CHƯƠNG 5 PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
6.1. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN: (PHƯƠNG THỨC ĐƠN GIẢN NHẤT)
ĐƠN GIẢN NHẤT)
6.1.1. Rủi ro:
- Thanh toán bằng chuyển tiền trả trước
Nếu các bạn trả trước 100% thì rủi ro hồn tồn thuộc về nhà nhập khẩu vì có khả năng
+ Người xuất khẩu giao hàng thiếu về số lượng.
+ Chất lượng hàng hóa khơng tốt như lúc đầu thỏa thuận - Thanh toán bằng chuyển tiền trả sau:
Việc thanh toán sau 100% thì lúc này rủi ro lại thuộc hồn tồn về người xuất khẩu, vì rất có thể người nhập khẩu:
+ Thanh toán chậm. + Khơng thanh tốn.
+ Dựa vào đó viện lý do để ép giá.
+ Có trường hợp bên nhà xuất khẩu khơng giao hàng cho bạn
Ví dụ: Rủi ro do thực hiện sai chỉ dẫn của người chuyển tiền: BIDV nhận được một chỉ dẫn thanh toán chuyển 500,000 EUR cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng BNP Parisbas ở Paris. Tuy nhiên, khi thực hiện lệnh chuyển tiền, do sơ suất trong việc kiểm tra ngân hàng giữ tài khoản, cán bộ thanh toán đã chuyển nhầm số tiền trên cho ngân hàng Banque de Paris tại Paris. 3 ngày sau, người chuyển tiền thông báo cho ngân hàng người thụ hưởng vẫn chưa nhận được tiền thanh toán và để nghị tra soát. Kiểm tra lại hồ sơ, phát hiện ra sự nhầm lẫn nói trên, BIDV ngay lập tức yêu cầu ngân hàng Banque de Paris trả lại khoản tiền chuyển nhầm, đồng thời tạm thời sử dụng tiền của ngân hàng để trả cho người thụ hưởng theo đúng chỉ dẫn. Phải mất một tuần, sau rất nhiều điện yêu cầu, Banque de Paris lại khoản tiền chuyển nhầm của BIDV sau khi đã trừ 100EUR phí dịch vụ.
Khi xuất hàng thủy sản đi Mỹ, một số doanh nghiệp Việt Nam vì muốn xuất được hàng đã chọn phương thức thanh toán chuyển tiền trả chậm từ 30 đến 45 ngày sau khi hàng đã được tổ chức kiểm định của Mỹ kiểm định và xác nhận hàng đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào Mỹ, việc chấp nhận phương thức thanh tốn này đã phát sinh tình trạng người bán Việt Nam bị chiếm dụng vốn dài ngày, người bán không những phải chịu lãi vay ngân hàng mà việc định kỳ hạn nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, phải gia hạn nó do tiền bán hàng khơng thu về kịp theo dự kiến như trường hợp của công ty TNHH XNK Navico, khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, hầu như các hợp đồng xuất hàng thủy sản của công ty đều chấp nhận điều kiện thanh tốn trên.
6.1.2. Giải pháp:
+ Xem đó có phải là công ty thực tế hay là công ty ma lừa đảo bằng việc kiểm tra giấy tờ có tính pháp lý.
+Tham khảo thông tin từ những đối tác đã từng hợp tác làm ăn với cơng ty đó. - Xây dựng lộ trình thanh tốn hợp lý
Trước khi thanh tốn thì các bạn phải lựa chọn xem chúng ta nên thanh toán ở thời điểm như thế nào trước, sau hoặc ngay khi kí hợp đồng hoặc giao hàng. Hoặc cũng có thể lựa chọn thanh tốn bao nhiêu % giá trị hợp đồng và thanh tốn nốt phần cịn lại ngay khi nhận hàng. Cũng có thể kết hợp cả 2 phương thức thanh tốn với nhau.
Ví dụ: Các bạn có thể kết hợp 2 phương thức thanh tốn là điện chuyển tiền và phương thức thanh toán L/C, tức là có thể đặt cọc trước 30% bằng hình thức điện chuyển tiền và 70% còn lại thanh toán bằng L/C trả ngay không hủy ngang.
6.3. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
6.3.1. Rủi ro
- Phương thức nhờ thu trơn:
Độ rủi ro cho nhà xuất khẩu lại cao hơn rất nhiều nên hình thức này hiện nay khơng cịn được sử dụng nhiều ở Việt Nam.
- Phương thức nhờ thu kèm chứng từ:
Rủi ro phần lớn lại thuộc về người xuất khẩu: + Nhà nhập khẩu không nhận hàng.
+ Nhà xuất khẩu lại phải trả thêm phí lưu kho, cũng như các rủi ro cháy nổ hàng hóa.
+ Mất thêm khoản chi phí nhờ thu trả cho ngân hàng. Trường hợp nếu không thu được, nhà xuất khẩu phải thanh tốn chi phí cho cả 2 ngân hàng.
Ví dụ:
• Người ủy thác: Cơng ty XNK Việt Nam
• Ngân hàng nhờ thu: Ngân hàng Việt Nam
• Người nhập khẩu: Cơng ty Singapore • Mặt hàng: trứng vịt lộn sống
Trong đơn nhờ thu, người ủy thác chỉ định ngân hàng A ở Singapore làm ngân hàng thu hộ, nhưng NH A không phải là NH đại lý của NH Việt Nam. Để nhờ thu thực hiện được, trong lệnh nhờ thu NH Việt Nam chỉ định NH B là NH đại lý làm NH thu hộ. Sau đó NH B chuyển bộ chứng từ đến NH A để xuất trình và thu tiền nhà nhập khẩu. Nhà NK trả tiền, nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng. Do chứng từ qua 3 NH nên bị chậm mất 4 ngày, khi nhận hàng thì tồn bộ trứng vịt lộn sống đã nở thành vịt con. Hỏi ai là người chịu trách nhiệm?
Ở tình huống này phải xác định đơn ủy thác nhờ thu là hợp đồng kinh tế giữa người ủy thác và NH nhờ thu. Trong trường hợp này, NH nhờ thu là NH Việt Nam đã có hành vi khơng đúng với hợp đồng ủy thác nên mọi hậu quả phát sinh về hành vi không được ủy thác đều do NH nhờ thu gánh chịu. Néu trong đơn có những điều khoản hay nội dung không khả thi hay khơng rõ ràng thì NH nhờ thu phải trao đổi với người ủy thác để làm rõ, chỉ khi các chỉ thị trong đơn là rõ ràng và khả thi thì mới tiến hành xử lý nhờ thu. Tuy nhiên, nếu người ủy thác không chỉ định NH thu hộ ở nước ngồi thì NH thu hộ có thể tự mình chọn NH thu hộ thích hợp ở nước người nhập khẩu mà không gánh chịu trách nhiệm gì.
6.3.2 Giải pháp
- Tìm hiểu thật kỹ đối tác: Xem đối tác có đáng để tin tưởng hay khơng.
- Nên lựa chọn những đối tác đã từng hợp tác làm ăn lâu năm và đáng tin tưởng.
- Kết hợp việc thanh tốn có bảo lãnh với ngân hàng