Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu 8e258a59-2fe2-473b-ac5c-94c2ecb2a08b (Trang 26 - 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái niệm và nội dung chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của

1.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế

 Khái niệm

Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế là chiến lược tìm kiếm để gia tăng thị phần của các sản phẩm hiện thời tại các thị trường quốc gia khác thông qua việc gia tăng các nỗ lực nghiên cứu thị trường và marketing.

Chiến lược này được sử dụng rộng rãi như là một chiến lược đơn lẻ và liên kết với các chiến lược khác. Sự quyết định cách thức của một chiến lược thâm nhập phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan đến thị trường thâm nhập, các đối thủ cạnh tranh và bản thân năng lực của công ty.

Để lựa chọn thị trường doanh nghiệp cần có nghiên cứu đánh giá về mơi trường thâm nhập bên trong và bên ngồi doanh nghiệp. Sau đó tiến hành phân tích

mơi trường bên ngồi và khả năng tham gia thị trường của doanh nghiệp, doanh nghiệp xác lập được thị trường theo tiềm năng và triển vọng của các thị trường đó. Tiếp đến, cần phải xác định thị trường mục tiêu dựa trên 3 căn cứ sau::tiềm năng của cầu thị trường, cường độ cạnh tranh, mục tiêu và nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Sau khi quyết định tiến hành tiêu thụ ở phạm vi thị trường nào đó, điều quan trọng đối với những nhà quản trị chiến lược của công ty là phải lựa chọn được phương thức tốt nhất để thâm nhập thị trường đã chọn. Bởi có như vậy thị cơng ty mới có thể xác định một cách căn bản tồn bộ chương trình marketing liên quan. Mỗi quan điểm chiến lược xếp sau đòi hỏi phải gánh chịu nhiều trách nhiệm hơn và rủi ro cũng nhiều hơn, nhưng lại hứa hẹn lợi nhuận cao hơn. Công ty cần phải cân nhắc mọi khả năng lựa chọn, đánh giá thận trọng cả những chi phí có thể khơng kiểm sốt được, chẳng hạn chi phí trưng bày sản phẩm đến tận khách hàng cuối cùng trực tiếp tiêu dùng và những rủi ro có thể phát sinh. Ngồi ra, phương thức thâm nhập thị trường được lựa chọn cũng phải phù hợp với các chiến lược tổng thể của cơng ty, với mục đích và thời hạn của từng mục tiêu mà công ty đặt ra. Một lựa chọn tối ưu là phải phối hợp hài hòa cả về chi phí, các rủi ro và các yếu tố phải kiểm soát.

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường được coi là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp, bởi vậy mà các doanh nghiệp luôn cố gắng có được thị trường và chiếm lĩnh nó với thị phần lớn. Trong xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, nếu như các doanh nghiệp chỉ trông chờ vào thị trường nội địa với lượng người tiêu dùng có hạn, và ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngồi thì mong muốn chiếm được thị phần lớn khó có thể đạt được. Doanh nghiệp có thể khắc phục tình trạng đó bằng cách chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác hay nghiên cứu cải tiến sản phẩm…, tuy nhiên thị trường vẫn hạn hẹp vì số lượng người tiêu dùng khơng tăng lên. Do đó, tìm kiếm và phát triển ra thị trường nước ngoài sẽ là một giải pháp hay bởi thị trường bên ngoài biên giới quốc gia là vô cùng rộng lớn với nhu cầu rất đa dạng, phong phú. Doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau nếu họ có đủ khả năng đáp ứng. Thâm nhập thị trường thế giới khơng chỉ có tác động tích cực với doanh nghiệp mà còn có lợi cho sự phát triển của quốc gia.

Đối với doanh nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Tìm

kiếm khách hàng mới; Cho phép doanh nghiệp kéo dài vòng đời sản phẩm:

Sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ ở trong nước đang ở giai đoạn chín muồi khi đưa ra bán trên thị trường nước ngồi có thể bắt đầu lại một chu kỳ sống mới, sản phẩm sẽ được kéo dài thời gian tồn tại trên thị trường quốc tế; Giảm chi phí sản xuất; Trải rộng thị trường để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.

Đối với sự phát triển của quốc gia: Tận dụng được những lợi thế của quốc gia

so với các quốc gia khác để nhanh chóng phát triển kinh tế, nâng vị thế của đất nước trên trường quốc tế; Thâm nhập thị trường nước ngồi có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tóm lại, việc thâm nhập thị trường nước ngồi, tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là một vấn đề cấp thiết, một xu thế bắt buộc và một yêu cầu khách quan. Tham gia mậu dịch quốc tế đem lại lợi ích cho cả quốc gia và doanh nghiệp: tận dụng lợi thế so sánh để phát triển kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm….

Một phần của tài liệu 8e258a59-2fe2-473b-ac5c-94c2ecb2a08b (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w