- Đẩ ym nh vai trò tv nc aD ấủ ượ ềử ục sd ng th uc cho ố
21. D Walker., et al (2006), “Patient education in rheumatoid arthritis: the
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.3.1. Đánh giá kiến thức bệnh nhân về bệnh VKDT và bệnh Gút trước khi điều trị tại khoa
- Đánh giá kiến thức bệnh nhân về bệnh mắc phải và điều trị bệnh thông qua trả lời của bệnh nhân theo câu hỏi trên phiếu điều tra thông tin qua các chỉ tiêu:
Thu thập và xử lí thông tin
Kết quả nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phỏng vấn bệnh nhân - Kiến thức bệnh nhân về bệnh - Kiến thức bệnh nhân về sử dụng thuốc Bệnh nhân Tiêu chuẩn lựa chọn
Nhận thức bệnh nhân về các triệu chứng bệnh
Nhận thức bệnh nhân về mục tiêu điều trị bệnh
Nhận thức bệnh nhân về thời gian điều trị bệnh (đối với bệnh VKDT)
Nhận thức bệnh nhân về vai trò của tập luyện thể thao (đối với bệnh VKDT) và vai trò của việc ăn kiêng (đối với bệnh Gút) kết hợp trong quá trình điều trị bệnh
Nhận thức bệnh nhân về vai trò của tái khám trong quá trình điều trị bệnh
2.2.3.2. Đánh giá kiến thức bệnh nhân về sử dụng thuốc Corticoid và NSAIDs điều trị bệnh trước khi điều trị tại khoa
Đánh giá kiến thức của bệnh nhân về thuốc được sử dụng, cách sử dụng thuốc trong đơn thông qua trả lời của bệnh nhân theo câu hỏi trên phiếu điều tra qua các chỉ tiêu:
- Nhận thức của bệnh nhân về mục đích sử dụng các thuốc điều trị - Nhận thức của bệnh nhân về cách sử dụng thuốc:
Liều thường dùng
Thời điểm dùng thuốc
Cách dừng thuốc (đối với corticoid)
- Nhận thức bệnh nhân về thời gian điều trị bệnh
2.2.3.3. Đánh giá kiến thức của bệnh nhân về những điều cần chú ý theo dõi khi sử dụng thuốc NSAIDs và corticoid
2.2.3.4. Nhận thức của bệnh nhân về theo dõi ADR
- Nhận biết các ADR của thuốc gặp phải. - Theo dõi và báo cáo khi cần thiết
2.2.3.5. Nhận thức bệnh nhân về vấn đề bảo quản thuốc 2.2.3.6. Nhận thức bệnh nhân về việc lựa chọn kênh thông tin
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và đánh giá mức độ nhận thức của bệnh nhân về sử dụng thuốc và nhận thức về bệnh trước khi vào điều trị tại khoa, ghi thông tin cần thiết vào phiếu điều tra (phụ lục 1).
- Tổng hợp và phân tích số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2003.
PHẦN 3
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm bệnh nhân vào viện
3.1.1.1. Đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.1 - Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu: 56,50 ± 13,21 năm
- Tuổi trung bình của bệnh nhân VKDT trong nhóm nghiên cứu: 55,00 ± 12,46 năm - Tuổi trung bình của bệnh nhân gút trong nhóm nghiên cứu: 59,70 ± 11,47
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu
Tuổi Bệnh nhân VKDT Bệnh nhân Gút
Số bệnh nhân (n) % Số bệnh nhân (n) % < 40 tuổi 6 8,96% 1 3,03% 40 – 49 tuổi 15 22,39% 5 15,15% 50 – 59 tuổi 27 40,30% 13 39,40% 60- 69 tuổi 11 16,42% 6 18,18% > 70 tuổi 8 11,94% 8 24,24% Tổng 67 100% 33 100% * Nhận xét:
- Phân bố tuổi của bệnh nhân VKDT trong nhóm nghiên cứu cao nhất ở độ tuổi từ 50 đến 59 tuổi là 40,30% và ít nhất ở độ tuổi dưới 40 tuổi là 8,96%.
- Phân bố tuổi của bệnh nhân gút cao nhất ở khoảng tuổi 50 đến 59 tuổi chiếm 39,40%. Phân bố trên 70 tuổi cũng chiếm tỉ lệ khá cao trong nhóm nghiên cứu 24,24%. Trong khi đó phân bố tuổi ở bệnh nhân < 40 tuổi chỉ chiếm 3,03%.
3.1.1.2. Đặc điểm về giới tính của nhóm nghiên cứu
bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tỉ lệ nam nữ của mẫu nghiên cứu
Giới Bệnh nhân VKDT Bệnh nhân gút
Số bệnh nhân (n) Phần trăm (%) Số bệnh nhân (n) Phần trăm (%) Nam 7 10,45 33 100 Nữ 60 89,55 0 0 Tổng 67 100 33 * Nhận xét:
- Tỉ lệ bệnh nhân VKDT điều trị tại khoa trong mẫu nghiên cứu chủ yếu là nữ, chiếm tới 89,55% số bệnh nhân VKDT .
- Tỉ lệ bệnh nhân nam bị gút là rất cao, 100% là nam.
3.1.1.3. Trình độ học vấn của bệnh nhân
Đặc điểm học vấn của bệnh nhân VKDT và bệnh nhân Gút trong nhóm nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Đặc điểm về trình độ học vấn của nhóm nghiên cứu
Trình độ học vấn Bệnh nhân VKDT Bệnh nhân Gút Số bệnh nhân (n) Phần trăm (%) Số bệnh nhân (n) Phần trăm (%) < 12 39 58,21% 13 39,40 % 12/12 16 23,88% 11 33,33% Đại học 12 17,91% 9 27,27% Tổng 67 100 33 100 * Nhận xét
- Hơn một nửa bệnh nhân VKDT có trình độ học vấn dưới 12/12, người mắc bệnh có trình độ đại học hoặc cao hơn chỉ chiếm 17,91% .
- Trình độ học vấn từ 12/12 và đại học của bệnh nhân mắc bệnh gút trong mẫu nghiên cứu chiếm khá cao 33,33% và 27,27%, chiếm hơn nửa số bệnh nhân mắc bệnh gút trong nhóm nghiên cứu.
3.1.1.3. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh của nhóm bệnh nhân đã được chúng tôi khảo sát. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4
Bảng 3.4. Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân VKDT và Gút
Thời gian mắc bệnh Bệnh nhân mắc bệnh VKDT Bệnh nhân mắc bệnh Gút Số bệnh nhân (n) Phần trăm (%) Số bệnh nhân (n) Phần trăm (%) > 1 năm 63 94,03 32 96,97 < 1 năm 4 5,97 1 3,03% Tổng 67 100 33 100 * Nhận xét
Phần lớn bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 1 năm, đã điều trị nhiều tại cơ sở y tế tuyến dưới thất bại rồi mới vào điều trị tại khoa. Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh dưới 1 năm vào khoa điều trị chiếm tỉ lệ thấp. Vì khoa Cơ - Xương – Khớp bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối tập trung phần lớn bệnh nhân nặng, thời gian mắc bệnh dài, khi vào viện thường có nhiều biến chứng.
Tỉ lệ cụ thể:
- 94,03% bệnh nhân VKDT có thời gian mắc bệnh trên 1 năm.
- Đa số bệnh nhân Gút ( 96,97% ) có thời gian mắc bệnh trên 1 năm.
Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân gần như tỉ lệ thuận với thời gian dùng thuốc của họ. Do đó, thời gian mắc bệnh càng dài khả năng gặp các tác dụng bất lợi của thuốc và các biến chứng bệnh càng cao hơn.
3.1.1.4. Tỉ lệ bệnh nhân đã từng sử dụng thuốc nam điều trị bệnh và hiệu quả của việc điều trị
Tỉ lệ bệnh nhân đã từng sử dụng thuốc nam, bột, tễ lá để điều trị bệnh được thống kê ở bảng 3.5.
Tỉ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc nam Bệnh nhân mắc bệnh VKDT Bệnh nhân mắc bệnh Gút Số bệnh nhân (n=67) Phần trăm (%) Số bệnh nhân (n=33) Phần trăm (%) Có sử dụng 23 34,33 6 18,18 Không sử dụng 44 65,67 27 81,82 Tổng 67 100 33 100 * Nhận xét
- Tỉ lệ bệnh nhân VKDT sử dụng thuốc nam, bột, tễ, lá trước khi điều trị tại khoa chiếm 34,33%
- Tỉ lệ bệnh nhân bệnh nhân Gút sử dụng thuốc nam bột tễ lá trước khi điều trị tại khoa có tỉ lệ thấp hơn so với bệnh nhân VKDT đạt 18,18%.
Kết quả điều trị thuốc nam, bột, tễ lá của nhóm bệnh nhân VKDT và bệnh nhân Gút có sử dụng thuốc nam trước khi điều trị tại khoa được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Hiệu quả của bệnh nhân sử dụng thuốc nam bột tễ lá
Hiệu quả
thuốc nam Bệnh nhân VKDT Bệnh nhân Gút
Số bệnh nhân
(n=23) Phần trăm (%) Số bệnh nhân (n=6) Phần trăm (%)
Đỡ 18 65,22 4 66,67
Không đỡ 8 34,78 2 33,33
Tổng 23 100 6 100
* Nhận xét:
Trong số bệnh nhân đã từng sử dụng thuốc nam, bột tễ lá trước khi điều trị bệnh, tỉ lệ bệnh nhân VKDT dùng thuốc nam, bột, tễ, lá nhận thấy không có hiệu quả chiếm 34,78%, và bệnh nhân Gút là 33,33%. Tỉ lệ bệnh nhân dùng thuốc nam thấy hiệu quả có tỉ lệ khá cao, tương ứng là 65,22% với bệnh nhân VKDT và 66,67% với bệnh nhân gút. Tuy nhiên, khi được hỏi lý do chính khiến bệnh nhân không dùng thuốc nam để điều trị bệnh nữa thì phần lớn bệnh nhân được hỏi cho biết đó là do những triệu chứng xuất hiện đi kèm khi dùng thuốc. Các triệu chứng này rất dễ nhận biết bao gồm phù đặc biệt là phù mặt được bệnh nhân mô tả “mặt
tròn vành vạnh”, tăng cân không bình thường, đau rát thượng vị và mệt mỏi chán ăn. Tỉ lệ các tai biến của bệnh nhân sử dụng thuốc nam, bột, tễ, lá được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Các tai biến khi sử dụng thuốc nam bột tễ lá
Nhận xét:
Trong số 23 bệnh nhân VKDT đã từng sử dụng thuốc nam, bột, tễ lá trước khi điều trị tại khoa thì có tới 7 bệnh nhân (30,43%) có triệu chứng phù, 1 bệnh nhân (4,35%) tăng cân không bình thường, 4 bệnh nhân (17,39%) đau rát thượng vị, 13 bệnh nhân (56,52%) xuất hiện các triệu chứng khác như mẩn ngứa, kém ăn.
Trong 6 bệnh nhân Gút có sử dụng thuốc nam, bột, tễ, lá có 3 bệnh nhân (50,0%) bị phù, 2 bệnh nhân (33,33%) bị nóng rát thượng vị, 3 bệnh nhân có triệu chứng khác như mẩn ngứa, kém ăn.
Các triệu chứng này mất đi khi ngừng thuốc. Chúng tôi nghi ngờ thuốc nam, bột, tễ, lá mà họ sử dụng có thể được trộn corticoid.
3.1.1.5. Tỉ lệ thuốc corticoid và thuốc NSAIDs bệnh nhân đã sử dụng
Qua phỏng vấn bệnh nhân VKDT và bệnh nhân Gút, chúng tôi nhận thấy, bệnh nhân đã từng sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau. Hai thuốc mà những bệnh nhân này sử dụng nhiều để điều trị bệnh ở cơ sở y tế tuyến dưới là corticoid và NSAIDs. Tỉ lệ các thuốc corticoid và NSAIDs mà bệnh nhân sử dụng được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Tỉ lệ bệnh nhân sử dụng NSAIDs và Corticoid trước khi điều trị tại khoa
Các tai biến Bệnh nhân VKDT Bệnh nhân Gút
Số bệnh nhân (n=23) Phần trăm (%) Số bệnh nhân (n=6) Phần trăm (%) Phù 7 30,43 3 50,0
Tăng cân không bình thường 1 4,35 0 0
Đau rát thượng vị 4 17,39 2 33,33
Khác 13 56,52 3 50,0
Nhóm thuốc sử dụng Bệnh nhân VKDT (n=67) Bệnh nhân Gút (n=33) Số bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị Corticoid 59 3 ∑59+3+1 = 63 NSAIDs 8 29 ∑ 29+8+1= 38 Corticoid+ NSAIDs 1 Tổng 67 33 100 * Nhận xét:
- Trong 100 bệnh nhân VKDT và bệnh nhân Gút trong mẫu nghiên cứu, 99 bệnh nhân điều trị đơn độc 1 thuốc chống viêm (hoặc corticoid, hoặc NSAID) để điều trị bệnh. Có 1 bệnh nhân Gút dùng cả NSAIDs và corticoid để điều trị bệnh.
3.1.1.6. Tỉ lệ bệnh nhân có bệnh mắc kèm
Tỉ lệ bệnh nhân có bệnh mắc kèm khi điều trị tại khoa được trình bày ở bảng 3.9
Bảng 3.9. Tỉ lệ bệnh nhân có bệnh mắc kèm trước khi điều trị tại khoa
Tỉ lệ bệnh nhân có bệnh mắc kèm Bệnh nhân mắc bệnh VKDT Bệnh nhân mắc bệnh Gút Số bệnh nhân (n=67) Phần trăm (%) Số bệnh nhân (n=33) Phần trăm (%) Có bệnh mắc kèm 24 35,82 22 66.67 Không có bệnh mắc kèm 43 64,18 11 33,33 Tổng 67 100 33 100
- Tỉ lệ bệnh nhân VKDT có bệnh mắc kèm chiếm 35.82% bao gồm huyết áp cao, xuất huyết tiêu hoá, suy thận, loãng xương…
- Tỉ lệ bệnh nhân Gút có bệnh mắc kèm rất cao chiếm tới 66,67% bao gồm chủ yếu suy thận, xuất huyết tiêu hóa, huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu…
3.2. KIẾN THỨC BỆNH NHÂN VỀ BỆNH TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA
3.2.1. Kiến thức bệnh nhân về triệu chứng bệnh trước khi vào điều trị tại khoa
Kiến thức bệnh nhân VKDT về các triệu chứng của bệnh được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Kiến thức bệnh nhân về triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp
* Nhận xét:
Từ bảng 3.10 ta có thể thấy, tỉ lệ bệnh nhân nhớ được triệu chứng sưng đau các khớp chiếm tới 71,64%, đây cũng là triệu chứng khá điển hình và dễ nhận biết.
- Tỉ lệ bệnh nhân biết triệu chứng cứng khớp buổi sáng ở mức thấp hơn 34,33% bệnh nhân.
- Tỉ lệ bệnh nhân biết các triệu chứng khác ở mức rất thấp.
3.2.1.2. Khảo sát kiến thức bệnh nhân về các triệu chứng bệnh gút
Trước khi vào điều trị tại khoa, kiến thức bệnh nhân Gút về các triệu chứng của bệnh được thể hiện ở bảng 3.11.
Các triệu chứng Số bệnh nhân biết(n=67) Phần trăm (%)
Sưng đau các khớp 48 71,64
Cứng khớp buổi sáng 23 34,33
Biến dạng khớp (vuốt thú,
hình thoi, thùa khuyết) 6 8,96
Hồng ở gan bàn tay, chân 2 2,99
Bảng 3.11. Kiến thức bệnh nhân Gút về triệu chứng bệnh
* Nhận xét:
Từ bảng 3.12. ta có thể thấy, tỉ lệ bệnh nhân Gút biết được các triệu chứng dễ nhận biết như khớp sưng nóng, đỏ, đau chiếm tỉ lệ cao nhất 51,51%. Tuy nhiên, các tổn thương biến dạng khớp mặc dù rất nguy hiểm và dễ nhận biết nhưng có rất ít bệnh nhân chú ý và biết đến. Có 6,06% bệnh nhân không nắm được triệu chứng của bệnh Gút ngay cả triệu chứng dễ nhận biết.
3.2.1.3. Đánh giá điểm hiểu biết về triệu chứng bệnh của bệnh nhân
Chúng tôi đánh giá chất lượng kiến thức của bệnh nhân về triệu chứng bệnh thông qua số các triệu chứng mà bệnh nhân nhớ được. Số tối đa triệu chứng của bệnh VKDT mà bệnh nhân cần phải nhớ được là 4 và với bệnh gút là 5. Điểm đánh giá hiểu biết của bệnh nhân về triệu chứng bệnh được thống kê ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Bảng điểm đánh giá hiểu biết về triệu chứng bệnh của bệnh nhân
Số các triệu chứng Bệnh nhân viêm
khớp dạng thấp Bệnh nhân gút Số bệnh nhân (n=67) Phần trăm % Số bệnh nhân (n=33) Phần trăm %
Không biết triệu chứng nào của bệnh (0 điểm) 3 4,48 2 6,06
Chỉ biết 1 triệu chứng của bệnh (1 điểm) 54 80,59 24 72,73
Biết 2 triệu chứng của bệnh (2 điểm) 6 8,96 4 12,12
Biết 3 triệu chứng của bệnh (3 điểm) 3 4,48 2 6,06
Biết 4 triệu chứng của bệnh (4 điểm) 1 1,49 1 3,03
Biết 5 triệu chứng của bệnh (5 điểm) 0 0
Điểm trung bình (± SD) 1,18 ± 0,64 1,27±0,79
* Nhận xét
Các triệu chứng bệnh Gút Số bệnh nhân (n=33) Phần trăm (%)
Cơn đau khớp dữ dội, bỏng rát 10 30,30
Khớp sưng nóng đỏ đau, phù nề 17 51,51
Tổn thương biến dạng khớp 5 15,15
Hạt tophi dưới da 6 18,18
Tổn thương thận 4 12,12
Qua bảng 3.11. có thể thấy, số bệnh nhân nắm được 1 triệu chứng bệnh khá cao 80,59% (54/67), chỉ có 1 bệnh nhân biết đủ cả 4 triệu chứng của bệnh VKDT. Số các triệu chứng tỉ lệ nghịch với số bệnh nhân biết các TC đó.
Không có bệnh nhân nào biết đủ cả 5 triệu chứng của bệnh gút. Số bệnh nhân biết được 1 triệu chứng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 72,73% (24/33). Số các TC bệnh nhân nắm được tỉ lệ nghịch với số bệnh nhân biết các TC đó.
3.2.2. Kiến thức bệnh nhân về mục tiêu điều trị bệnh trước khi điều trị tại khoa
3.2.2.1. Khảo sát kiến thức bệnh nhân VKDT về mục tiêu điều trị bệnh
Kiến thức bệnh nhân VKDT về mục tiêu điều trị bệnh được trình bày ở bảng 3.13
Bảng 3.13. Tỉ lệ bệnh nhân biết các mục tiêu điều trị bệnh VKDT
Các mục tiêu Số bệnh nhân (n=67) Phần trăm (%)
Điều trị ngăn ngừa tiến triển bệnh 7 10,45
Điều trị triệu chứng 28 41,79
Điều trị khắc phục di chứng 5 7,46
Không biết 34 50,75
* Nhận xét:
Tỉ lệ bệnh nhân VKDT không biết mục tiêu điều trị bệnh khi điều trị tại khoa là 50,75%. Việc nắm được mục tiêu điều trị bệnh rõ ràng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân tốt hơn.
3.2.2.2. Khảo sát kiến thức bệnh nhân Gút về mục tiêu điều trị bệnh
Kiến thức bệnh nhân gút về mục tiêu điều trị bệnh được trình bày ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Tỉ lệ bệnh nhân biết các mục tiêu điều trị bệnh Gút
Các mục tiêu Số bệnh nhân (n=33) Phần trăm (%)
Điều trị hết các cơn gút cấp 21 63,63
Ngăn ngừa các cơn gút tiếp theo 9 27,27