2.3.1 Năm 2007
Trong bối cảnh lạm phát đặc biệt tăng nhanh vào tháng 6 năm 2007 ( chỉ số giá CPI vọt lên mức xấp xỉ 1%, trái với thông lệ giá cả hơn một thập kỷ qua ). Tín hiệu về lạm phát này đã được chính phủ thu nhận kịp thời và xử lý thông qua các chỉ thị :
Ngày 01/8/2007 Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 18/2007/CT- TTg về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng thị trường.
Thủ tướng yêu cầu: rà sốt các chính sách điều hành tiền tệ để có biện pháp thích hợp kiểm sốt được mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh tốn và mức huy động tín dụng; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng tiền trong lưu thơng ở mức hợp lý; giữ bình ổn tỷ giá hối đối, các lãi suất chủ đạo của đồng tiền Việt Nam, không để xảy ra những đột biến trên thị trường tiền tệ…
Rà soát, tập trung vốn đầu tư cho các dự án quan trọng; kiên quyết thực hiện việc điều chỉnh vốn của các cơng trình triển khai chậm (chưa mang lại hiệu quả ngay) cho các dự án có nhu cầu cấp thiết cần sớm đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả cao. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín dụng nhà nước và nguồn vốn ODA, nhất là giải ngân các cơng trình đầu tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và nông nghiệp; thực hiện việc ứng vốn cho các dự án đang vướng mắc về
thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khốn và điều hịa cung cầu chứng khoán, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững; chọn những cơng ty có uy tín để phát hành cổ phiếu thu hút tiền lưu thông cho sản xuất… Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại; kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã cơng bố gắn với kiểm tra niêm yết giá, đăng ký giá và bán hàng theo giá niêm yết…
Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 23/2007/CT-TTg về tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành giá cả, bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm 2007 và phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các hiệp hội ngành hàng tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp điều hành giữ vững các cân đối kinh tế vĩ mô, kiên quyết thực hiện các giải pháp tại Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường.
Tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là tiết kiệm trong tiêu dùng (điện, xăng, dầu), tiết kiệm trong chi phí sản xuất kinh doanh và trong xây dựng cơ bản; tiết kiệm trong tổ chức hội nghị, tổng kết cuối năm, gặp mặt đón mừng năm mới.
Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện đồng bộ, hài hồ các giải pháp rút tiền từ lưu thơng về, cơ cấu lại tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bán ra có kỳ hạn ngắn, mua ngoại tệ ở mức độ thích hợp nhằm tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý, không để tăng giá hoặc mất giá quá mức đồng tiền Việt Nam.
Bộ Tài chính tiếp tục triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2007, 2008 để tham gia hút bớt tiền về, đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, các Bộ, ngành thực hiện các biện pháp đẩy mạnh giải ngân cho các dự án đầu tư của Nhà nước để tăng cường khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế và địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm sốt và quản lý giá các mặt hàng có xu hướng tăng cao như: xăng dầu, bất động sản, thuốc chữa bệnh, sắt thép, gas; chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh việc kiểm sốt quản lý giá, khơng để tình trạng độc quyền doanh nghiệp về giá, định giá bất hợp lý, đầu cơ nâng giá, không thực hiện niêm yết giá; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định những vi phạm về Pháp lệnh Giá.
Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch chuẩn bị đủ lượng hàng hóa cần thiết với giá ổn định để phục vụ nhu cầu của nhân dân đón Tết Nguyên đán Mậu Tý vui vẻ, an tồn và tiết kiệm.
Bộ Thơng tin và Truyền thơng chỉ đạo.các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với các Bộ, cơ quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền để các doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu rõ và đồng thuận với các biện pháp điều hành thị trường giá cả của Nhà nước, từ đó ngăn ngừa tác động tâm lý đẩy giá lên cao.
Nhưng các chính sách kinh tế này có vẻ vẫn chưa giải quyết tận gốc được lạm phát và lạm phát vẫn chưa được kiềm chế và đang diễn biến ở mức cao.
2.3.2 Năm 2008
Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục lạm phát ở mức cao, ngân hàng nhà nước (NHNN ) đã tích cực thực hiện việc rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế thông qua các công cụ như :
Tăng thêm 1% tỉ lệ dự trữ bắt buộc ( Quyết định số 187/QĐ-NHNN ) ngày 16/1/2008.
Phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc 20.300 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm , lãi suất 7,8% /năm ( quyết định số 364/ QĐ – NHNN ) ngày 13/2/2008.
theo công điện số 2 để ổn định nhanh thị trường tiền tệ bị xáo động bởi cuộc chạy đua lãi suất.
Và chính phủ đã có một quyết định khá dứt khốt khi ban hành Nghị quyết số 10/2008/ NQ-CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô , bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững với 8 nhóm giải pháp :
Thắt chặt tiền tệ
Thắt chặt tài khóa thơng qua rà sốt cắt giảm đầu tư Nhà Nước Tăng cung
Giảm nhập siêu Thúc đẩy tiết kiệm
Tăng cường quản lý thị trường giá cả Hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội
Đẩy mạnh thơng tin tun truyền nhằm ổn định tâm lý xã hội và hạn chế kỳ vọng của lạm phát
Thắt chặt chính sách tiền tệ:
Chính phủ đã chọn chính sách tiền tệ làm trọng tâm cho việc kiềm chế lạm phát, cụ thể như sau :
Trong tháng 5/2008 nhu cầu ảo về USD tăng cao do yếu tố tâm lý và hành vi đầu cơ khiến giá USD/VND trên thị trường tự do tăng đột biến có lúc lên đến 19000VND/USD. NHNN đã chủ động điều hành linh hoạt tỷ giá :
biên độ tỷ giá VND/USD được nới lỏng ± 0.5% ± 0.75% ± 1%± 2%
± 3% đồng thời cũng can thiệp mua bán trên thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu ( xăng dầu , thuốc chữa bệnh , phân bón ,…..) ; cơng bố
mức dự trữ ngoại hối 20,7 tỷ USD, can thiệp trên thị trường ngoại hối, ban hành quy chế thu đổi ngoại tệ, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cấm thu phí giao dịch, cấm các tổ chức tín dụng (TCTD) khơng
được giao dịch USD thông qua đồng tiền thứ 3, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra xử lý các hoạt động đầu cơ nhằm bình ổn thị trường ngoại hối.
Từ tháng 10/2008 nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay, duy trì tăng trưởng kinh tế, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh giảm 1% tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND và giảm 2% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ (Quyết định số 2560/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008 ), đồng thời cho phép các TCTD được sử dụng tín phiếu bắt buộc để tham gia giao dịch trong các nghiệp vụ tái cấp vốn, thị trường mở và được rút trước hạn yêu cầu.
Ngày 20/11/2008, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND của các TCTD (Quyết định số 2811/QĐ-NHNN) Khi thị trường tiền tệ có dấu hiệu tích cực NHNN đã dỡ bỏ lãi suất trần huy động VND và thay cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, theo đó các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với khách hàng không quá 150% của lãi suất NHNN công bố. Tại thời điểm thực hiện cơ chế lãi suất mới, lãi suất cơ bản được ấn định ở mức 12% và sau đó được điều chỉnh lên 14% ( ngày 11/6), theo đó các mức lãi suất điều hành của NHNN như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng tăng lên ( lãi suất tái cấp vốn tăng 13%- 15% /năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 11%-13% ) . Đồng thời để bảo đảm thi hành nghiêm túc cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, ngày 10/6/2008 thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành văn bản số 5158/NHNN-CSTT yêu cầu các TCTD khơng được thu phí liên quan đến hoạt động cho vay. Trước xu hướng tăng chậm của chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt là -0.19 % vào tháng 10 và 0,76% trong tháng 11, nhằm hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay, duy trì tăng trưởng bền vững, NHNN đã ba lần giảm lãi suất từ 14%-13%-12% -11% /năm, lãi suất tái
cấp vốn từ 15%-14%-13%-12% /năm, lãi suất chiết khấu từ 13%-12%-11%- 10%/năm .
Đồng thời NHNN ban hành Công văn số 10259/NHNN-CSTT ngày 20/11/2008 về việc thực hiện biện pháp tín dụng và lãi suất ; trong đó NHNN yêu cầu các TCTD :
Điều chỉnh lãi suất kinh doanh VND phù hợp với quy định của NHNN, bảo đảm khả năng huy động vốn, hoạt động kinh doanh an tồn hiệu quả.
Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn , xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu , doanh nghiệp vừa và nhỏ ,các dự án đầu tư sản xuất , kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi , có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.
Chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bên cạnh đó NHNN đã tăng cường kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh tốn, theo đó chỉ đạo các TCTD điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với chủ trương kiềm chế lạm phát của chính phủ, kiểm sốt chặt chẽ lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản. Tập trung hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng để duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu, nơng nghiệp, nơng thơn .
Bên cạnh chính sách tiền tệ, chính phủ cịn cố gắng giảm nhập siêu và tăng cường tuyên truyền tiết kiệm, hỗ trợ an sinh xã hội,………
Tiết kiệm chi thường xuyên gần 3 nghìn tỷ đồng:
Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong năm 2008 (trừ các khoản liên quan đến người lao động).
Đến nay, theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương sẽ tiết kiệm được khoảng 2.700 tỷ đồng, bằng 25% tổng dự phòng ngân sách Nhà nước 2008, trong
khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Số tiền tiết kiệm này được bổ sung vào nguồn thực hiện chính sách an sinh xã hội; phịng, chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác.
Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm và chương trình cơng tác 6 tháng cuối năm 2008 của Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xn Phúc trình bày cho thấy, chi phí cho hội họp đã được tiết giảm, cơng tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã có bước phát triển mới và phát huy tác dụng. Hệ thống thư điện tử cơng vụ của Chính phủ đã được các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, địa phương sử dụng hiệu quả trong quan hệ công tác, trao đổi thông tin, báo cáo phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, điều hành. Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ đã thực hiện thành công nhiều cuộc hội nghị, giao ban truyền hình trực tuyến qua mạng, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành và tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Đình hỗn, giãn tiến độ gần 2 nghìn dự án, cơng trình:
Việc rà sốt lại các cơng trình, dự án, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cần phải đình hỗn hoặc giãn tiến độ cũng được các Bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc. Theo đó, tổng số cơng trình, dự án đình hỗn, ngừng triển khai thực hiện và giãn tiến độ thực hiện trong kế hoạch năm 2008 là 1.736 dự án, với tổng số vốn là 5.625 tỷ đồng.
Trong đó, tổng số dự án điều chỉnh giảm của các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước là 290 dự án với tổng số vốn là 4.775 tỷ đồng.
Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu:
Bộ Cơng Thương và Bộ Tài chính đã tích cực rà sốt các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là thủ tục hải quan, thuế... Triển khai nghiên cứu xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phù hợp với cam kết quốc tế để giảm nhập siêu.
đảm an ninh lương thực và bình ổn giá gạo thế giới. Căn cứ vào khả năng cân đối thực tế và bảo đảm an ninh lương thực trong nước, năm nay nước ta có thể xuất khẩu gạo từ 4 đến 4,5 triệu tấn.
Do tác động trực tiếp của một số chính sách hạn chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu ơ tơ, linh kiện ơ tơ...; kiểm sốt chặt nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu nên nhập khẩu đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt là nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu (quý I/2008 nhập siêu bằng 62,7% kim ngạch xuất khẩu, quý II bằng 39,2%, riêng tháng 6 bằng 23,6% kim ngạch xuất khẩu).
Đẩy mạnh sản xuất và bảo đảm cân đối cung cầu:
Việc khắc phục hậu quả thiên tai và dịch bệnh đã được thực hiện tích cực để đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp. Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã thực hiện tốt các chính sách khơi phục sản xuất lúa Đơng Xn năm 2007-2008 và chăn ni trâu, bị bị thiệt hại do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại. Các Bộ, ngành địa phương đã tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh.
Qua việc thực hiện các giải pháp trên, các hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì tốt, giá các mặt hàng trọng yếu trên thị trường về cơ bản được bình ổn, đặc biệt là kịp thời hạ nhiệt giá gạo và xi măng; cơ bản bảo đảm cung - cầu các mặt hàng trên thị trường; góp phần đưa GDP đạt mức tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm (6,5%) trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.
Cấp hơn 7.300 tỷ đồng thực hiện chính sách an sinh xã hội:
Trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, tích cực, kịp thời giải quyết tình trạng thiếu đói, hỗ trợ sản xuất, sinh hoạt và đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, khó khăn; giữ ổn định mức thu