Về bản chất, DLĐT tồn tại dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự, được lưu hoặc truyền đi bởi thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật số. Dễ thấy, xuất phát từ đặc điểm “điện tử” nên DLĐT sẽ khác so với các nguồn chứng cứ truyền thống. Nó sẽ rất dễ bị tác động, bị xóa hoặc thay đổi trong q trình lưu trữ, truyền tải, sao chép…, bởi các tác nhân như virus, dung lượng bộ nhớ hay do chính con người tạo ra. Tuy nhiên, nó cũng có thể được phục hồi, tìm được dữ liệu, kể cả khi bị ghi đè, bị xóa, bị ẩn, bị mã hóa và làm cho nó có thể đọc được, nhìn thấy được, ghi lại, sử dụng làm chứng cứ. Những dữ liệu này có giá trị chứng minh về thủ phạm, nạn nhân, hậu quả và hành vi phạm tội, có thể sử dụng cơng nghệ để thu thập và sử dụng làm chứng cứ.
Việc cơng nhận DLĐT có giá trị làm chứng cứ trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử khơng có nghĩa là CQTHTT sẽ phải tin tưởng hoàn toàn vào nguồn chứng này. Để xem xét DLĐT có giá trị làm chứng cứ như thế nào, CQTHTT sẽ phải xem xét một loạt yếu tố khác nhau.
Chính vì vậy, Điều 99 BLTTHS 2015 đã quy định về những điều kiện để DLĐT có giá trị chứng cứ là căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi DLĐT; cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của DLĐT; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Chẳng hạn, nếu DLĐT không sử dụng
biện pháp nào giúp phát hiện những thay đổi phát sinh sau khi được khởi tạo thì giá trị chứng minh, độ tin cậy DLĐT đó rất thấp. Nếu DLĐT có gắn chữ ký điện tử của các bên giúp phát hiện những thay đổi đó thì giá trị chứng minh, độ tin cậy sẽ cao hơn. Ngoài ra, cũng như các loại nguồn chứng cứ truyền thống khác, giá trị của chứng cứ là DLĐT đến đâu là do CQTHTT đánh giá, quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
DLĐT chỉ có giá trị chứng minh nếu thỏa mãn các thuộc tính: Tính xác thực, tính hợp pháp và liên quan.
- Tính khách quan: DLĐT là có thật, tồn tại khách quan, có nguồn gốc rõ ràng, khơng bị làm cho sai lệch, biến dạng; có thể nghe, đọc hoặc nhìn được; đã được tìm thấy và đang lưu trên máy tính, điện thoại di động, trên mạng internet…
- Tính hợp pháp: DLĐT được thu thập, bảo quản, kiểm tra, đánh giá theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định (theo quy định tại các điều 107, 192, 196, 199 BLTTHS 2015); sử dụng công nghệ được pháp luật công nhận, trong cả quá trình khám xét, thu giữ vật chứng, sao lưu giữ liệu, chặn thu trên mạng, bảo quản, phục hồi, phân tích, tìm kiếm và giám định dữ liệu. Từng thiết bị điện tử như máy tính, máy điện thoại, máy chủ, máy tính bảng, USB, đĩa CD/DVD…phải được ghi cụ thể vào biên bản (không được ghi chung chung), niêm phong theo đúng quy định, để dữ liệu không thể bị can thiệp, tác động làm thay đổi kể từ khi thu giữ hợp pháp. Bản gốc phải được bảo quản theo đúng quy định.
- Tính liên quan: DLĐT thu được phải có ý nghĩa xác định có hay khơng có tội phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án. Tính liên quan thể hiện ở ngun lý, cơng nghệ hình thành dấu vết điện tử, thơng tin về khơng gian, thời gian hình thành dữ liệu (logfile, IP, siêu dữ liệu, hàm hash), địa chỉ lưu trữ, nội dung thông tin (nguồn gốc và nội dung thư điện tử, chat, tin nhắn, công nghệ tấn công, nạn nhân, thiệt hại, cookies truy cập…
Biên bản khám xét, niêm phong, ghi lời khai, bản tường trình phải thể hiện được ba thuộc tính của dữ liệu. Đối tượng phải ký vào tất cả các bản in trên giấy, ảnh, đĩa CD/VCD ghi dữ liệu điện tử, xác nhận về nội dung, hình thức và nguồn gốc tài liệu có liên quan đến vụ án. Đây cũng là điều kiện phải có để chuyển hóa chứng
cứ thu được trong giai đoạn trinh sát và xác lập chứng cứ, chuyển DLĐT có liên quan thành những văn bản, bút lục, tang vật có thể sử dụng làm chứng cứ.[1]
Ngoài ra, để được coi là nguồn chứng cứ, DLĐT phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định. Khi DLĐT được thu thập theo những biện pháp do BLTTHS 2015 quy định, thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứ, thì các DLĐT này được coi là CCĐT.