Tỉ lệ thất nghiệp

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 31 - 33)

2.2 Tác động của lạm phát đến các biến số vĩ mô

2.2.2 Tỉ lệ thất nghiệp

 Tỷ lệ Lạm phát của:

Năm 2004: 9,5 % Năm 2007: 12,63%

Năm 2005: 8,4 % Năm 2008: 19,89%

 Tỷ lệ thất nghiệp của :

Năm 2004 : 6,5% Năm 2007: 4,2%

Năm 2005: 5,6-5.8% Năm 2008: 4,6%

Năm 2006: 5% Năm 2009 : 4,66%

Chúng ta đều biết rằng để kiềm chế lạm phát Nhà nước sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tức là giảm mức cung tiền và tăng lãi suất , nhưng phải chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Nhưng thực tế , thì lý thuyết đó chỉ phù hợp trong 1 thời gian ngắn.

Trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào thuộc tính thị trường lao động còn tỷ lệ lạm phát phụ thuộc trước hết vào sự gia tăng cung tiền , do đó lạm phát và thất nghiệp khơng liên quan nhiều đến nhau. Lúc này các chính sách tác động tới Tổng cầu chỉ ảnh hưởng tới các biến danh nghĩa ( mức giá, tỷ lệ lạm phát), mà khơng có ý nghĩa với các biến thực tế ( sản lượng , tỷ lệ thất nghiệp).

Năm 2005, lực lượng lao động tại VN có việc làm là 43,46 triệu người, chiếm 97,9% lực lượng lao động cả nước.Tỉ lệ tăng trưởng việc làm 2,67%; cơ cấu việc làm tiếp tục chuyển dịch tích cực: Lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 25,33%; công nghiệp và xây dựng chiếm 17,88%; nông nghiệp chiếm 56,79%…

Lao động qua đào tạo chiếm khoảng 25%, trong đó 19% qua đào tạo nghề. Theo đánh giá chung, thực trạng và xu thế phát triển lao động-việc là giai đoạn 2001-2005 của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực về đào tạo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, tăng tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động … Thực tế các DN trong các khu công nghiệp đã phải cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế nhưng không phải tất cả những lao động này đều rơi vào tình trạng thất nghiệp mà phần lớn họ về quê tìm việc làm mới, có thể khơng phù hợp nhưng vẫn có thu nhập, dù thấp.

Chính phủ đã có những giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội; giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng , hoàn thiện bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ lao động tìm việc, nâng cao chất lượng lao động, cắt giảm thuế tiêu thụ, , chú trọng đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề cho bà con ở vùng nông thôn, mở rộng xuất khẩu lao động, hạn chế tăng dân số.......để thúc đẩy sản xuất phát triển trở lại ,tạo việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w