Máy tạo tín hiệu 1 Khái niệm chung

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Đo lường điện và điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ (Trang 26 - 28)

3.1. Khái niệm chung

Máy phát tín hiệu hay máy tạo sóng đo lường là bộ nguồn tạo ra các tín hiệu chuẩn về biên độ, tần số và dạng sóng dùng trong thử nghiệm và đo lường. Các máy tạo sóng trong phịng thí nghiệm có các dạng sau:

- Máy tạo sóng sin tần số thấp LF (low frequency); - Máy tạo sóng sin tần số vơ tuyến RF (radio frequency);

- Máy tạo hàm; - Máy phát xung;

- Máy phát tần số quét, máy phát các tín hiệu thử nghiệm.

Các máy tạo tín hiệu RF thường có dải tần số từ 0 kHz đến 100 kHz, với mức điện áp có thể điều chỉnh từ 0 - 10V. Các máy tạo hàm cũng thường là máy phát RF với 3 dạng sóng đặc trưng là sóng vng, sóng tam giác và sóng hình sin.

3.2. Máy tạo hàm

Máy tạo hàm phát ra các dạng sóng chuẩn, dạng sóng tùy ý và tùy chọn giảm tín hiệu nên máy phát hàm có thể hỗ trợ một loạt các ứng dụng hiệu quả chỉ với một thiết bị. Do đó, máy phát hàm có thể tạo ra tất cả các dạng sóng cần thiết cho thí nghiệm.

Máy phát hàm Keysight

Hiệu suất của máy phát hàm được cho là tốt nhất trong phân khúc đảm bảo tín hiệu được tái tạo một cách chính xác.

Máy phát hàm cũng là thiết bị cung cấp các giá trị tốt nhất so với giá tiền trong dòng sản phẩm máy phát chức năng tùy ý.

Cấu tạo máy phát hàm:

Máy phát hàm phát xung hiện nay có thiết kế tiện dụng cho người dùng, khá nhỏ gọn và nhẹ. Máy được tích hợp hợp thêm một số chức năng của máy đếm tần số 6 số.

3.3. Bộ tạo xung

Bộ tạo xung là thiết bị chuyên dụng để tạo ra các dạng tín hiệu khác nhau như: sóng sine, sóng vng, sóng tam giác, nhiễu và các loại tín hiệu khác. Với khả năng điều chỉnh các thơng số của tín hiệu như tần số, biên độ một cách chính xác

Do đó máy phát xung thường được sử dụng cho công việc kiểm tra phản ứng của mạch, chuẩn đốn sửa chữa các lỗi có thể xảy trong mạch và tìm cách khắc phục Hầu hết các máy phát xung tín hiệu cho phép bạn chọn dạng sóng đầu ra như một số dạng sóng đã kể ở trên. Trong đó:

- Sóng vng: tín hiệu ngay lập tức chuyển từ điện áp cao sang điện áp thấp - Sóng sin: tín hiệu cong từ điện áp cao đến điện áp thấp theo hình sin

- Sóng tam giác: các tín hiệu đi từ điện áp cao đến điện áp thấp ở một tốc độ cố định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Đo lường điện và điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)