Chương 3 : THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
3.2 Thiết kế, tính tốn hệ thống
3.2.6 Khối cảnh báo âm thanh
Khối cảnh báo âm thanh có thể sử dụng là mơ-đun âm thanh JQ6500 MP3 MCU, mô-đun âm thanh WTV020-SD Card, mô-đun âm thanh DFPlayer Mini. Mô-đun âm thanh JQ6500 MP3 MCU được sử dụng phát âm thanh Mp3 từ bộ nhớ Flash 2M-byte tích hợp sẵn trên mạch và IC âm ly 2W phù hợp với các dự án âm thanh nhỏ. Mô-đun âm thanh WTV020-SD Card giao tiếp SPI với thẻ nhớ dung lượng 1Gbyte hoặc bộ nhớ Flash có dung lượng < 64Mbit. Mơ-đun âm thanh DFPlayer Mini giao tiếp UART hoặc có thể điều khiển trực tiếp qua các chân IO, tích hợp mạch âm ly và hỗ trợ thẻ nhớ tối đa 32Gbyte.
Tôi quyết định chọn mô-đun âm thanh DFPlayer Mini cho dự án này. Thật ra tất cả các mô-đun kể trên đều có thể sử dụng tốt cho dự án. Tuy nhiên đối với DFPlayer Mini việc có một thẻ nhớ phù hợp sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
43
Nhưng do tính đặc trưng của khối, đó là phải delay liên tục thì mới phát ra trọn vẹn một file âm thanh nên tôi quyết định chọn thêm Arduino Uno R3 làm khối phụ để giao tiếp với khối vi xử lý trung tâm và gửi tín hiệu điều khiển tới DFPlayer Mini để tránh việc ảnh hưởng chương trình chính.
Hình 3.8 Sơ đồ nguyên lý khối cảnh báo âm thanh.
Sơ đồ kết nối chân
Bảng 3.8 Sơ đồ kết nối chân của DFPlayer Mini, Arduino Uno R3 và STM32F407VGT6.
DFPlayer Mini Arduino Uno R3 STM32F407VGT6 Mô Tả
TX RX Giao tiếp UART
RX TX Giao tiếp UART
10 PE3 Tín hiệu điều khiển
11 PE4 Tín hiệu điều khiển
12 PE5 Tín hiệu điều khiển
13 PE6 Tín hiệu điều khiển
VCC 5V 5V Nguồn
44