Những thông tin cần được bảo mật: Không

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Sử dụng phương pháp dạy học nêu và 5 giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 12 (Trang 42)

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Về phía giáo viên:

+ Giáo viên cần phải trau dồi kiến thức chuyên môn sâu sắc, linh hoạt trong sử dụng các PPDH và có vốn hiểu biết xã hội về nội dung kiến thức của đề tài.

+ Giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết về việc áp dụng sáng kiến. Đặc biệt giáo viên phải thiết kế giáo án, biên soạn đề kiểm tra, chấm chữa bài một cách nghiêm túc cũng như chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến

42

hành áp dụng sáng kiến. Đồng thời, giáo viên cần tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin trong khi áp dụng sáng kiến.

- Về phía học sinh: Học sinh phải có thái độ học tập nghiêm túc; tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ theo các yêu cầu của GV trước khi học; có tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo trong giờ học, tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập khi giáo viên đề ra.

8. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Để đánh giá lợi ích của sáng kiến, tơi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở lớp mình dạy. Sau khi thực nghiệm đề tài, trải qua quá trình phân tích định tính, định lượng và xử lý kết quả thực nghiệm đã khẳng định sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH là một giải pháp mang tính khả thi và thu được nhiều lợi ích. Cụ thể q trình thực nghiệm và kết quả như sau:

* Q trình thực nghiệm: Tơi xác định các nội dung sau:

- Địa bàn thực nghiệm: Tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Lê Xoay, nơi tôi đang làm việc.

- Thời gian thực nghiệm: Năm học 2018 – 2019.

- Đối tượng thực nghiệm: tôi chọn 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy sau: Lớp 12A10: Lớp thực nghiệm (TN) có sĩ số 35 học sinh (HS). Lớp 12A8: Lớp đối chứng (ĐC) có sĩ số 31 HS.

Hai lớp trên có điểm đầu vào, kết quả điểm mơn GDCD nói riêng và điểm trung bình học tập của năm học 2017- 2018 là tương đối như nhau. Cụ thể:

Bảng kết quả học tập môn GDCD tại lớp thực nghiệm (12A10) và lớp đối chứng (12A8) trước khi thực nghiệm

Lớp Sĩ số Điểm Trung bình Khá Giỏi SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) ĐC (12A8) 31 1 3.2 11 35,5 19 61,3 TN (12A10) 35 1 2.9 13 37,1 21 60

- Thực nghiệm được tiến hành song song trên 2 lớp (lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) tại trường THPT Lê Xoay. Lớp đối chứng được tiến hành trước, tôi giảng dạy theo nội dung, phương tiện và phương pháp truyền thống, sẵn có. Với lớp thực nghiệm, tôi giảng dạy theo kế hoạch, thiết kế sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH đã minh họa ở trên. Cụ thể:

+ Sau khi dạy xong bài 2 “Thực hiện pháp luật (Tiết 3)” - mục “c. Các loại vi phạm pháp luật” bài 4 “ Quyền bình đẳng của cơng dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (Tiết 1) mục b. Nội dung bình đẳng trong hơn nhân và gia

43

đình – phần “Bình đẳng giữa vợ và chồng” tôi tiến hành kiểm tra 15 phút đối với cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (cùng bài, cùng đề kiểm tra).

+ Sau khi thực nghiệm xong tất cả các nội dung, tôi tiến hành lấy ý kiến phản hồi của HS bằng phiếu điều tra và hỏi trực tiếp học sinh của lớp thực nghiệm (12A10).

* Kết quả thu được sau thực nghiệm:

Để đánh giá kết quả tổng hợp về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh, tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút dành cho cả lớp đối chứng, lớp thực nghiệm và phiếu trưng cầu ý kiến học sinh sau khi sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH dành riêng cho lớp thực nghiệm. Sau đó, tơi sử dụng một số cơng thức tốn học để tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm. Gồm có bộ câu hỏi đánh giá sau:

- Đánh giá về nhận thức: Đề kiểm tra tiến hành sau khi thực nghiệm dành cho

cả hai lớp (Đính kèm phụ lục)

- Đánh giá về thái độ học tập: Phiếu khảo sát trưng cầu ý kiến học sinh sau khi áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH dành cho lớp thực nghiệm (Đính kèm phụ lục). Tơi thu được kết quả sau:

I. Về nhận thức:

- Sau khi cho HS cả hai lớp ĐC và TN làm bài kiểm tra, tôi đã thu được kết quả về số lượng (SL) theo điểm trung bình, khá, giỏi như sau:

Bảng kết qu về nhn thức tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm

Lớp Sĩ số Điểm

Trung bình Khá Giỏi

SL SL SL

ĐC (12A8) 31 1 8 22

44

Biểu đồ thể hiện kết qu về mặt nhn thức tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

+ Bảng kết quả cũng như biểu đồ trên cho thấy, kết quả học tập bộ môn của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, cụ thể: ở lớp đối chứng vẫn tồn tại HS ở điểm trung bình chiếm 3,2% còn ở lớp thực nghiệm khơng có HS điểm trung bình, tỉ lệ HS đạt điểm ở mức khá thấp hơn lớp đối chứng chiếm 35% ( lớp ĐC chiếm 38,7%) và tỉ lệ đạt điểm giỏi là 65% (lớp ĐC chiếm 58.1%). Với kết quả này phần nào khẳng định việc sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH đã mang đến hiệu quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn GDCD lớp 12.

- Tiến hành áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH trong toàn bộ năm học 2018 – 2019 cho lớp thực nghiệm tôi thu được kết quả thi THPTQG năm 2018- 2019 như sau:

Bảng kết quả thi THPTQG giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm:

Lớp Sĩ số Điểm thi THPTQG Điểm

trung bình Trung bình Khá Giỏi SL SL SL ĐC (12A8) 31 0 8 23 8,44 TN (12A10) 35 0 5 30 8,55 0 5 10 15 20 25 30 SL SL SL Trung bình Khá Giỏi ĐC (12A8) TN (12A10)

45

Biểu đồ thể hiện kết quả thi THPTQG giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm:

+ Nhìn vào bảng và biểu đồ kết quả trên cho thấy điểm trung bình chung thi THPTQG ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng tuy không nhiều nhưng đáng chú ý là số lượng học sinh đạt điểm giỏi ở lớp này cao hơn hẳn lớp đối chứng với số lượng là 30/35 HS chiếm 85,7% lớp đối chứng có 23/31 HS chiếm 74,2%. Điều này, một lần nữa khẳng định việc sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH đã có những tác động nhất định làm nâng cao nhận thức cũng như phát triển tư duy của học sinh. Kết quả này đã góp phần nâng cao điểm trung bình mơn GDCD tồn trường làm cho điểm thi môn GDCD của nhà trường được xếp thứ nhất tỉnh trong kỳ thi THPTQG năm 2019.

II. Về thái độ:

* Qua quan sát của giáo viên: HS hào hứng, quan tâm đến các tình huống được xây dựng từ các trường hợp điển hình (hoặc các trường hợp điển hình được sử dụng); các em tích cực tìm tịi, tranh luận để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề được đặt ra từ tình huống.

* Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến:

- Với các câu hỏi 1, 2, 3: Về thái độ tích cực trong xây dựng bài, làm việc nhóm và hồn thành nhiệm vụ tơi thu được kết quả: Đa số học sinh có thái độ tích cực trong phát biểu bài học, làm việc nhóm và hồn thành nhiệm vụ học tập đều ở mức độ rất tích cực/ rất tốt và tích cực/ tốt, chỉ có tỉ lệ nhỏ ở mức bình thường thậm chí là 0% đối với mức khơng quan tâm/ khơng hồn thành. Điển hình như câu hỏi số 2, có 22/35 ý kiến HS chiếm tỉ lệ 62,9% cho rằng rất tích cực, 22,9% (8/35) cho rằng tích cực, 8,5 % cho rằng bình thường, căng thẳng 5,7% và 0 % cho rằng không quan tâm. Từ kết quả này cho thấy, đa số học sinh có thái độ tích cực làm việc nhóm khi giáo viên u cầu giải quyết các vấn đề mà tình huống điển hình. Khi được giáo viên hỏi lí do, các em lí giải các tình

0 5 10 15 20 25 30 35 SL SL SL Trung bình Khá Giỏi ĐC (12A8) TN (12A10)

46

huống điển hình đa số gần gũi trong cuộc sống nên mang đến sự quan tâm và hứng thú đồng thời các em muốn vận dụng kinh nghiệm và các kiến thức đã học để giải quyết tình huống thử xem sức mình đến đâu. Do vậy, việc GV sử dụng các trường hợp điển hình là rất cần thiết để phát huy năng lực tự giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Với câu hỏi 6: thái độ tiếp nhận các tình huống điển hình từ bài học của HS là khác nhau, tuy nhiên đa số học sinh có tâm lí thích thú, quan tâm đến các tình huống được đặt ra. Cụ thể:

Thái độ của HS khi dạy học dựa trên NCTHĐH

Thái độ SL (HS) TL(%)

Rất thích, hào hứng tham gia 22/35 62,9

Thích 8/35 22,9

Bình thường 3/35 8,5

Căng thẳng 2/35 5,7

Uể oải, chán nản 0 0

Không quan tâm 0 0

Ý kiến khác:…………… 0 0

+ Về cách xử sự của HS khi tiếp nhận các tình huống điển hình và các nhiệm vụ học tập ở câu 7 và câu 8, ý kiến học sinh tích cực suy nghĩ, thảo luận, tìm tịi để giải quyết vấn đề chiếm số lượng tương đối cao, cụ thể: ở câu 7, số lượng ý kiến về thái đơ tích cực suy nghĩ và thực hiện yêu cầu và nội dung tích cực suy nghĩ, huy động kiến thức để thực hiện nhiệm vụ ở câu 8 đều đạt là 30/35 chiếm tỉ lệ 85,7%; nội dung có suy nghĩ nhưng khơng phát biểu ý kiến là 11,4%. Ở câu hỏi này có tỉ lệ rất thấp với nội dung không quan tâm và không tham gia là 2,9%.

Thái độ của HS khi dạy học dựa trên NCTHĐH (Câu hỏi 7)

Hoạt động của HS SL (HS) TL(%)

Tích cực suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu 30 85,7 Suy nghĩ vấn đề nhưng không phát biểu ý kiến 4 11,4

Không quan tâm, không tham gia 1 2,9

Ý kiến khác 0 0

+ Đối với câu hỏi 4 về vai trò của việc áp dụng các trường hợp điển hình trong dạy môn GDCD lớp 12 cho kết quả khá bất ngờ với đủ các nội dung như: dễ dàng tiếp cận bài học, kích thích hứng thú học tập môn học đồng thời khắc sâu kiến thức và rèn luyện tư duy, năng lực tự giải quyết vấn đề có số lượng lớn ý

47

kiến HS chiếm tỉ lệ cao trên 86%. Điều này cho thấy tính tích cực của việc áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH là một giải pháp có tính khả thi và đem lại hiệu quả tương đối tốt trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

+ Đối với nội dung đánh giá về tính khoa học, tính thực tiễn và tính vừa sức (tính sư phạm) ở câu hỏi 9 phần lớn ý kiến HS cho rằng các tình huống được xây dựng trên các trường hợp điển hình khá gần gũi, hấp dẫn, đa dạng, vừa sức và gắn với nội dung bài học chiếm tỉ lệ 90% và ý kiến HS cho rằng hơi khó chiếm 6%, địi hỏi quá sức với bản thân các em chiếm 4%. Với kết quả này, một mặt giáo viên tiếp tục phát huy việc áp dụng PPDH trên vừa có những điều chỉnh hợp lí trong xây dựng các tình huống điển hình nhằm đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia và phát huy hết khả năng của mình.

+ Các câu hỏi 5 và 10 có nội dung về điểm khơng hài lịng của em khi được học bài theo PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH và đề xuất của em để nâng cao hiệu quả của PPDH này tôi thu được kết quả sau: Hầu hết học sinh lựa chọn phương án có ý kiến khác cùng với đề xuất: Cần tiến hành PPDH này với những hình thức phong phú, thực tế hơn khơng nên bó hẹp trong khơng gian lớp học và thời gian của 1 giờ học, ý kiến này chiếm tỉ lệ 82%. Một số học sinh khơng có ý kiến khác và đề xuất nào đối với việc sử dụng PPDH trên.

* Kết luận:

Sau khi thực nghiệm đề tài, trải qua quá trình phân tích định tính, định lượng và xử lý kết quả thực nghiệm đã khẳng định sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH là một giải pháp mang tính khả thi và thu được nhiều lợi ích.

Việc sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH trong dạy học GDCD lớp 12 đã nâng cao được kết quả học tập bộ môn thể hiện qua điểm số của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với ở lớp đối chứng. Đặc biệt, ở lớp thực nghiệm số học sinh đạt điểm giỏi cao hơn nhiều so với lớp đối chứng trong nhận thức và trong kỳ thi THPTQG. Đồng thời, qua quan sát giờ dạy thực nghiệm cũng như thực tế áp dụng tôi nhận thấy việc sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH đã tạo được hứng thú đối với học sinh, các em tích cực trong các hoạt động được giao, khơng khí lớp học sơi nổi, thoải mái và vui vẻ, hiệu quả làm việc nhóm được nâng cao. Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề của học sinh bước đầu được hình thành, các em biết cách giải quyết hợp lí trước một số tình huống đặt ra trong cuộc sống.

Như vậy, có thể kết luận áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH trong giảng dạy GDCD lớp 12 là một trong những giải pháp khá hiệu quả giúp giáo viên khắc phục được những vấn đề như: HS thiếu hứng thú với bộ môn, sự khơ cứng của nội dung pháp luật, tính lý thuyết (hàn lâm) trong chương trình đồng thời xây dựng ý thức, thái độ tích cực và tính sáng tạo, tự lực của HS trong tìm tịi và giải quyết các nhiệm vụ học tập. Đồng thời, áp dụng cách làm này cho thấy ý nghĩa thiết thực từ mỗi bài học đối với HS trong cuộc

48 sống và học tập hàng ngày.

9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

- Các tổ chức, cá nhân có thể thu được những lợi ích nhất định trong việc áp dụng sáng kiến như: nâng cao chất lượng học tập bộ môn, nâng cao điểm thi THPTQG môn GDCD đối với những học sinh thi Tổ hợp khoa học xã hội bởi PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH thực sự là một giải pháp khá hiệu quả, đảm bảo tính khả thi trong dạy học các nội dung pháp luật của môn GDCD lớp 12. Đặc biệt, giải pháp này khá phù hợp và mang lại hiệu quả không chỉ cho các lớp 12 nói chung mà cả cho các lớp ôn thi THPTQG môn GDCD.

10. Danh sách các nhân áp dụng thử sáng kiến kinh nghiệm lần đầu: Số Số

TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực

áp dụng sáng kiến

1 Hà Thị Nam Trường THPT Lê Xoay GDCD 12

Vĩnh Tường, ngày...tháng....năm......

Thủ trưởng đơn vị

Vĩnh Tường, ngày 15 tháng 2 năm 2020

Tác giả sáng kiến

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Văn Bính (Chủ biên, 2018), Sách giáo khoa GDCD lớp 12, Nxb Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Mai Văn Bính (Tổng Chủ biên, 2007), Sách giáo viên GDCD lớp 12, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

3. Phùng Văn Bộ (2001), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên

cứu triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Phạm Thị Dinh (2015), Vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn GDCD lớp 12, Sáng kiến kinh nghiệm, Trường THPT Sông Ray, Đồng Nai.

5. I.Ia.Lecnen (1976), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội,

6. V.O.Kon (1976), Những cơ sở dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Hoàng Thị Thanh (2019), Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Sử dụng phương pháp dạy học nêu và 5 giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 12 (Trang 42)