3.1.1 Lịch sử hình thành
Trước khi chúa Nguyễn khai phá miền đất phía Nam, SaĐéc thuộc phần đất Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp với tên gọi là Phsar Dek.
Cuối thập niên 1750, chúa Nguyễn thành lập 5 đạo ở miền Tây Nam Bộ để bảo vệ Dinh Long Hồ, trong đó có Đông Khẩu Đạo là thị xã SaĐéc.
Năm 1832, vua Minh Mạng chia miền Nam thành ngũ trấn lục tỉnh, SaĐéc thuộc phủ Tân Thành tỉnh An Giang. Năm 1867, tỉnh An Giang chia làm 3 hạt: Châu Đốc, SaĐéc, Ba Xuyên. Địa hạt SaĐéc gồm 3 huyện: An Xuyên, Vĩnh An, Phong Phú.
Năm 1889, tỉnh SaĐéc được thành lập gồm: quận Châu Thành, quận Cao Lãnh, quận Lai Vung. Đến tháng 6/1951 SaĐéc thuộc tỉnh Long Châu Sa. Tháng 10/1954, tỉnh Long Châu Sa lại chia làm 3 tỉnh: SaĐéc, Châu Đốc, Long Xuyên.
Năm 1956, chính quyền Việt Nam cộng hòa bỏ tỉnh SaĐéc. Nhưng đến năm 1966, tái lập tỉnh SaĐéc và thị xã SaĐéc là tỉnh lị.
Tháng 2/1976 tỉnh SaĐéc được sáp nhập với tỉnh Kiến Phong thành tỉnh Đồng Tháp. Tháng 4/1994 SaĐéc trở thành thị xã của tỉnh Đồng Tháp.
Thị xã SaĐéc là trung tâm kinh tế, tài chính của tỉnh, được công nhận là đô thị loại 3 vào quý I năm 2007 và đang phấn đấu trở thành Thành phố SaĐéc năm 2010.
3.1.2 Vị trí địa lý
Thị xã SaĐéc cách Thành phố Hồ Chí Minh 140 km về phía Tây Nam. - Phía Đông giáp huyện Cao Lãnh.
- Phía Nam giáp huyện Châu Thành. - Phía Bắc giáp sông Tiền.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Lấp Vò. - Phía Tây Nam giáp huyện Lai Vung.
Thị xã SaĐéc có diện tích 5.785 hecta, dân số 103.000 người thuộc các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer (theo số liệu thống kê 2007).
Về cơ quan hành chính: Thị xã có 6 phường và 3 xã: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường An Hòa, phường Tân Quy Đông, xã Tân Quy Tây, Xã Tân Khánh Đông, xã Tân Phú Đông.
3.1.3 Kinh tế
Thị xã SaĐéc có đất đai phì nhiêu, giao thông thủy tiện lợi, nối liền 2 miền Tiền Giang và Hậu Giang, vừa là trung tâm sản xuất vừa là trung tâm thu gom, tập kết lúa gạo, lâm thủy sản và hàng hóa khác của địa phương.
Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của thị xã là 22%, thu nhập bình quân 20,88 triệu đồng/người/năm.
Năm 2008 giá trị GDP đạt 11.440 tỷ đồng, tăng 16,56% so năm 2007. Trong cơ cấu kinh tế, ngành thương mại - dịch vụ chiếm 57,68% trong tổng cơ cấu GDP của thị xã, có tốc độ phát triển nhanh, phân bố rộng khắp trong nội thị.
Thị xã SaĐéc nổi tiếng với làng hoa SaĐéc – một trong những làng hoa lớn nhất Việt Nam, với diện tích trồng hoa 250 hecta, khoảng 2.000 hộ làm nghề hoa, kiểng và có hơn 1.000 chủng loại hoa, kiểng.
Thị xã SaĐéc là một thị xã có rất nhiều chùa miếu, nơi thờ tự, được mệnh danh là đô thị có nhiều chùa miếu nhất tỉnh Đồng Tháp như: chùa Kiến An Cung – di tích lịch sử cấp quốc gia, chùa Hương, chùa Bà Thiên Hậu, đình Vĩnh Phúc, tượng đài Trần Phú... Đây là nơi tập trung tín ngưỡng Phật giáo vào các ngày lễ, rằm lớn, Phật Đản.
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁCH SẠN SAĐÉC
Địa chỉ khách sạn: 499 (108/5A), Hùng Vương, Phường 1, Thị xã SaĐéc, Đồng Tháp.
Điện thoại: (0673) 862 828 – 862 430 Fax: (0673) 862 828
Email: sad e chotel @ y a hoo.com.vn
Mã số thuế: 1400 355 383 002
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh Khách sạn, Nhà hàng, kinh doanh rượu bia, nước giải khát, Karaoke, Massage…
Khách sạn có 40 phòng ngủ, 3 nhà hàng có sức chứa khoảng 1.000 người. Khách sạn SaĐéc được xây dựng vào năm 1984 và được đưa vào sử dụng năm 1986.
Năm 1992 khách sạn thuộc công ty Du lịch Đồng Tháp, sau chuyển thành công ty Du lịch Xuất nhập khẩu Đồng Tháp, trụ sở chính nằm ở Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Năm 1998 Công ty Du lịch Xuất nhập khẩu Đồng Tháp giải thể, khách sạn sáp nhập vào Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp và chịu sự quản lý của công ty này.
Tháng 6 năm 2000 Công ty Du lịch Đồng Tháp thành lập. Tháng 3 năm 2006, Công ty Du lịch Đồng Tháp tiến h ành cổ phần hóa với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp. Từ đó, khách sạn SaĐéc cũng hoạt động theo công ty cổ phần chịu sự quản lý của công ty này.
Nguồn vốn kinh doanh của đơn vị tại ngày 01.01.2007 là 3.204.188.391 đồng.
3.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ3.3.1 Chức năng 3.3.1 Chức năng
Khách sạn hoạt động trên cơ sở Pháp luật Nhà nước, những quy định của ngành, những chức năng do cơ quan chủ quản giao cho khách sạn.
Chức năng: kinh doanh khách sạn, nhà hàng chủ yếu nhận tiệc cưới, dịch vụ khác: massage. Karaoke…
3.3.2 Nhiệm vụ
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách sạn cũng như chỉ tiêu lợi nhuận do tổng công ty giao. Trên cơ sở đó, Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên chức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
Doanh thu ngày càng tăng, đồng thời giảm chi phí, tạo ra sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Quản lý tài sản, nguồn vốn có hiệu quả. Tài sản của khách sạn gồm tài sản cố định và tài sản lưu động do trụ sở cấp và bổ sung, vì vậy phải sử dụng đúng mục đích, hạch toán chính xác và phải quyết toán hàng tháng để nộp về tổng công ty.
- Xây dựng phương hướng kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, căn cứ vào định hướng của trụ sở, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, tỉnh theo từng giai đoạn.
- Về công tác tài chính, khách sạn có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ với Nhà nước theo đúng Pháp luật, tạo hiệu quả kinh tế nhằm phát triển ngày càng vững mạnh.
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
3.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA KHÁCH SẠN
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Tổ
Phòng Thị Tổ bảo vệ, Tổ Tổ Tổ
Kế toán Trường Lễ tân Điện nước Buồng Bếp Bàn
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của khách sạn
Cơ cấu tổ chức:
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc là những lãnh đạo cao nhất của khách sạn do Tổng công ty quyết định và bổ nhiệm, có quyền hành tổ chức, quản lý mọi hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trước đơn vị và Tổng công ty. Đồng thời báo cáo những thuận lợi, khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ mà Tổng công ty giao.
+ Phó Giám đốc là những người hỗ trợ đắc lực và trực tiếp giám đốc: + Phó Giám đốc phụ trách về lĩnh vực khách sạn và tổ bếp: là người điều hành về lĩnh vực khách sạn để nắm được các thông tin do tổ buồng và khách lưu trú phản ánh để kịp thời có phương án khắc phục tốt hơn, đồng thời quản lý ở bộ phận bếp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm, thu thập các ý kiến của thực khách để đảm bảo đơn vị phục vụ tốt hơn.
+ Phó Giám đốc phụ trách về nhà hàng và sữa chữa nhỏ: trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của nhà hàng và nhân sự ở tổ bàn để phục vụ khách tốt nhất. Trong quá trình hoạt động của khách sạn nếu cơ sở vật chất bị xuống cấp và hư hỏng thì Phó Giám đốc quyết định hay tổng hợp báo cáo lên Giám đốc.
- Phòng Kế toán
+ Xem xét các chế độ chính sách Nhà nước để tham mưu cho Ban Giám đốc, tìm và bổ sung các nguồn vốn có thể cho đơn vị.
+ Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh trung thực, hợp lý và cung cấp kịp thời các thông tin cho các bộ phận khi có yêu cầu.
+ Quản lý các thương vụ hợp đồng đảm bảo thu chi đúng thủ tục. + Theo dõi công nợ chi tiết của từng khách hàng.
Do đặc thù của ngành kinh doanh nên phòng kế toán gồm: 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán theo dõi nguyên vật liệu, 1 kế toán theo dõi công cụ dụng cụ và thủ quỹ.
- Phòng Thị trường: có nhiệm vụ nhận tiệc khách hàng, theo dõi chi tiết giá cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và lên kế hoạch tiệc.
- Tổ Lễ tân: quản lý phần khách sạn, đón tiếp và phục vụ khách lưu trú, báo cáo hằng ngày cho phòng kế toán về doanh thu khách sạn cũng như tình trạng lưu trú của khách sạn.
- Tổ Bảo vệ, điện nước: Bảo vệ và quản lý tài sản của khách sạn, sữa chữa những hư hỏng nhỏ trong khách sạn.
- Tổ Buồng: phục vụ phòng khách sạn, lau quét dọn phòng nghỉ và cung cấp các dịch vụ khác khi khách có yêu cầu.
- Tổ Bàn và Tổ Bếp: phục vụ thực khách trong đơn vị nhà hàng và chế biến các món ăn.
Nhận xét
Xây dựng cơ cấu tổ chức khách sạn tối ưu là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng góp phần quản lý khách sạn có hiệu quả hơn. Do đặc điểm kinh doanh của khách sạn SaĐéc là loại hình doanh nghiệp nhỏ nên đơn vị áp dụng cơ cấu tổ chức trực tuyến. Đây là cơ cấu quản lý lâu đời nhất trong lịch sử được vận dụng vào các đơn vị kinh doanh khách sạn với đặc điểm là mỗi bộ phận có một người
lãnh đạo trực tiếp và mỗi một người lãnh đạo có một số người dưới quyền nhất định.
mình.
* Ưu điểm:
- Mỗi người thực hiện hiểu được người lãnh đạo trực tiếp và duy nhất của - Đảm bảo việc truyền đạt các mệnh lệnh một cách nhanh chóng từ trên xuống dưới và thu thập nhanh thông tin phản hồi.
- Có khả năng xác định rõ ràng và đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên.
* Nhược điểm:
- Mỗi người lãnh đạo phải hiểu rất rõ và cụ thể bộ phận mà mình phụ trách nhưng đối với các thao tác qui trình kỹ thuật và kinh doanh phức tạp thì điều này rất khó thực hiện.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SAĐÉC
4.1 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH SẠN QUA 3 NĂM (2006-2008)
Dựa vào bảng đánh giá kết quả kinh doanh của khách sạn đ ã khái quát toàn bộ tình hình kinh doanh của đơn vị trong kỳ phân tích, đồng thời phản ánh toàn bộ giá trị về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã thực hiện được và phần chi phí tương ứng phát sinh. Nhìn vào bảng 1, ta tiến hành so sánh tổng quát tình hình kinh doanh của khách sạn sau đó phân tích chi tiết các chỉ ti êu trong báo cáo nhằm đánh giá xu hướng biến động về hoạt động kinh doanh của khách sạn.
* Khoản mục doanh thu
Nhìn chung, tổng doanh thu qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2006 doanh thu đạt 3.763.479 ngàn đồng đến năm 2007 doanh thu là 4.700.352 ngàn đồng tăng 936.873 ngàn đồng với tỷ lệ là 24,89%. Sang năm 2008 doanh thu đạt
5.868.568 ngàn đồng tăng 1.168.216 ngàn đồng với tỷ lệ 24,85%. Với những con số đó, ta thấy khách sạn đã có những hướng đi đúng trong hoạt động của mình.
- Khách sạn đã áp dụng chính sách quảng bá thương hiệu và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.
- Không ngừng đổi mới phương thức kinh doanh: khuyến mãi vào các dịp lễ, giảm giá đối với khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ, tư vấn miễn phí cho khách hàng có nhu cầu tổ chức tiệc cưới tại khách sạn.
Trong tình hình giá cả, chi phí đều tăng cao để tồn tại hoạt động khách sạn phải tăng giá bán, đó cũng là lý do doanh thu của đơn vị tăng. Đối với doanh nghiệp tăng giá bán đồng nghĩa với giảm số lượng giao dịch đó là điều mà tất cả các nhà kinh doanh đều không muốn có, nếu muốn cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn đòi hỏi nhà quản lý cần có những hướng giải quyết khác thay vì tăng giá, nếu tăng giá bán thì chất lượng dịch vụ cung cấp phải được nâng cao như thì mới giữ chân được khách hàng.
Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc www.kinhtehoc.net Bản g 4.1: KẾ T QU Ả HO ẠT ĐỘ NG KIN H DO AN H CỦ A KH ÁC H SẠN TR ON G 3 NĂ M (200 6 -200 8)
ĐVT: 1.000 đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 Tuyệt đối %) Tuđối 1. Tổng DT 3.763.479 4.700.352 5.868.568 936.873 24,89 1.168.216 DT HĐKD 3.760.808 4.692.512 5.855.141 931.704 24,77 1.162.629 DT HĐTC 2.671 7.216 2.995 4.545 170,20 (4.221) DT khác 0 624 10.432 624 2.Tổng chi phí 2.612.982 3.668.865 4.541.022 1.055.883 40,41 872.157 CP HĐKD 2.609.032 3.652.935 4.527.738 1.043.903 40,01 874.803 CP tài chính 3.950 15.615 11.956 11.665 295,32 (3.659) CP khác 0 315 1.328 315 3.Tổng LN 1.150.497 1.031.487 1.321.547 (119.010) (10,34) 296.060 LN HĐKD 1.151.776 1.039.577 1.327.404 (112.199) (9,74) 287.827 LN HĐTC (1.280) (8.400) (8.961) (7.120) 556,48 LN khác 0 309 9.104 309 ( N g u ồ n : P h ò n g k ế t o á n ) Chú thích: DT: doanh thu; CP: chi phí; LN: lợi nhuận HĐKD: ho kinh doanh HĐTC: ho tài chính GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Th2ị8Bích Dung
Tổng doanh thu tăng nhưng ta cần xét đến các khoản mục cấu thành nó. + Doanh thu hoạt động kinh doanh
Khoản mục này chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng là hoạt động chính của khách sạn. Doanh thu năm 2007 đạt 4.692.512 ngàn đồng tăng 931.704 ngàn đồng với tốc độ tăng là 24,77 % so với năm 2006 chỉ đạt đạt 3.760.808 ngàn đồng. Sang năm 2008 doanh thu đạt 5.855.141 ngàn đồng tăng 1.162.629 ngàn đồng với tỷ lệ 27,78% so năm 2007.
+ Doanh thu hoạt động tài chính
Khoản mục này tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng cũng cần phải chú ý vì nó cũng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của đơn vị. Doanh thu tăng, giảm qua các năm, cụ thể như sau: năm 2006 doanh thu là 2.671 ngàn đồng, sang năm 2007 doanh thu tăng cao đạt 7.216 ngàn đồng tăng 4.545 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 170,20%. Khoản mục này chủ yếu là tiền lãi ngân hàng của đơn vị nên năm 2007 lãi suất ngân hàng tăng làm doanh thu khoản mục này tăng lên. Sang năm 2008 có sự điều chỉnh về lãi suất tiền gửi nên doanh thu chỉ còn 2.995 ngàn đồng giảm 4.221 ngàn đồng , tỷ lệ giảm là 58,49%.
+ Doanh thu khác: là những khoản thu bất thường của đơn vị, khoản thu này chủ yếu thu từ bán các phế liệu, thanh lý tài sản. Năm 2006 khoản thu không có, sang năm 2007 nguồn thu được là 315 ngàn đồng, năm 2008 nguồn thu rất cao 10.432 ngàn đồng, tăng 9.808 ngàn đồng. Nguyên nhân là do khách sạn mua mới một số thiết bị trang bị cho các phòng nghỉ, và cho nhà hàng nên các thiết bị cũ, hết giá trị hao mòn được thanh lý.
* Khoản mục chi phí
Doanh thu hoạt động tăng thì tất yếu chi phí cũng tăng theo, tuy nhiên chi phí phải tăng trong sự kiểm soát nếu không chi phí tăng cao sẽ giảm hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
Nhìn tổng quát, tổng chi phí của khách sạn tăng cao. Năm 2006 chi phí phát sinh là 2.612.982 ngàn đồng, đến năm 2007 chi phí là 3.668.865 ngàn đồng tăng 1.055.883 ngàn đồng, khoản tăng này khá cao với tỷ lệ là 40,41%. Tốc độ chi phí tăng đến 40,41% trong khi tốc độ tăng doanh thu năm 2007 chỉ đạt 24,89%, điều này có thể giải thích như sau:
- Năm 2007 tình hình kinh tế thế giới có những biến đổi xấu do ảnh h ưởng của giá dầu thô, nó cũng tác động trực tiếp lên hầu hết giá cả các mặt hàng hoá. Khách sạn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nên hầu hết các nguyên liệu mua vào đều sử dụng ngay không để tồn kho như các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm