Mức độ ảnh hƣởng:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” Giáo dục công dân lớp 10 (Trang 28 - 29)

Trong thực tế, khơng có nhiều giáo viên bộ mơn Giáo dục cơng dân tự mình làm hệ thống

tư liệu dạy học cho từng học kì, từng khối lớp để truyền tải kiến thức, mà chủ yếu dựa vào tài

liệu trong sách giáo khoa (Đồ dùng dạy học của bộ môn trong hệ thống thư viện nhà trường thực sự là khan hiếm). Chính điều này, tạo nên sự nhàm chán cho mơn học, học sinh ít hứng

thú hơn trong học tập. Vì vậy, khi áp dụng đề tài này thì tất cả giáo viên bộ mơn, tổ chun

mơn có thể vận dụng vào trong các tiết dạy phù hợp. Tuy nhiên, giáo viên cũng không nên quá lạm dụng mà phải biết vận dụng một cách phù hợp thì hiệu quả mới cao. Người giáo viên phải biết sử dụng tư liệu dạy học để kích thích sự tị mị tìm hiểu tri thức từ học sinh, làm sao để học sinh tự mình khám phá kiến thức chứ không phải sử dụng tư liệu đó theo kiểu “hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa”.

Xây dựng hệ thống tư liệu và sử dụng nó trong dạy học khơng chỉ áp dụng đối với bộ môn Giáo dục công dân mà cịn có thể được áp dụng rộng rãi ở tất cả các bộ môn (tùy từng nội dung bài học mà lựa chọn tư liệu nào cho phù hợp) ở tất cả các trường phổ thông trong cả nước.

THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy

29

VI- Kết luận:

Như vậy, với việc sử dụng tư liệu trong dạy học môn Giáo dục công dân đã giải quyết được những vấn đề mà thực trạng đặt ra như: Kiến thức Phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” trừu tượng, khơ khan, khó. Tư liệu dạy học ít,.

Giúp giáo viên đổi mới cách truyền thụ kiến thức làm cho quá trình dạy – học đạt hiệu quả.

Qua thực tiễn tôi nhận thấy kết quả đạt được là bởi những nguyên nhân sau:

Ngay từ khi soạn bài người giáo viên biết chọn tư liệu thật “đắt giá” phù hợp với nội dung bài học. Biết cách trình bày tư liệu tạo nên hứng thú cho học sinh trong học tập. Môn Giáo dục công dân, nhất là kiến thức Triết học việc sử dụng tư liệu còn mới đối với các em. Nên việc sử dụng tư liệu cần phải có nghệ thuật: sử dụng một cách khoa học, giáo viên phải hướng dẫn, giúp đỡ các em học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hướng dẫn khơng có nghĩa là người giáo viên làm giùm nhiệm vụ của học sinh mà giáo viên phải làm sao kích thích được tư

duy của học sinh, các em tự tìm tịi, biết cách giải quyết được vấn đề và từ tư liệu mà giáo viên cung cấp các em có thể liên hệ với kiến thức cần đạt được. Từ đó, các em sẽ dễ dàng hiểu bài và khắc sâu được kiến thức, biết vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Khi giảng dạy cần vận dụng các thao tác so sánh, phân tích tổng hợp, trừu tượng, khái quát… So sánh với những quan điểm đối lập, bổ sung mở rộng vấn đề, phát triển tư duy logic.

Tóm lại, trong q trình dạy học địi hỏi người giáo viên phải “có tâm, có tầm”. Có tâm huyết thì mới u nghề, mới hy sinh vì học sinh thân u. Có tầm để hiểu được học sinh cần

gì, muốn gì và người thầy làm gì để đáp ứng những mong muốn đó của học sinh. Để học sinh

thấy yêu môn học và yêu cả người thầy dạy các em kiến thức, kỹ năng, thái độ. Có như vậy, chúng ta mới tạo nên sản phẩm là những thế hệ học sinh “vừa hồng, vừa chuyên”.

Tôi cam đoan những điều báo cáo là sự thật!

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Ngƣời viết sáng kiến Nguyễn Thị Thùy

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” Giáo dục công dân lớp 10 (Trang 28 - 29)