Hoạch định kế hoạch triển khai chiến lược phát triển thị trường quốc

Một phần của tài liệu 8e258a59-2fe2-473b-ac5c-94c2ecb2a08b (Trang 48 - 52)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái niệm và nội dung chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của

1.2.5. Hoạch định kế hoạch triển khai chiến lược phát triển thị trường quốc

1.2.5.1. Triển khai chính sách marketing trong chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế

 Chính sách phân đoạn thị trường

Phân đoạn thị trường đảm bảo cho các doanh nghiệp tiếp cân được với từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau để thỏa mãn tất cả nhu cầu của họ để đem lại lợi nhuận cao cho cơng ty.

 Chính sách định vị sản phẩm của cơng ty trên đoạn thị trường mục tiêu Định vị là việc xác định vị thế cạnh tranh sản phẩm của DN so với các sản

phẩm một hình ảnh tốt nhất trong con mắt khách hàng, giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Cách thức định vị:

+ định vị sản phẩm dựa vào đặc tính cơng dụng của sản phẩm, đối thủ canh tranh, chất lượng và giá cả.

+ Định vị dựa vào thuộc tính sử dụng hay chất lượng sản phẩm: tức là định vị dựa vào lợi ích sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng.

+ Định vị dựa vào đối thủ cạnh tranh: DN định vị nhằm cùng vào nhóm khách hàng với đối thủ cạnh tranh, nó đòi hỏi DN phải có sức mạnh cạnh tranh và đoạn thị trường lớn.

+ Định vị bằng giá cả, chất lượng: đây là định vị mà doanh nghiệp đặt giá rẻ hơn hẳn so với các DN khác trong ngành.

Sản phẩm:

Khi lập kế hoạch chào hàng hay sản phẩm của mình, nhà kinh doanh cần suy nghĩ đầy đủ về 5 mức độ của sản phẩm như dưới đây:

Sản phẩm tiềm ẩn Sản phẩm hồn thiện Sản phẩm mong đợi Sản phẩm chung Lợi ích cốt lõi Hình 1.5: 5 mức độ của sản phẩm.

Các quyết định chính sách sản phẩm có tầm quan trọng cơ bản và đáng nhận được một sự lưu tâm cao nhất của các uỷ viên trong Ban quản trị, đặc biệt khi công ty thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường. Các sản phẩm mà công ty lựa chọn để thâm nhập tạo thành một phối thức Marketing Quốc tế hỗn hợp của cơng ty và

thường hạn chế các lựa chọn có thể tồn tại trong lĩnh vực có liên quan của chính sách Marketing. Những trình bày bề ngồi của sản phẩm trên phương diện thiết kế, đặc điểm công năng, tên nhãn hiệu cũng tạo thành một sự hiện diện rất sống động và sẽ có tác động chủ yếu đối với hình ảnh nhận thức của khách hàng về cơng ty mình. Để thâm nhập thị trường nước ngồi, cơng ty có thể sử dụng các chính sách sản phẩm như: Chính sách mở rộng trực tiếp, chính sách thích nghi sản phẩm hoặc chính sách sáng tạo sản phẩm.

Định giá trong quá trình thâm nhập:

Giá cả là yếu tố duy nhất và linh hoạt nhất trong Marketing - Mix tạo ra thu nhập. Các công ty quản lý định giá theo nhiều chiều hướng khác nhau. Do sự cân bằng của trao đổi, khách hàng có thể nhận thấy có nhiều mức giá cho một loại sản phẩm. Trong quá trình thâm nhập, giá cả cũng là một nhân tố quan trọng mà công ty cần xem xét để đưa ra mức giá hợp lí nhất cho chiến lược. Thông thường để tăng thêm khách hàng và nản lòng đối thủ cạnh tranh đang hiện diện, chiến lược thâm nhập sử dụng chính sách giá thấm dần hoặc giá tiêu diệt, tuỳ thuộc vào mục tiêu mà công ty đặt ra.

Phân phối:

Mục đích của phân phối là quản lý các mạng lưới cung ứng, tức là các dòng gia tăng giá trị từ người dùng đến người sử dụng cuối cùng.

Một chiến lược phân phối nước ngoài là một kế hoạch mục tiêu, nhằm đạt được các mục tiêu phân phối của cơng ty ở thị trường nước ngồi. Chiến lược phân phối ra nước ngoài bao gồm những quy định gắn liền với việc lựa chọn, phát triển và kiểm soát các phân phối để đáp ứng được các điều kiện và mục tiêu môi trường, thị trường và cạnh tranh của nước chủ nhà.

Người

cung ứng

Mua sắm, sản

xuất, phân phối

Các kênh

phân phối

Khách

hàng

Xúc tiến thương mại:

Đây là q trình thơng tin có hướng nhằm tác động tới một số đối tượng nhất định như khách hàng trên thị trường mục tiêu, công chúng, các tổ chức.

Phối thức giao tiếp - khuyếch trương hỗn hợp bao gồm 4 thành phần, đó là: - Quảng cáo.

- Khuyến mại. - Tuyên truyền. - Bán hàng các nhân.

Cả 4 yếu tố này luôn đan xen, hỗ trợ nhau để đảm bảo sự nhất quán phân bổ thời gian thích hợp và hiệu quả của chi phí. Q trình giao tiếp - khuyếch trương là một trong 4 thành phần cấu thành Marketing - Mix ở công ty. Những người làm Marketing đặc biệt là Marketing Quốc tế phải biết cách sử dụng quảng cáo, kích thích tiêu thụ, Marketing trực tiếp, quan hệ quần chúng và bán hàng trực tiếp để thông báo đến khách hàng mục tiêu tồn tại và giá trị sản phẩm. Xúc tiến thương mại đặc biệt quan trọng khi công ty thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường quốc gia.

1.2.4.1. Triển khai chính sách phát triển nguồn lực trong chiến lược thâm nhập thị tường quốc tế

 Hệ thống thông tin marketing

Hệ thống thông tin marketing (MIS) bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân loại, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời và chính xác cho những người soạn thảo các quyết định marketing.

Làm thế nào để ban lãnh đạo cơng ty có thể nắm được những mong muốn ln thay đổi của khách hàng, những sáng kiếm mới của đối thủ cạnh tranh, các kênh phân phối luôn thay đổi? Và câu trả lời đơn giải nhất là Ban lãnh đạo phải phát triển và quản trị hệ thống thơng tin tốt.

 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Để có được nguồn nhân lực tố thì trước hết doanh nghiệp phải làm từ khâu đầu tiên của công tác quản trị nhân lực là tuyển dụng. Tiếp theo là chúng trong đến công tác đào tạo phát triển cán bộ công nhân viên cả mới và cũ như đa dạng các lọai hình

đào tạo, thường xuyên mở các khóa đào tạo về nghiệp vụ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các phòng ban. Khối kỹ thuật thì áp dụng hình thức đào tao trong cơng việc như cho đi thực tế nước ngoài hay cho chuyên gia hướng dẫn... Hơn nữa cơng ty cũng cần có chế dộ đãi ngộ tốt như lương thưởng rõ ràng, công bằng và xây dựng lộ trình cơng danh cho nhân viên để khích lệ tinh thần làm việc của họ.

Vì vậy mà để đảm bảo cho việc triển khai chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế hiệu quả doanh nghiệp cần hoàn thiện nguồn nhân lực về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu.

 Ngân sách hoạt động

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các thiết bị gạch ốp lát thường chú ý tập trung vào phân bổ nguồn vốn vì đặc trưng cơ bản của ngành gạch ốp lát là cần nguồn vốn lớn. Chính vì vậy khi phân bổ tài chính các doanh nghiệp phải xem xét, cân nhắc việc phân bổ và cân nhắc kỹ nhu cầu về vốn sao cho việc phân bổ hợp lý mang lại hiệu quả cao nhất, đặc biệt là ngân sách cho việc cải tiến, quan hệ công chúng... Tất cả phải được phân bổ một cách hợp lý và phù hợp với nguồn lực tài chính hiện tại của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 8e258a59-2fe2-473b-ac5c-94c2ecb2a08b (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w