Vai trò của hệ thống rào cản kỹ thuật thương mại thị trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào kỹ thuật trong thương mại của thị trường eu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của tỉnh khánh hòa (Trang 27 - 28)

Liên minh Châu Âu là một tổ chức liên kết kinh tế khu cực lớn nhất thế giới, gồm 25 quốc gia với dân số khoảng gần 500 triệu người. Với dân số đông và tiềm lực kinh tế vững mạnh, EU hiện nay là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế

giới sau Mỹ, với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa lớn và khá ổn định. Tuy nhiên, Eu cũng nổi tiếng là “pháo đài” khó xâm nhập với các quy định và tiêu chuẩn chọn lựa sản phẩm kỹ lưỡng – hàng rào kỹ thuật EU, một công cụ chính sách ngoại thương của EU, mà không phải hàng hóa của nước nào cũng dễ dàng đáp ứng

được.

Rào cản kỹ thuật là rào cản phi thuế quan chính mà EU áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước bên ngoài liên minh, đây cũng là hệ thống bảo hộ

bằng rào cản kỹ thuật hiệu quả nhất thế giới hiện nay và hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thương mại thế giới (Hệ thống rào cản phi thuế quan của EU bao gồm hạn ngạch, rào cản kỹ thuật và các công cụ hành chính khác).

Hệ thống rào cản kỹ thuật của EU được xếp vào loại khắt khe nhất thế giới hiện nay. Nguyên nhân của sự “khắt khe” đó khá dễ hiểu bởi vì những lý do như sau:

Thứ nhất, có thể thấy rằng EU là một khu vực thị trường cao cấp gồm hầu hết những đối tượng tiêu dùng thượng lưu. Vì thế yêu cầu về hàng hóa của họ rất cao đặc biệt là hàng nhập khẩu.

Thứ hai, dưới tác động của quá trình nhất thể hóa và tự do hóa kinh tế, vòng đời của sản phẩm và công nghệ ngày càng rút ngắn lại. Để kéo dài vòng đời công nghệ của các doanh nghiệp EU buộc EU phải ban hành các quy định nhập khẩu liên quan đến công nghệ như bắt buộc hàng hóa phải được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tương đồng với Châu Âu.

Cuối cùng, EU ngày càng gia tăng các quy định và tiêu chuẩn chặt chẽđối với hàng hóa chính là vì mục đích bảo hộ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khối.

Vậy, rào cản kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong chính sách ngoại thương của EU. Mặc dù mục đích chính trong chính sách đối với hàng hóa nhập khẩu của EU vẫn là hướng về người tiêu dùng, về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng EU cũng luôn biết cách áp dụng các công cụ chính sách hữu hiệu để điều tiết thương mại và bảo hộ sản xuất trong nước. Trong sốđó, rào cản kỹ thuật là công cụ hiệu quả nhất, vẫn được đánh giá là phù hợp với xu thế chung của thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào kỹ thuật trong thương mại của thị trường eu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của tỉnh khánh hòa (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)