Hiệu quả đạt đƣợc:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” Giáo dục công dân lớp 10 (Trang 25 - 28)

Một là: Như trên đã chứng minh rằng kết quả điểm kiểm tra trước tác động của 2 lớp có sự

chênh lệch: lớp 10A6 năng lực thấp hơn lớp 10A8. Nhưng sau khi sử dụng tư liệu dạy học tự

làm thì kết quả lớp 10A6 cao hơn lớp 10A8. Cụ thể:

Sau tác động: Điểm từ 5.0- <6.5 ở lớp thực nghiệm (10A6)-25.0% thấp hơn lớp đối chứng (10A8)- 55.8%. Điểm từ 6.5- <8.0 ở lớp thực nghiệm (10A6) -50.0% cao hơn lớp đối chứng

(10A8)-34.9%. Điểm từ 8.0 -10.0 ở lớp thực nghiệm (10A6) – 25.0% cao hơn lớp đối chứng (10A8)– 9.3%.

Qua hình 2, chúng ta thấy điểm trung bình của các nhóm chênh lệch rất rõ: nhóm đối chứng là 6.5, nhóm thực nghiệm là 6.9, độ chênh lệch là 0.3. Dùng phép kiểm chứng ttest độc lập được p = 0,03<0,05. Như vậy độ chênh lệch trên là có ý nghĩa.

Hai là: Qua hình 3 ta thấy điểm kiểm tra của lớp 10A6 trước và sau khi thực nghiệm có sự

chênh lệch rõ rệt: Trước thực nghiệm điểm dưới 5.0 là 12.5% nhưng sau thực nghiệm là 0.0%;

điểm từ 8.0- 10.0 trước thực nghiệm là 7.5% nhưng sau thực nghiệm là 25.0%.

Qua phân tích kết quả thực nghiệm ở trên chúng ta thấy, hiệu quả của việc sử dụng tư liệu dạy học trong môn Giáo dục công dân thực sự có hiệu quả.

26

Đối với học sinh:

Qua quá trình áp dụng 1 học kì kết quả học tập của các em được nâng lên. Sử dụng tư liệu trong dạy học sẽ giúp học sinh hiểu bài, làm bài tốt, khắc sâu được kiến thức cho các em. Điều quan trọng là có thể hình thành và phát triển cho học sinh những kiến thức cơ bản về Triết học từ đó hình thành cho các em thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Giúp các em có phương pháp học tập khoa học và xử lý một số vấn đề trong cuộc sống một cách khoa học hơn. Tránh được lối làm việc siêu hình, cảm tính. Từ đó giúp các em hạn chế mắc phải sai lầm

trong học tập, trong lao động và cuộc sống hàng ngày.

Hiệu quả lớn nhất khi việc sử dụng phương tiện trực quan như clip, hình ảnh, sơ đồ, ca dao tục ngữ…sẽ giúp các em học tập một cách năng động, dễ nhớ bài hơn, khơng cịn thấy mơn

Giáo dục công dân là môn học khô khan, nhàm chán nữa, dần dần các em sẽ yêu thích mơn

học này hơn.

Việc sử dụng đa dạng các tư liệu dạy học giúp các em hình thành được một số kỹ năng: như kỹ năng nắm bắt thơng tin, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, kỹ năng vận dụng ca dao tục ngữ vào trong học tập….

Giúp học sinh lĩnh hội những thông tin về các sự vật, hiện tượng một cách chính xác, đầy đủ, mở rộng, kiểm tra và đánh giá những tri thức đã được lĩnh hội. Rèn luyện cho học sinh tư

duy logic khi sử dụng hệ thống sơ đồ trong học tập.

Giúp học sinh có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn các vấn đề đang diễn ra đặc biệt là các vấn đề xã hội diễn ra xung quanh cuộc sống của các em. Từ đó hình thành ở học sinh quan niệm sống, ý thức sống dựa trên cơ sở nhận thức, vận dụng các quy luật khách quan và các chuẩn mực của xã hội.

Đối với lớp thực nghiệm 10A6 về mặt năng lực các em rất yếu, (50.0% học sinh có xếp

loại học lực cả học kì I các mơn học là loại yếu, có 5% học sinh kém) khơng chỉ môn giáo dục công dân mà yếu hầu hết các môn học. Nếu như người giáo viên không nhanh nhạy, khơng đổi mới mà dạy theo kiểu “rao giảng” thì chắc chắn một điều các em không chịu học.

Đối với giáo viên: Với những kết quả thu được đã khẳng định tính đúng đắn của việc sử

dụng tư liệu trong dạy - học, nó giúp việc dạy - học đạt hiệu quả hơn, khắc sâu được kiến thức cho các em. Nhất là đối với môn Giáo dục công dân với những thuật ngữ Triết học khô, trừu

27

tượng, khó hiểu thì sử dụng hình ảnh, clip, sơ đồ, ca dao tục ngữ là cách để các em học tập vô

cùng hiệu quả. Tác động vào "kênh hình" của học sinh sẽ tạo ra sự hứng thú trong giờ học, tiết

học trở nên sơi động. Phát triển óc quan sát, kích thích tư duy của học sinh, hào hứng tìm tịi, đón nhận tri thức mới, củng cố kiến thức bài giảng, có lịng u thích mơn học.

Học sinh sẽ khơng cịn thấy môn Giáo dục công dân là nhàm chán, người giáo viên sẽ dễ dàng truyền thụ kiến thức cho học sinh.

Với lượng kiến thức dài thì việc sử dụng hình ảnh, clip, sơ đồ, ca dao tục ngữ một cách phù hợp sẽ rút ngắn được thời gian lao động của giáo viên bởi qua những điều thực tế đó giúp các em tư duy nhanh hơn, dễ dàng tiếp cận kiến thức đem lại hiệu quả cao trong dạy học.

Tuy nhiên, để có một hệ thống tư liệu dạy học phù hợp đòi hỏi người giáo viên phải tâm

huyết, tìm tịi, nghiên cứu thì mới có được. Người giáo viên phải nắm vững hệ thống kiến thức bài học, sau đó mới bắt đầu tìm các tư liệu phù hợp, phải có trình độ cơng nghệ thơng tin để xử lý clip, hình ảnh… Sau đó sắp xếp hệ thống tư liệu đó sao cho khoa học để trong q trình dạy học có thể sử dụng một cách dễ dàng, hiệu quả. Khi có hệ thống tư liệu rồi thì trong quá trình giảng dạy, người giáo viên chỉ việc áp dụng vào thực tiễn, không cần phải mỗi tiết, mỗi bài lại tìm clip, hình ảnh rồi mất thời gian xử lý. Đồng thời khi có sẵn tư liệu dạy học thì việc soạn giáng nhất là giáo án powerpoint được rút ngắn rất nhiều, vì giáo viên chỉ việc lên ý tưởng cịn

sơ đồ, clip, hình ảnh, bài tập… thì đã có sẵn trong kho tư liệu.

Đối với tổ chuyên môn:

Đối với môn Giáo dục công dân là một mơn khoa học mà lượng kiến thức khơng ít, mang tính chất khái qt hóa, trừu tượng hóa, tổng hợp cao nhưng nó gắn liền với đời sống hàng ngày, tác động trực tiếp, thường xuyên đến suy nghĩ và hành động của học sinh. Địi hỏi giáo viên trong q trình giảng dạy phải làm cho những tri thức khái quát, trừu tượng, lý luận mang tính đậm nét gắn liền với thực tiễn thông qua các phương tiện trực quan và các tư liệu dạy học

khác. Vì vậy, việc tạo ra một hệ thống tư liệu và sử dụng nó trong dạy học là một thành quả lớn đối với tổ chuyên môn. Bởi khi tư liệu dạy học đã được sắp xếp một cách khoa học, phù hợp với kiến thức của từng bài học thì bất cứ giáo viên nào trong bộ mơn cũng có thể sử dụng một cách có hiệu quả. Nó làm phong phú thêm hệ thống đồ dùng dạy học của tổ chuyên môn.

28

Như vậy, sử dụng tư liệu trong dạy học đem lại hiệu quả to lớn, thiết thực đối với cả giáo

viên, học sinh và giáo viên cùng bộ môn. Thiết nghĩ đối với các bộ môn khác, nếu bài học phù hợp thì giáo viên cũng có thể áp dụng việc xây dựng hệ thống tư liệu và áp dụng vào thực tiễn dạy học nhằm đem lại hiệu quả. Bên cạnh hiệu quả giáo dục như đã nói, thì nó cịn mang lại lợi ích về thời gian, rút ngắn được thời gian giảng bài, học sinh rút ngắn được thời gian học bài và có thể dùng thời gian đó để làm bài tập, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Dạy học bằng clip, hình ảnh, sơ đồ…còn khắc phục được hạn chế của phương pháp đọc chép, chiếu chép, nhìn sách chép, hoặc là giáo viên giảng bài rồi cho học sinh chép. Mà qua

các tư liệu trực quan đó học sinh có thể hình thành cho mình một số kiến thức liên quan tới bài

học, có thể rút ra được các khái niệm và bài học thực tiễn cuộc sống. Học sinh sẽ thấy được mối liên hệ giữa các mảng kiến thức trong bài học, hiểu được logic bài học phát triển tư duy tích cực của học sinh.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” Giáo dục công dân lớp 10 (Trang 25 - 28)