CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
2.2. Phương án làm sạch phần cuống
Phần cuống trái dừa gồm nhiều khe và rãnh khuyết, côn trùng, sâu bọ và bụi bẩn rất dễ bám chặt. Vì vậy, phải tác động cơ học trực tiếp vào phần cuống để có thể đánh bật bụi bẩn ra khỏi khe rãnh của trái dừa.
2.2.1. Sử dụng khí nén
Nguyên lý: Trái dừa sau khi được cắt cuống, được di chuyển đến bộ phận phun khí nén. Sử dụng nhiều đầu khí nén, tác động trực tiếp vào phần cuống của trái dừa. Khi đó, các vết bẩn, sâu bọ bám chặt trên cuống sẽ bị áp lực của khí nén đẩy bay ra khỏi.
Ưu điểm: Cơ cấu khí nén dễ dàng lắp đặt, dễ điều chỉnh.
Nhược điểm: Khí nén phải xả liên tục, chính vì vậy phải cần bình chứa và động cơ cơng suất lớn.
2.2.2. Sử dụng đầu phun nước
Nguyên lý: Trái dừa sau khi được cắt cuống, được di chuyển đến bộ phận phun nước. Bộ phận này gồm 2 đầu phun có khả năng quay 360 độ. Dựa vào tác động của nước, các vết bẩn và sâu bọ sẽ bị đánh bật ra khỏi.
Hình 2.8: Làm sạch cuống dừa bằng đầu phun nước quay 360 độ (Phần mềm Inventor)
Ưu điểm: Hệ thống dễ dàng lắp đặt và rẻ hơn so với hệ thống nén khí
Nhược điểm: Phần cuống và các vết trầy trên vỏ có thể dễ bị thấm nước vào sơ của trái dừa. Để khắc phục điều này, cần giảm thời gian phun nước và giảm lượng nước.
2.2.3. Sử dụng đầu chổi lau
Nguyên lý: Dừa sẽ được di chuyển đến hai đầu chổi lau. Hai đầu chổi lau quay ngược chiều nhau, đồng thời nhờ vào lực li tâm, nước sẽ tách ra khỏi lơng của đầu làm sạch. Trái dừa có kích thước lớn sẽ nâng đầu làm sạch trên lên trên nhờ vào phần đàn hồi của lị xo.
Hình 2.9: Làm sạch cuống dừa bằng đầu chổi lau (Phần mềm Inventor) Ưu điểm: Tác động trực tiếp vào phần cuống của trái dừa, cơ cấu đơn giản và dễ lắp ráp.
Nhược điểm: Trục lau dài rất dễ bị đảo trục.
Qua phân tích các phương án, nhóm chọn phương án phun nước với đầu phun quay 360 độ để áp dụng cho bộ phận làm sạch trái dừa, tuy nhiên phải hạn chế lượng nước thấm vào bên trong trái dừa bằng cách giảm thời gian phun nước và lượng nước ở đầu phun.
2.2.4. Làm sạch phần cuống bằng cách hút chân khơng
Ngun lý: Như đã phân tích, phần cuống là nơi tập trung rất nhiều bụi bẩn, sâu bọ. Áp dụng nguyên tắt hút chân không để hút bụi bẩn và sâu bọ bám vào các khe rãnh của cuống dừa.
Ưu điểm: Cơ cấu đơn giản, dễ dàng lắp đặt
Nhược điểm: Hút chân không không thể làm sạch hết phần bụi bẩn, sâu bọ bám chặt trong các khe rãnh ở phần cuống.
Qua phân tích đặc điểm của các ý tưởng làm sạch vỏ và cuống của trái dừa. Chúng tôi sẽ kết hợp ba ý tưởng và sắp xếp chúng để có thể làm sạch bề ngoài trái dừa một cách tối ưu nhất nhưhình 2.11
Hình 2.11: Sơ đồ làm sạch vỏ và cuống trái dừa
Trái dừa sẽ được làm sạch cuống bằng đầu phun nước áp lực cao, tác động trực tiếp vào phần cuống và làm ướt bề mặt vỏ trái dừa. Sau đó, được chuyển qua rulo lau để làm sạch bụi bẩn và phân tách nước trên bề mặt vỏ trái dừa. Cuối cùng, lượng nước còn động lại sẽ được đầu chổi lau đánh bay ra khỏi các rãnh trên cuống.