II. Một số vấn đề đạo đức marketing mà các doanh nghiệpcần lư uý 1 Quảng cáo phóng đại xây dựng ảo tưởng về công dụng sản phẩm
2. Quảng cáo những sản phẩm “cấm”
Hai sản phẩm bị tấn công nhiều nhất là thuốc lá và rượu bia, một số quốc gia cấm tuyệt đối quảng cáo thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào (Canada, Phần Lan, trong đó có nước ta), một số nước chỉ hạn chế mà không cấm tuyệt đối như Mỹ, Thụy Điển. Các nhà sản xuất thuốc lá cho rằng miễn là sản phẩm của họ được pháp luật thừa nhận thì họ có quyền quảng cáo, lý do khác nữa là họ chỉ thuyết phục những người hút thuốc chuyển sang tiêu dùng nhãn hiệu của họ chứ khơng có ý khuyến khích trẻ em hoặc những người khơng hút thuốc. Rượu bia là hàng hóa xa xỉ, tuy bị đánh thuế cao nhưng lợi nhuận lại rất lớn. Vì thế dù bị nhà nước hạn chế quảng cáo dưới mọi hình thức, các nhà sản xuất rượu bia “ngoại” vẫn tìm mọi cách “lách” luật để tiếp cận với người tiêu dùng Việt Nam - vốn là những khách hàng có “tâm hồn say sưa” bậc nhất thế giới.
Cịn nhớ năm 2014, những hình ảnh sản phẩm Rockmen 12 được quảng bá liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng gây bức xúc trong dư luận bởi sự lập lờ để quảng bá thương hiệu rượu Rockmen. “Theo quy định hiện hành, sản phẩm rượu có độ cồn dưới 15 độ mới được phép quảng cáo. Tuy nhiên, tên thương hiệu Rockmen có một chuỗi sản phẩm rượu mạnh từ 12 độ đến 33 độ cồn. Quan sát các clip quảng cáo này dễ dàng nhận thấy, các câu quảng bá như “rượu sạch êm dịu”, “khơng độc tố”, “kích thích tiêu hóa” và hình ảnh chai rượu có chữ Rockmen khá lớn (khơng rõ số 12 đi kèm). Vì vậy, việc quảng cáo rượu Rockmen 12 thực chất đã quảng cáo cho toàn bộ sản phẩm rượu Rockmen của doanh nghiệp”. Văn bản số 266/CNN ngày 6/5/2014 của Vụ Công nghiệp nhẹ nêu rõ. Cách quảng cáo này đã “qua mặt” Đài Truyền hình và hàng chục triệu khán giả.
Nhưng “vết chân” của Rockmen dường như có rất nhiều kẻ khác cũng thích “giẫm vào”. Bằng chứng là thời gian vừa qua, dư luận bức xúc về việc nhãn hiệu bia Đại Việt với nội dung quảng cáo bia Đại Việt đại diện cho khí phách, tinh thần anh hùng, bất khuất của dân tộc gây phản cảm, bức xúc. Sự “lộng ngôn” đã mạo phạm tới các anh hùng đã khuất, ảnh hưởng tới hình ảnh đất nước Việt Nam và “xui khiến” giới trẻ uống bia để có… “khí phách dân tộc”!
Tương tự, để quảng bá cho vị “tươi” và “mát” của sản phẩm bia X, khơng ít khán giả cũng thấy bức xúc trước hình ảnh những cô gái ăn mặc sexy cùng lời quảng cáo sản phẩm bia X đậm đà vị “tươi” và “mát” làm hài lịng tất cả các q ơng! Có một điều khó hiểu là các clip quảng cáo “lộng ngôn”, phản cảm này này lại qua mặt được sự kiểm duyệt của nhà đài, các cơ quan truyền thông.