Hàng rào kỹ thuật thương mại của EU

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào kỹ thuật trong thương mại của thị trường eu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của tỉnh khánh hòa (Trang 30 - 126)

Các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang EU thì điều quan trọng trước tiên là phải quan tâm đến hàng rào kỹ thuật thương mại của thị

trường. Các doanh nghiệp phải luôn ghi nhớ rằng: chỉ khi đáp ứng các quy định và yêu cầu của thị trường EU thì hàng hóa mới được chấp nhận. Nắm chắc các quy định và yêu cầu của thị trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng vượt qua các rào cản kỹ thuật và tiết kiệm chi phí sản xuất hàng xuất khẩu.

Trên thực tế, hàng rào kỹ thuật của EU chính là các quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. Chúng được cụ thể hóa ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về

lao động.

v Quy định của EU về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Hệ thống quản lý chất lượng của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (International Standardisation Organization - ISO) thành lập năm 1964. Bộ tiêu chuẩn ISO ra đời năm 1987 là ISO 8402, được sửa đổi lần đầu tiên vào năm 1994 thành bộ ISO 9000. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 – 1994 bao gồm 3 tiêu chuẩn ISO: 9001,9002,9003.

Bảng 1: Tóm tắt nội dung ISO 9000

Tiêu

chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung

ISO 9001

Hệ thống chất lượng: Mô hình để đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất lắp đặt và dịch vụ

Tiêu chuẩn giới thiệu một mô hình đảm bảo chất lượng, phù hợp với các yêu cầu quy định trong quá trình thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ sau khi bán và là căn cứ cho việc đánh giá của bên ngoài ISO 9002 Hệ thống chất lượng: Mô hình để đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp

Tiêu chuẩn giới thiệu một mô hình đảm bảo chất lượng, phù hợp với các yêu cầu quy định trong quá trình thiết kế, sản xuất,

đặt và dịch vụ lắp đặt và dịch vụ sau khi bán và là căn cứ

cho việc đánh giá của bên ngoài

ISO 9003

Hệ thống chất lượng: Mô hình để đảm bảo chất lượng trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng.

Các yêu cầu của hệ thống chất lượng để sử

dụng khi công ty muốn biểu thị năng lực của mình trong việc phát hiện và kiểm soát việc xử lý mọi sự không phù hợp, được phát hiện trong quá tình kiểm tra và thử

nghiệm cuối cùng.

Với các yêu cầu trên, mô hình đảm bảo chất lượng của ISO được mô tả

thông qua 20 tiêu chí khác nhau. Cuối năm 2000, Ủy ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn 176 của ISO cho ra đời phiên bản mới nhất là ISO 9000 – 2000. Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000: bao gồm sự kết hợp ISO 9001, 9002, 9003 vào làm một.

Bộ tiêu chuẩn ISO được xây dựng dựa trên 4 nguyên lý: (1) Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng; (2) Các tiêu chuẩn của hệ thống chất lượng sẽ bổ sung thêm vào các đặc trưng kỹ thuật của sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng; (3) Nêu ra những hướng dẫn đối với hệ thống chất lượng cho việc phát triển có hiệu quả chứ không áp đặt một hệ thống chất lượng chuẩn đối với từng doanh nghiệp; (4) Dựa trên mô hình quản trị theo quá trình (MBP – Management by Process) lấy phòng ngừa làm phương châm chủ yếu trong suốt vòng đời sản phẩm (thiết kế – sản xuất – tiêu dùng).

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000 gồm 24 tiêu chuẩn được chia thành 5 nhóm: (1) ISO 9001: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình thiết kế, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.

(2)ISO 9002: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp đặt dịch vụ.

(3)ISO 9003: Hệ thống chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm

(4)ISO 9004.1: Quản lý chất lượng và các yếu tố trong hệ thống chất lượng. Phần 1: Hướng dẫn.

(5)ISO 9004.2: Quản lý chất lượng và các yếu tố trong hệ thống chất lượng.

ISO 9000 – 2000 sẽđược áp dụng cho tổ chức nào muốn thể hiện khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu do pháp luật quy định.

Bộ tiêu chuẩn ISO mang tính toàn cầu, được thừa nhận rộng rãi thế giới, do đó, các doanh nghiệp sẽ có được lợi ích rất lớn nếu được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000. Như vậy, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất muốn xuất khẩu hàng của mình sang thị trường EU, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.

v Tiêu chuẩn sản phẩm an toàn và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng:

§ Sản phẩm an toàn.

Vào năm 1985, Hội đồng châu Âu đã thông qua “Cách tiếp cận mới” về đồng nhất hoá và bình thường hoá các vấn đề kỹ thuật. Đây là “Cách tiếp cận mới” về tiêu chuẩn hoá và quản lý chất lượng nhằm đảm bảo rằng, chỉ có những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu về y tế, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng mới được lưu thông trong khu vực Kinh tế châu Âu. Trong các quy định về cách tiếp cận mới có đề cập đến nhãn EU (Conformity European – CE).

Hội đồng châu Âu đã phê chuẩn Chỉ thị 92/59/EC ngày 29/6/1992 về sản phẩm an toàn. Chỉ thị này có hiệu lực đầy đủ vào tháng 6/1994 và được áp dụng

đối với những sản phẩm đưa vào thị trường EU cho đến hết vòng đời của sản phẩm. Theo Chỉ thị này, nhà sản xuất và phân phối chỉđược kinh doanh các sản phẩm an toàn “sản phẩm an toàn ” được định nghĩa là sản phẩm không chứa

đựng rủi ro (không thể chấp nhận) nào liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến sự an toàn hay sức khoẻ con người thông qua kiểu dáng, thành phần, chức năng, bao gói, hướng dẫn sử dụng hay bất kỳ yếu tố nào khác của nó.

Chỉ thị về sản phẩm an toàn quy định rõ cho cả các sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng (gồm cả lương thực thực phẩm và sản phẩm phi lương thực thực phẩm). Chỉ thị này điều chỉnh cả sản phẩm mới và các sản phẩm tân trang. Các quy định đối với các sản phẩm trình bày ở trên chủ yếu bắt nguồn từ Chỉ thị này.

Mục đích là yêu cầu các nhà sản xuất chỉ giới thiệu những sản phẩm an toàn tới thị trường EU. Ký hiệu CE có thể được xem xét như một dạng giấy thông hành cho phép các nhà sản xuất, lưu thông các sản phẩm công nghiệp như máy móc thiết bị, hạ thế, đồ chơi, các thiết bị an toàn cá nhân, thiết bị y tế và các mặt hàng khác một cách tự do trong thị trường EU. Cần lưu ý rằng ký hiệu CE không phải được áp dụng cho tất cả các sản phẩm công nghiệp. Ký hiệu CE chỉ bắt buộc

đối với những sản phẩm thuộc danh mục chỉ dẫn về “Cách tiếp cận mới”. Ký hiệu CE cho biết sản phẩm tuân theo những yêu cầu pháp lý của châu Âu về an toàn, sức khoẻ, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên ký hiệu CE không có giá trị về mặt chất lượng.

§ Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra sản phẩm ở biên giới. EU thông qua những quy định bảo vệ người tiêu dùng về độ an toàn chung của sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu…Các tổ chức nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽđưa ra các quy chế vềđịnh chuẩn quốc gia hoặc châu Âu. Hiện nay EU có 3 tổ

chức về định chuẩn: CEN – Ủy ban châu Âu về Tiêu chuẩn hoá, CENELEC -

Ủy ban châu Âu về kỹ thuật điện, ETSI – Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử

dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có những

điều kiện sản xuất chưa đạt được mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của EU. Quy chếđảm bảo an toàn của EU đối với một số loại sản phẩm tiêu dùng như sau: các sản phẩm thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, danh mục sản phẩm, thành phần, khối lượng tịnh, thời gian sử dụng sản phẩm, cách sử dụng,

địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản đặc biệt (nếu có), các điều kiện để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tácbằng tay, mã

số và mã vạch để nhận dạng lô hàng. Các quy định với nội dung tương tự cũng

được các văn bản pháp quy về hàng hoá quy định.

Thị trường EU không cho phép nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền. Trong quá trình tiếp cận và tung sản phẩm vào thị trường, không thể bỏ

qua khâu đăng kiểm tiêu chuẩn châu Âu, đây là khâu quan trọng để tạo chỗđứng trên thị trường.

Chỉ thị 91/493/EEC ban hành tháng 6/1993 cũng quy định các doanh nghiệp thủy sản tại nước xuất khẩu phải có điều kiện sản xuất tương đương như các doanh nghiệp của nước nhập khẩu và phải có giấy chứng nhận của cơ quan kiểm tra chất lượng được EU công nhận. Đặc biệt cấm nhập khẩu những sản phẩm thủy sản bị nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do các chất phụ gia không được phép sử dụng.

Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, luật của EU cũng đề cập đến các loại phụ gia thực phẩm. EU còn có các quy định khác như quy định tối đa dư

lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vi khuẩn, ô nhiễm phóng xạ…

§ Nhãn CE – “Hộ chiếu” cho sản phẩm vào thị trường EU.

CE (European Conformity) là nhãn hiệu bắt buộc đối với hàng hóa về mặt pháp lý và được coi là tấm hộ chiếu thương mại vào thị trường EU. CE đó chính là nhãn hiệu tuân thủ theo tiêu chuẩn Châu Âu, và là tuyên bố của các nhà sản xuất rằng đã thực hiện theo đúng các quy định của Châu Âu nhưng không phải là dấu hiệu phê duyệt hay chứng nhận về chất lượng, cũng không đơn thuần nhằm tạo ra một công cụ quảng bá tiếp thị. CE chú trọng đến vấn đề an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ thiên nhiên hơn là đến chất lượng sản phẩm. Có tới 70% sản phẩm tiêu thụ tại thị trường EU – 25 bắt buộc phải có dấu CE_dấu chứng nhận về độ an toàn cho người tiêu dùng, trừ một số nhóm sản phẩm mang tính rủi ro cao.

Hiện nay có tới 23 nhóm hàng chính buộc phải mang nhãn hiệu CE bao gồm các sản phẩm công nghiệp như máy móc, thiết bịđiện, đồ chơi, dụng cụ y tế,…

Cũng cần lưu ý rằng nhãn hiệu CE không có hiệu lực đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp mà chỉ bắt buộc đối với những sản phẩm có tên trong danh sách của quy định “Hướng dẫn cách tiếp cận mới”. Nếu một sản phẩm rơi vào bất kỳ nhóm sản phẩm nào trong danh sách “Chỉ thị nhãn CE”, thì nó bắt buộc phải tuân theo luật pháp quốc gia liên quan đến việc thực hiện chỉ thị cụ thểđó.

v Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Hình 2: Cấp độảnh hưởng của chính sách môi trường

Bắt buộc Tự nguyện

(Nguồn: Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam và Trung Tâm Thông Tin Thương Mại Châu Âu Tại Việt Nam (12/2002)).

Chính sách môi trường của EU dựa trên các Hiệp ước toàn cầu, đặc biệt dựa trên Chương trình nghị sự 21 của Hiệp định Rio de Janerio, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 tại Braxin. Đây là Hiệp

định tạo nền móng cho sự phát triển bền vững hơn trên phạm vi toàn cầu bằng cách tạo ra sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. EU và các nước thành viên đã cam kết thực hiện các hành động trong khuôn khổ Hiệp Rio. Các cấp độ ảnh hưởng của chính sách môi trường EU được thể hiện thông qua hình ở trên. Sản phẩm Doanh nghiệp Đánh giá phế thải bao bì Đánh giá vòng đời sản phẩm và sản xuất Đánh giá hoạt động của môi trường. Các hệ thống quản lý môi trường Nhãn hiệu môi trường Quản lý phế thải bao bì

Chương trình hành động lần thứ 5 của EU nhấn mạnh việc xử lý những nguyên nhân gốc rễ về các vấn đề môi trường chứ không phải là đối phó với các rắc rối khi chúng xẩy ra. Danh sách các sản phẩm chịu tác động của các quy định bắt nguồn từ chính sách môi trường và ý thức của người tiêu dùng rất dài, bao gồm rất nhiều sản phẩm như dệt may, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, dược phẩm, đồ da, hóa chất, sản phẩm gỗ, dệt may, cơ khí, khoáng sản,…

Quy định môi trường của EU đối với hàng hóa nằm trong Hệ thống văn bản pháp luật về sản phẩm môi trường của Liên minh Châu Âu, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái. Có thể nói rằng, hệ thống quy

định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng hóa là hoàn chỉnh, khắt khe hơn cả, nhưng rất khó thực hiện. những hệ quả trước mắt đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển là:

- Các biện pháp được áp dụng đển giảm lượng bao bì phế thải, tái sử dụng và tái chế nguyên liệu bao bì.

- Tăng cường áp dụng hệ thống đánh giá và quản lý môi trường, sử dụng dấu xác nhận tiêu chuẩn môi trường.

- Tầm quan trọng ngày càng tăng của dấu xác nhận tiêu chuẩn môi trường

đối với nhiều sản phẩm khác nhau đối với hành vi mua sắm của người tiêu dùng EU.

Hiện nay hai quy định liên quan đến môi trường của EU được coi là có tác

động lớn nhất tới môi trường là Quy định liên quan đến quản lý đồ phế thải và nhãn hiệu sinh thái.

v Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội.

§ Tiêu chuẩn về lao động.

Bên cạnh các tiêu chuẩn quan trọng về chất lượng, vệ sinh, độ an toàn và môi trường đã đề cập ở trên, các vấn đề về lao động và trách nhiệm ngày càng có tầm quan trọng cao hơn đối với người dân Châu Âu và điều này khiến cho hàng rào kỹ thuật của thị trường EU càng vượt khó qua hơn. Người tiêu dùng ngày càng cho rằng các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về đạo đức đối với nhân viên của họ nói riêng và toàn xã hội nói chung và kết quả là “đạo đức kinh doanh” đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để họ lựa chọn các

doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho mình. người tiêu dùng EU đang đặt ra đòi hỏi với các nhà sản xuất nước ngoài phải có trách nhiệm đối với xã hội, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường. Đồng thời cũng như các tiêu chí khác yêu cầu này cũng đã được cụ thể hóa trong các quy định và tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội của Liên minh Châu Âu.

§ Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000.

Trách nhiệm xã hội SA 8000 là tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là đảm bảo tính trong sạch về đạo đức của nguồn cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Đây là một tiêu chuẩn có tính chất tự nguyện và có thể được áp dụng với bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào không kể quy mô

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào kỹ thuật trong thương mại của thị trường eu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của tỉnh khánh hòa (Trang 30 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)