to rộng và 2 mái nhỏ hai bên.

Để dựng được một ngôi nhà sàn phải chọn miếng đất rộng khoảng 400-500 m2, san thành nền bằng phẳng rồi chôn đá tảng để dựng lên, rồi kê cột. Ngơi nhà sàn bình thường từ 5 - 7 gian, từ 30-56 cái cột, các cột cao khoảng 8-15 m. Mỗi cái cột đều được kê trên một hòn đá tảng rất vững chãi.

Theo quan niệm của người Tày, ngôi nhà sàn đẹp thường là ngôi nhà lưng quay về núi, mặt hướng ra đồng ruộng. Vào mùa hè, sự cao ráo của sàn cũng giúp cho khơng khí được lưu thơng, thống mát, khi mưa sẽ khơng ẩm ướt, cịn mùa đông tránh được giá lạnh. Nhà sàn của người Tày mang những nét đẹp và kiến trúc thẩm mỹ đặc trưng riêng, điển hình cho sự hịa hợp với thiên nhiên và chiều sâu văn hóa.

- Cách bố trí trong ngơi nhà: Cách bài trí bên trong của một ngơi nhà sàn, thơng thường gian chính giữa để bàn thờ tổ tiên. Đối diện bàn thờ tổ tiên là bếp lửa, khoảng giữa trước bàn thờ và bếp lửa dành để tiếp khách đàn ơng. Dọc phía bên trái nhà dành cho tiếp khách phụ nữ và là chỗ ngồi để ăn cơm. Dọc phía bên phải nhà là chạn để bát đũa, tủ đựng thức ăn, gạo rượu, rau cỏ, nồi chảo, muối mỡ. Khoảng sàn trống giữa bàn thờ và bếp lửa là chỗ linh thiêng của ngôi nhà. Đầu cầu thang lên nhà thường có vại hoặc máng nước để rửa tay chân trước khi vào nhà…

b) Ẩm thực

Món ăn của người Tày

- Cơm tẻ: Cơm là món ăn chính hàng ngày của người Tày. Đổ gạo tẻ vào

nồi nấu cùng với nước. Khi nước cạn đem vần nồi cạnh bếp cho đến khi chín. - Xôi màu: Gạo nếp được nhuộm thành các màu xanh, đỏ, tím, đen rồi trộng

các lọai với nhau thành gạo nhiều màu. Gạo được nhuộm từ nhiều loại lá cây khác nhau như màu tím nhuộm từ lá “cẳm", màu vàng từ hoa “phón” .

- Cơm lam: Là món ăn đặc trưng của người Tày. Trước tiên, người ta ngâm gạo nếp rồi cho vào ống tre non cùng một ít nước, đậy nút kín rồi đem nướng trên lửa hoặc đồ lên cho chín. Để ống tre nguội, bóc vỏ ống để lại lượt áo mỏng bao quanh cơm. Khi ăn, dùng dao xắt thành từng khúc nhỏ.

- Cá nướng và cá sấy: Là cách chế biến thường thấy nhất ở người Tày. Cá làm sạch rồi xiên vào que nướng trên lửa. Khi chín, gỡ thịt cá ra chấm với nước chấm. Khi có nhiều cá thì người ta đem sấy khô trên giàn bếp để ăn dần. - Mắm cá và cá chua: Mắm cá chủ yếu làm từ cá nhỏ Mắm cá chủ yếu làm từ cá

nhỏ. Cá ướp chua trong vại với thính, rượu để gâymen chua. Cá chua dùng để ăn lâu dài, có thể ăn sống hay nướng, rán.

- Thịt lợn tái: Thịt lợn nạc thái mỏng trộn ít muối, vắt chanh vừa đủ cho thịt tái. Món này thường dùng để nhắm rượu.

- Thịt trâu khô: sau khi thịt trâu đã được mổ, người ta đem từng tảng thịt to đi chế biến cho chín rồi tẩm gia vị để ăn, món ăn này có thể để lâu ăn dần. Trong những lần ăn sau, người ta thường chế biến thịt trâu với lá cải hoặc tỏi tây để làm món canh rau cải và món thịt trâu khơ xào tỏi. Món ăn này có một vị rất đặc trưng đó là vị cay, thơm từ các loại rau quả hòa quyện với bùi ngậy của thịt trâu. Có thể nói đây là một trong những đặc trưng khơng thể thiếu khi nói đến ẩm thực dân tộc Tày. Các món ăn này khơng chỉ ẩn chứa giá trị về mặt dinh dưỡng mà hàm chứa trong đó là cả một giá trị văn hóa lớn lao.

- Bánh tro (bánh gio): Người Tày chế biến loại bánh này bằng cách đốt một số loại thân cây như: cây sấu, cây tầm gửi,… rồi lấy gio để chắt lấy nước gio. Sau đó họ dùng loại gạo nếp có hạt to trịn ngâm một đêm trong nước gio, sáng hôm sau đổ ra hong cho ráo nước rồi gói bằng lá dong (có nhiều nơi gói bằng lá chuối). Bánh được đun lên xong phơi khô cho ráo nước thì có thể sử dụng ngay. Bánh gio có vị thanh mát, dịu ngọt của gạo nếp hịa quyện với hương lá dong. Đây là món ăn mà từ người già đến trẻ nhỏ đều khó lịng mà cưỡng nổi.

- Pẻng khô, pẻng khoai: Xôi nếp đồ lên trộn với khoai sọ đã luộc chín rồi đem giã và nặn thành từng thanh nhỏ, phơi khô. Khi ăn đem chao trong mỡ hoặc dầu cho bánh nở phồng và giòn, vớt ra nhúng vào nước mật đun sôi, lấy ra để nguội là được.

Một số đồ uống của người Tày

Thường ngày, người Tày uống nước đun sôi với lá hoặc vỏ cây rừng. Nhưng khi đi rừng, lên nương, người dân thường uống nước khe, nước suối.

Rượu cũng là đồ uống phổ biến của dân tộc Tày, nhưng khác với người Thái và người Mường, người Tày không làm cần mà nấu rượu bằng gạo, sắn, ngơ, mật mía. Rượu nếp ủ trong hũ dùng trong dịp 14 tháng 7 âm lịch. Trong các dịp hội, hè lễ tết hợc tiếp khách, người Tày đều phải mời rượu, có khi chỉ là rượu sng.

c) Trang phục

Trang phục phụ nữ Tày

Trang phục có vẻ đẹp từ sự giản đơn, khơng cầu kỳ tạo sự nền nã, duyên dáng. Chất liệu thường bằng vải bông hoặc lụa với màu sắc chủ đạo là màu chàm, đen, không rực rỡ, khơng thêu thùa hay ghép vải cầu kỳ, nhưng có điểm nhấn bằng những phụ kiện đi kèm như vòng cổ bằng bạc, thắt lưng đính xà tích.

Nét nổi bật của trang phục là nghệ thuật tạo hình, gọn gàng thành thốt, làm tơn lên vẻ đẹp nền nã của phụ nữ Tày. Ở Tuyên Quang, phụ nữ người Tày có hai lọai trang phục, gồm: ao cánh ngắn mặc với váy và áo dài 5 thân mặc với quần.

Phụ nữ Tày mặc áo cánh ngắn với váy, may theo kiểu áo xẻ ngực, cổ trịn, chiết eo có hai túi nhỏ ở hai vạt trước. Những người trẻ tuổi thường mặc váy dài gần mắt cá chân, người già mặc váy lửng đến đầu gối. Váy gồm có 3 phần: cạp, thân, gấu. Phần cạp rộng khoảng 3cm, làm bằng các loại vải khác nhau, thường là vải hoa, may theo hình thức luồn chun hoặc dây rút.

Áo dài may theo kiểu 5 thân, cài cúc ở nách, tà dài đến lưng, bắp chân có chiết eo gần giống áo dài của người kinh; quần ống rộng, dài đến mắt cá chân. Khi mặc áo dài, phụ nữ Tày dùng thắt lưng băng lụa tơ tằm quấn quanh eo, buộc và thả ra sau lưng

thành dải dài đến kheo chân, các cô gái trẻ thường cuốn thắt lưng màu xanh, đỏ; người lớn tuổi dùng màu chàm, đen.

Đồ trang sức cũng là điểm nhấn quan trọng trong trang phục truyền thống của người Tày. Nó đều được làm bằng bạc, thường có hoa tai, nhẫn, vịng tay, vịng cổ, những người khá giả thường có thêm bộ xà tích đeo bên sườn phải. Đặc biệt là chiếc vịng cổ của phụ nữ Tày được làm rộng hơn vòng cổ của một số dân tộc khác, vòng màu trắng nổi bật trên chiếc áo chàm đen làm tăng thêm sự đằm thắm của bộ trang phục.

Trang phục nam giới

Trang phục nam giới người Tày gồm áo cánh 4 thân được may theo kiểu xẻ ngực, cổ trịn đứng; áo khơng có cầu vai, được xẻ tà hai bên hơng. Áo của thanh niên có túi ở trên ngực trái; áo may cho người trung niên thì túi ở hai bên tà áo; áo có hàng cúc vải ở phía trước. Màu sắc chủ đạo của áo nam là màu chàm, khi đi dự hội, nam giới mặc áo dài 5 thân, bng tới đầu gối, có năm cúc cài bên hơng, được làm bằng lụa tơ tằm. Quần được may bằng vải bông theo kiểu chân què, đũng rộng, ống quần vừa phải, kéo đến mắt cá chân. Phần cạp được may rộng hơn, khi mặc thường vấn cạp về đằng trước và dùng dây vải buộc.

4.2. Dân tộc Thái

a) Nhà ở

Xá ăn theo lửa Thái ăn theo nước

H'mông ăn theo sương mù.

Người Thái có tập quán định cư gần nguồn nước, ở thung lũng có nhiều sơng suối hoặc các con sông lớn.Đặc điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hoa là xây nhà sàn. Theo lý giải của TS Lê Sĩ Giáo, chuyên ngành dân tộc học, trường ĐH KHXH& NV Hà Nội thì người Thái cư trú và dựng nhà ở các vùng thung lũng một phần bởi hoạt động kinh tế truyền thống của họ là canh tác lúa nước.

hay thú dữ. Nhà của người Thái bao giờ cũng dựng theo hình thái của núi, sơng suối, cánh đồng nơi mình sinh sống, thường là lưng tựa núi, hướng nhìn ra thung lũng. Sở dĩ như vậy vì gió thường thổi dọc thung lũng, cho nên áp lực của gió lên ngơi nhà sẽ là bé nhất.

Tuy cùng là dân tộc Thái, thế nhưng ngôi nhà sàn của người Thái đen và Thái trắng có những điểm khác nhau. Nếu nhà sàn của người Thái đen có mái hình mai rùa, cấu trúc lợp liền hai mái với hai trái thành một liên kết thì người Thái trắng (ở vùng Quỳnh Nhai, Sơn La) làm nhà giống với nhà người Mường, người Tày, tức là nguyên tắc 4 mái. Hai mái chính và hai trái khu biệt rõ ràng. Đặc biệt, điểm dễ nhận biết nhất đó chính là khau cút (khau là cái sừng, cút là cái cụt, khau cút tức là cái đôi sừng cụt

Một phần của tài liệu Bài thảo luận Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam Đại học Thương mại (Trang 34 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)