Một số kiến nghị, giải pháp giải quyết các vướng mắc trong việc cấp phiếu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập luật kinh tế pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thực tiễn tại bình phước (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP

3.5 Một số kiến nghị, giải pháp giải quyết các vướng mắc trong việc cấp phiếu

phiếu lý lịch tư pháp tại sở tư pháp tỉnh Bình Phước.

Thơng qua thực tế tại cơ quan, bản thân tơi có một số kiến nghị, đề xuất như sau:

Đối với các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu Tư pháp (Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia) cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng, cập nhật dữ liệu lý lịch tư pháp để có được các thông tin cần thiết phục vụ cho việc khai thác sau này. Thường xuyên phối hợp cung cấp, trao đổi thông

tin lý lịch tư pháp giữa các địa phương và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia để bảm

đảm sự chính xác, thống nhất về thơng tin lý lịch tư pháp.

Đối với công tác phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tỉnh với Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm

các quy định của pháp luật, Quy chế số 744 của UBND tỉnh về công tác phối hợp thực

hiện Luật Lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh, để có thơng tin giải quyết kịp thời yêu cầu cấp Phiếu lý lịch của người dân. Bên cạnh đó, giúp cơ quan quản lý xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm đẩy mạnh việc lãnh đạo chỉ đạo các cơ quan Tư

pháp, Cơ quan Công an thực hiện tốt Quy chế 744 và các quy định pháp luật về lý lịch

tư pháp. Tổ chức các cuộc họp liên ngành giữa các cơ quan Tư pháp, Công an với Sở Tư pháp để nắm bắt thông tin trong công tác phối hợp cung cấp thơng tin để có biện

pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và phù hợp.

Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để người dân hiểu rõ hơn về thủ tục cũng như quy trình cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp khi có yêu cầu.

Các Bộ, Ngành Trung ương cần có sự chỉ đạo kịp thời đối với các cơ quan thuộc ngành dọc trong công tác phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp nhất là việc phối

hợp cung cấp thông tin cho các địa phương khác. Đồng thời ban hành hoặc tham mưu

ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm, thời gian trong việc cung

cấp thông tin với Sở Tư pháp các địa phương khác trong cả nước để giải quyết triệt để

tình hình chậm trễ trong việc cung cấp thông tin giữa các địa phương.

Các cơ quan có thẩm quyền cần có các biện pháp chỉ đạo các doanh nghiệp trong và ngoài nước tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tuyển dụng cho những trường hợp có án tích nhất là các trường hợp phạm tội do lỗi vơ ý, giúp họ có được việc làm, tái

hịa nhập cộng đồng, ni sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng, phát triển xã

KẾT LUẬN

Công tác lý lịch tư pháp hiện nay đóng vai trị ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội. Hầu hết các cơ quan, đơn vị nhà nước; doanh nghiệp trong và ngoài nước đều yêu cầu cá nhân khi nộp hồ sơ tuyển dụng hoặc thực hiện các thủ tục hành chính

khác có liên quan phải có Phiếu lý lịch tư pháp. Đây là trách nhiệm trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, do đó việc hồn thiện cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại

các cơ quan quản lý là u cầu cấp thiết địi hỏi có sự phối hợp từ nhiều ngành và các

địa phương trong cả nước để thơng qua đó có thể giải quyết kịp thời nhanh chóng các

yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Các cơ quan, đơn vị; doanh nghiệp trong và ngồi nước cần có cái nhìn tích cực, cảm thơng, chia sẻ trong khâu tuyển dụng đối với các trường hợp có án tích nhất là đối với các trường hợp phạm tội do lỗi vô ý để tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng, tạo việc làm cần thiết để họ hướng thiện, góp phần xây dựng và phát triển xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, các quy định pháp luật về cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã thể hiện được Nhà nước ta luôn đề cao, tôn trọng và bảo vệ mọi quyền lợi hợp của

công dân trong xã hội. Nhưng vẫn cịn tồn tại những thiếu sót và hạn chế những quy định về việc xóa án tích cho những người đã từng bị kết án là vô cùng cần thiết, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của những người có án tích khi họ tái hòa nhập cộng đồng.

Việc giải quyết các yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân bên cạnh cần phải có sự phối hợp kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan cịn phải có sự cảm

thơng, chia sẻ từ phía người yêu cầu cũng như các cơ quan khác để hạn chế gây áp lực

đối với Sở Tư pháp đối với các trường hợp trễ hạn bởi trên thực tế do cơ sở dữ liệu chưa đảm bảo nên Sở Tư pháp cần phụ thuộc vào thông tin do các cơ quan, đơn vị có

liên quan cung cấp mới đảm bảo cho việc ghi tình trạng án tích vào Phiếu lý lịch tư

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Quyết định 19/2015/QĐ-UBND quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Tư pháp Bình Phước;

- Quyết định số 101/QĐ-STP ngày 14/8/2015, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở;

- Luật Lý lịch tư pháp năm 2009;

- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/11/2011 của Bộ Tư pháp quy định về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sồ lý lịch tư pháp;

- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TAND TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP

ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng về hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh,

trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày 06/02/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi,

bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư

pháp;

- Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập luật kinh tế pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thực tiễn tại bình phước (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)