CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.5. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
3.3.1. Những vấn đề và hạn chế còn tồn tại
Chi nhánh 3 VietinBank ln nỗ lực trong hồn thành chỉ tiêu hội sở giao phó, qua đó dần hồn thiện nhằm phát triển theo từng giai đoạn kinh tế, đi đúng theo định hướng phát triển của ngân hàng Công Thương. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn cịn một số hạn chế tồn tại và vấn đề cần giải quyết như sau:
-Hệ số sử dụng vốn vẫn còn ở mức thấp
Hoạt động cho vay tăng trưởng và đạt hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, thông qua hệ số sử dụng vốn, hoạt động cho vay tại chi nhánh vẫn chưa tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được. Từ đó, dẫn đến dư thừa, lãng phí vốn huy động và tạo nên áp lực chi trả chi phí lãi tiền gửi trong tương lai. Vì vậy, sự phát triển của hoạt động cho vay trong hiện tại cần được thúc đẩy, phát triển hơn nữa để cân xứng với nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được.
-Sự chênh lệch trong cơ cấu dư nợ cho vay giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa & nhỏ
Sự bất cân đối trong cơ cấu dư nợ sẽ mang đến rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh. Trong nền kinh tế còn nhiều bất ổn, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể linh hoạt, chủ động thay đổi phương án kinh doanh, sản phẩm, thích ứng kịp thời với những biến đổi của thị trường. Mặt khác, DNVVN là 1 trong 4 lĩnh vực được ưu tiên phát triển hiện nay, vì vậy, hỗ trợ DNVVN cũng là đi đúng theo định hướng phát triển của quốc gia Trong khi đó, những doanh nghiệp lớn sẽ khó khăn xoay trở với diễn biến bất lợi do khả năng thích ứng kém và nhạy cảm đối với biến đổi lớn như tình hình kinh tế hiện nay, dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh kém đi. Qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của chi nhánh, công tác thu hồi nợ gốc và lãi vay sẽ khó khăn và rủi ro tín dụng có thể sẽ gia tăng.
-Cơ chế xác định lãi suất cho vay chưa thực sự linh hoạt
Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay là lợi thế lớn của Chi nhánh, tuy nhiên lãi suất cho vay áp dụng chung cho tất cả các đối tượng vay mà có sự ưu đãi đối với khách hàng thân thuộc, có lịch sử giao dịch tốt. Ngồi ra, lãi suất được áp dụng trước khi thẩm định tình hình tài chính hay xem xét tính khả thi của dự án/ phương án sản xuất mà chưa có những ưu đãi cho dự án có khả năng sinh lời cao sau khi thẩm định -Hoạt động marketing cho các sản phẩm cho vay chưa được phát triển
Trên thị trường tài chính hiện nay tồn tại hàng loạt các ngân hàng thương mại, cạnh tranh là khó tránh khỏi. Trên cơ sở các sản phẩm cho vay đa dạng và chất lượng cao, VietinBank – Chi nhánh 3 có đủ điều kiện và sẵn sàng cung ứng nguồn vốn kịp thời, thuận tiện nhất đến khách hàng. Tuy nhiên, cơng tác truyền thơng về tín dụng vẫn
chưa được phát triển, làm hạn chế khả năng mở rộng hoạt động cho vay của Chi nhánh.
Hiện tại, việc tuyên truyển quảng cáo về các sản phẩm cho vay vẫn do cán bộ tín dụng đảm nhận, tuy nhiên cán bộ này vẫn chuyên trách các khâu quan trọng trong quy trình, làm tăng khối lượng cơng việc. Bên cạnh đó, sản phẩm mới chỉ được cập nhật thường xuyên cho khách hàng đã từng có giao dịch với Chi nhánh, cịn đối với khách hàng mới thì việc cập nhật, trao đổi thơng tin cịn hạn chế.
-Số lượng cán bộ tín dụng cịn khá ít và đảm nhiệm khối lượng cơng việc lớn
Các cán bộ tín dụng của chi nhánh phải đảm nhận nhiều khâu trong quy trình tín dụng từ tiếp xúc khách hàng, thu thập thơng tin, lập tờ trình thẩm định đến khâu giải ngân, thu hồi nợ. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng được nâng cao, lượng khách hàng cũng tăng lên tạo nên áp lực giải quyết nhanh chóng các hồ sơ vốn vay đối với cán bộ tín dụng.
3.3.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
-Nền kinh tế trong ln đối đầu với nhiều khó khăn thách thức với lạm phát chưa được kiểm soát ổn định và lãi suất vẫn cao trong khi các nước khác đều thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Chính sách nâng lãi suất cao chỉ tạm thời thu hút được nguồn vốn ngắn hạn, tuy nhiên lại tác động tiêu cực đối với hoạt động vay vốn của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự suy giảm của các nền kinh tế như Mỹ, Nhật và khủng hoảng nợ công tại châu Âu dẫn đến nhiều rủi ro tỷ giá khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngoại tệ. Từ đó, doanh nghiệp đứng trước khó khăn về vốn vay với lãi suất cao trong nước và rủi ro về tỷ giá đối với đồng vốn ngoại tệ, vì vậy sự tăng trưởng hoạt động cho vay vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức.
-Ảnh hưởng từ nền kinh tế trì trệ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Bất cứ một Ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền khả năng hấp thụ yếu kém gây dư thừa ứ đọng vốn, mang đến nhiều trở ngại đến sự mở rộng của hoạtđộng cho vay của ngân hàng.
-Mối lo từ nợ xấu dẫn đến nhiều thách thức phát triển hoạt động cho vay. Khó
khăn về thanh khoản vay khiến 100% dư nợ đều yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, do đó hình thức cho vay tín chấp ngày càng hạn chế, làm cho quá trình vay vốn thêm bất cập và mất nhiều thời gian hơn. Trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng bị chậm lại, rủi ro cho vay tăng và đặc biệt là bị giới hạn về tăng trưởng tín dụng làm cho mức lãi suất cho vay gia tăng đối với khách hàng để bù đắp các rủi ro. Điều này khiến cho
lợi nhuận từ hoạt động cho vay có xu hướng tăng cao, tuy nhiên sẽ giảm lượng khách hàng đến tiếp cận nguồn vốn ngân hàng trong tương lai.
-Tính chất cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hơn 40 ngân hàng thương mại hoạt động và tại quận 3 TP HCM đã có hơn 31 chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng bạn. Nhiều ngân hàng có khả năng sẽ tăng lãi suất huy động hay hạ lãi suất cho vay thấp hơn để tăng thế mạnh cạnh tranh thu hút khách hàng, tạo nhiều khó khăn trong việc gia tăng, thu hút khách hàng của Chi nhánh.
* Nguyên nhân về phía khách hàng
-Doanh nghiệp vừa và nhỏ do thiếu kinh nghiệm và thông tin gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Do trình độ cịn yếu kém trong quản trị và cách xây dựng, thiết lập dự án sản xuất kinh doanh, nên phần lớn các dự án được ngân hàng thẩm định lại chưa mang tính khả thi cao. Bên cạnh đó, do lượng thơng tin cập nhật còn hạn chế gây ra sự e ngại khi thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng.
-Tình hình tài chính yếu kém và thiếu minh bạch xảy ra hầu hết ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân là do thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được nghiêm chỉnh và trung thực, do vậy khi cán bộ tín dụng lập báo cáo phân tích trên cáo số liệu do doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực. Do nguyên nhân này thì ngân hàng ln xem nặng phần tài sản thế chấp, đảm bảo như chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro.
* Nguyên nhân về phía ngân hàng Chi nhánh
Dư nợ quá hạn bằng không cho thấy hoạt động cho vay của Chi nhánh đạt hiệu quả khá cao, tuy vậy từ những tồn tại đã nêu trên và một số hoạt động trong cho vay của Chi nhánh vẫn cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động cho vay trong tương lai. Do đó, bên cạnh những thành tựu trong cho vay, Chi nhánh cần phải triệt để giải quyết các vấn đề có gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
-Ngân hàng chủ yếu dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp trong cho vay để
nhận định và đánh giá khách hàng, nhất là đối với khách hàng quen thuộc có lịch sử trả nợ tốt hay đó là một doanh nghiệp lớn. Trên cơ sở nền kinh tế biến động, cạnh tranh gay gắt thì chất lượng thơng tin về tính đầy đủ, chính xác càng khó đo lường. Mặt khác, ngân hàng phải nắm bắt lượng lớn thông tin từ bên trong và ngoài doanh nghiệp, do vậy ngân hàng chỉ có thể thẩm định và xem xét lại tính chính xác của thơng tin doanh nghiệp cung cấp là chủ yếu, bên cạnh những thông tin về sự tác động của thị trường đối với doanh nghiệp, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.
-Ngân hàng chưa nắm bắt được tính chính xác và sự đầy đủ của thông tin về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hầu hết các báo cáo tài chính về hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ đều khơng có sự tổng hợp rõ ràng, đầy đủ, gây khó khăn cho việc thẩm định của ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều DNVVN khơng biết cách xây dựng dự án hay các kế hoạch ngắn hạn chỉ dừng ở mức đơn giản. Vì vậy, tín dụng đối với loại hình DNVVN sẽ tạo ra nhiều rủi ro, đây chính là nguyên nhân ngân hàng thường dè dặt khi cung ứng vốn cho các DNVVN.
-Chi nhánh 3 chịu sự quản lý nghiêm ngặt từ Ngân hàng Cơng Thương do đó chính
sách lãi suất của chi nhánh phải tuân theo những quy định của NHCT, Chi nhánh không thể linh hoạt điều chỉnh lãi suất đến từng đối tượng khác nhau nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác và phù hợp với kinh tế khu vực. Từ đó, cơ chế thoả thuận lãi suất cho vay chưa được phát triển.
-Chưa có sự chun biệt trong cơng tác cho vay của các cán bộ tín dụng. Mặc dù
phòng Khách hàng doanh nghiệp chia làm 3 bộ phận: bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận xử lý nợ và bộ phận tài trợ thương mại, tuy nhiên những cơng việc đó đều do một cán tín dụng tiếp quản và xử lý. Cơng việc cho vay ln tồn tại nhiều rủi ro, vì vậy việc một cán bộ chịu trách nhiệm tất cả các khâu trong dự án sẽ khó tránh khỏi sat sót và chịu nhiều áp lực trong cơng việc, làm giảm tính hiệu quả trong cho vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua việc phân tích thực trạng tình hình thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank – Chi nhánh 3, có thể thấy Chi nhánh đạt được những thành quả đáng khích lệ với dư nợ quá hạn bằng không qua 3 năm lien tiếp, doanh số cho vay và thu nợ đạt hiệu suất khá cao. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế do nhiều nguyên nhân từ nền kinh tế, từ khách hàng và những vấn đề nội tại của Chi nhánh. Do đó, chương 4 sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh.
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 3
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA CHI NHÁNH 3 KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA CHI NHÁNH 3
Ngân hàng Công Thương cũng như Chi nhánh luôn xem cho vay là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh trên thị trường vì vậy VietinBank – Chi nhánh 3 ln có những định hướng phát triển, chính sách cụ thể phát huy lợi thế vốn có và phát triển hơn nữa trong hoạt động cho vay. Sau đây là những định hướng về hoạt động tín dụng của chi nhánh trong năm 2013:
- Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của Chi nhánh. - Tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu dưới 3%.
- Đa dạng hoá các hoạt động tín dụng trên thị trường tài chính.
- Giữ vai trị định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản.
* Các định hướng trên được cụ thể hoá như sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn nhằm khai thác tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi từ doanh nghiệp đến cá nhân, đáp ứng đủ nhu cầu vốn tín dụng.
- Đẩy mạnh doanh số cấp tín dụng trong đó quan trọng nhất là doanh số cho vay. Tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn. Đồng thời tập trung vốn cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn và các lĩnh vực ưu tiên phát triển.
- Tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả là mục tiêu xuyên suốt trong q trình cấp tín dụng. Chi nhánh hạn chế cấp tín dụng đối với những khoản vay khơng có tài sản đảm bảo. Ngoài ra, tài sản đảm bảo cũng phải đáp ứng các quy định chung của pháp luật và có tính thanh khoản cao.
- Chủ trương mở rộng tín dụng, dịch vụ ngân hàng ở các khối khách hàng DNVVN đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cạnh tranh tiếp thị, chọn lọc, thu hút khách hàng tốt, tiềm năng.
- Xác định phương thức cho vay thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp và dự án sản xuất kinh doanh nhằm thuận tiện trong quản lý và giám sát các khoản nợ vay.
- Coi trọng công tác thẩm định và kiểm sốt. Cơng tác kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng, bảo đảm cho vay đúng mục đích, tuân thủ quy định của VietinBank. Thường xuyên đánh giá mức độ rủi ro của những khoản vay để đưa ra quyết định tín dụng phù hợp.
- Đẩy mạnh bán chéo các sản phẩm, dịch vụ khác kèm theo sản phẩm tín dụng như bảo hiểm, hốn đổi lãi suất và các sản phẩm khác.
4.2. GIẢI PHÁP
4.2.1. Giải pháp trực tiếp
4.2.1.1. Công tác huy động vốn
Sự tăng trưởng của dư nợ cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quan trọng nhất là nguồn vốn. Để đảm bảo cho sự tăng trưởng không ngừng của hoạt động cho vay, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn đa dạng của doanh nghiệp và phục vụ các dự án phát triển trong tương lai, Chi nhánh 3 NHCT cần đẩy mạnh hơn nữa trong công tác huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội bao gồm trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, để đẩy mạnh huy động vốn Chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
-Phát triển đa dạng các loại hình tiền gửi
Mở rộng sản phẩm tiền gửi với nhiều mức lãi suất, thời hạn, loại tiền tệ, phương thức gửi và thanh tốn khác nhau. Bên cạnh đó, phát huy tối đa thế mạnh từ mạng lưới giao dịch với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, đội ngũ cán bộ cơng nhân viên nhiệt tình, thân thiện, tạo tâm lý an tâm và hài lòng khi khách hàng đến với VietinBank Chi nhánh 3. Ngoài ra, Chi nhánh cần tạo ra sự thuận lợi khi khách hàng rút tiền như lãi suất phạt rút trước hạn linh hoạt hơn, có thể lĩnh tiền ở bất cứ phòng giao dịch hay chi nhánh nào trong hệ thống với cùng chi phí. Nhờ đó, gia tăng lượng khách hàng đến giao dịch, mang đến cơ hội tiếp cận hoạt động cho vay của Chi nhánh.