KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Xây dựng một số bài toán thực tế liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10 (Trang 64 - 66)

1. KẾT LUẬN

Trong quá trình giảng dạy chúng tơi thấy việc đưa những bài tốn có nội dung thực tế hay môn học khác vào cho học sinh làm là rất quan trọng. Đây là công việc cần thực hiện thường xuyên bởi khi đã rèn luyện cho học sinh phát triển tư duy theo hướng lồng ghép các bài tốn có nội dung thực tế vào thì khả năng tư duy lơ-gic, tư duy sáng tạo trong học Toán của các em được nâng cao; trước một bài tốn hay một tình huống trong cuộc sống, các em có thể linh hoạt nhìn nhận, biến đổi bài tốn, giải quyết bài tốn hay tình huống ấy một cách tốt nhất sử dụng nền tảng toán học.

Sáng kiến trên cung cấp cho giáo viên một số bài tốn thực tế, liên mơn có thể vận dụng được vào trong trương trình tốn lớp 10, góp phần làm cho các giờ học tốn của học sinh khơng phải là những tiết học khô khan, trừu tượng, mà lại gần gũi, thiết thực với cuộc sống. Những tiết dạy có lồng ghép nội dung về bài tốn thực tế hay liên mơn đã góp phần nâng cao năng lực tư duy nói chung và tạo hứng thú học tập cho học sinh , giúp cho việc học, định hướng, tiếp cận dần nội dung thi THPT Quốc gia đạt kết quả tốt.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Với Bộ giáo dục: những ứng dụng toán học trong thực tiễn trong

chương trình tốn 10 tập trung vào các khái niệm, công thức rất cơ bản. Tuy nhiên, chương trình hiện tại lại xuất hiện nhiều các bài tập khá hình thức và rất khó tìm được những “mơ hình thực tiễn” gắn với những bài tập như vậy. Ví dụ như phần “Công thức lượng giác”, các tình huống, mơ hình mà tác giả biết, hoặc các nguồn tham khảo liên quan đến lượng giác rất hiếm gặp những biểu thức lượng giác cồng kềnh, phức tạp như trong sách giáo khoa và như các đề thi hiện nay. Bộ có thể xem xét, khi xây dựng SGK nên đưa thêm nhiều bài tốn thực tế lồng ghép vào chương trình.

2.2. Với Sở GD&ĐT: Quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ cho giáo viên dạy toán. Nên tổ chức các hội thảo chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên trong tỉnh.

2.3. Với BGH nhà trường: Hiện nay, nhà trường đã có một số sách tham

khảo tuy nhiên cịn ít, chưa đủ chủng loại. Vì vậy nhà trường cần quan tâm hơn nữa về việc trang bị thêm sách tham khảo mơn Tốn để học sinh được tìm tịi, học tập khi giải tốn để các em có thể tránh được những sai lầm trong khi làm bài tập và nâng cao hứng thú, kết quả học tập mơn tốn nói riêng, nâng cao kết quả học tập của học sinh nói chung.

2.4. Với giáo viên giảng dạy mơn Tốn : Nên tăng cường tự học, tự sáng

tạo. Nên tăng cường các bài tốn có nội dung thực tiễn hay lên mơn vào giảng dạy. Nên định hướng dần các nội dung từng khối liên quan tới kì thi THPT quốc gia cuối cấp.

2.5. Với PHHS: Quan tâm việc tự học, tự làm bài tập ở nhà của con cái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh mơn Tốn cấp THPT, Chương trình phát triển giáo dục trung học.

[2]. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Doãn Minh Cường, Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Tài, Đại số 10, Nxb Giáo dục.

[3]. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Xuân Liêm, Đặng Hùng Thắng, Trần Văn Vuông, Đại số 10 nâng cao, Nxb Giáo dục. [4]. Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học mơn Tốn, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[5]. G.POLYA (1997), Sáng tạo toán học, NXB giáo dục. [6]. Các trang web: http://violet.vn http://diendantoanhoc.net http://www.toanmath.com/ http://dethithptquocgia.com/ http://k2pi.net.vn/ http://ninhbinh.edu.vn/

Kim Sơn, tháng 05 năm 2017

Nhóm tác giả

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Xây dựng một số bài toán thực tế liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10 (Trang 64 - 66)