Quy trình điều chế COFDM trong máy phát DVB-T

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ OFDM và ứng dụng trong truyền hình số mặt đất DVB t (Trang 40)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3. Quy trình điều chế COFDM trong máy phát DVB-T

2.4.3.1. T chc li tài nguyên kênh vô tuyến

Hình 2.30 – T chc li tài nguyên kênh vô tuyến

Đây là quá trình quy hoạch lại băng thông kênh truyền vô tuyến và chia nhỏ hành các ô con theo trục thời gian là băng tần con (frequency sub-band), và theo trục tần số là các khoảng thời gian nhỏ (time segment).

2.4.3.2. Tri sóng mang con lên các cell

Lê Thị Cúc 41 Luận văn thạc sỹ khoa học

2.4.3.3. Chèn khong bo v chng nhiu liên ký t

Hình 2.32 – Chèn khong bo vệđể chng nhiu liên ký t

Trong thực tế khoảng tổ hợp thu được trải dài theo 2 ký tự thì không chỉ có nhiễu giữa các ký tự (ISI) mà còn cả nhiễu tương hỗ giữa các sóng mang (ICI). Để tránh nhiễu này người ta chèn thêm khoảng bảo vệ (Guard Interval duration) ∆trước mỗi ký tự để đảm bảo các thông tin là đến từ cùng một ký tự và xuất hiện cốđịnh.

Mỗi khoảng symbol được kéo dài thêm vì thế nó sẽ vượt quá khoảng tổ hợp của máy thu T. Như vậy đoạn thêm vào tại phần đầu của ký tự để tạo nên khoảng bảo vệ sẽ giống với đoạn có cùng độ dài tại cuối ký tự. Miễn là trễ không vượt quá đoạn bảo vệ, tất cả thành phần tín hiệu trong khoảng tổ hợp sẽ đến từ cùng một ký tự và tiểu chuẩn trực giao được thoả mãn. ICI và ISI chỉ xảy ra khi trễ vượt quá khoảng bảo vệ.

Độ dài khoảng bảo vệđược lựa chọn sao cho phù hợp với mức độ thu đa đường của máy thu. Việc chèn khoảng thời gian bảo vệ được thực hiện tại phía phát. Khoảng thời gian bảo vệ ∆ có giá trị khác nhau theo quy định của DVB: 1/4T, 1/8T, 1/16T và 1/32T.

Lê Thị Cúc 42 Luận văn thạc sỹ khoa học Khi chênh lệch thời gian của các tia sóng đến đầu thu không vượt qua khoảng thời gian bảo vệ ∆, thì máy thu hoàn toàn khắc phục tốt hiện tượng phản xạ. Thực chất, khoảng thời gian bảo vệ ∆ là khoảng thời gian trống không mang thông tin hữu ích. Vì vậy, cùng chếđộ phát, ∆ càng lớn, thông tin hữu ích sẽ càng ít, số lượng chương trình sẽ giảm. Nhưng ∆ càng lớn khả năng khắc phục các tia sóng phản xạ từ xa đến càng hiệu quả. Với kỹ thuật ghép kênh đa tần trực giao và với thông số khoảng thời gian bảo vệ này tạo điều kiện cho việc thiết lập mạng đơn tần DVB-T. Các máy phát thuộc mạng đơn tần đều phát cùng một kênh sóng, rất thuận lợi cho quy hoạch và tiết kiệm tài nguyên tần số.

2.4.3.4. Chèn tín hiu ch dn pilot để nhn tín hiu chính xác

Hình 2.34 – Chèn tín hiu ch dn pilot

Chèn các pilot sẽ giúp máy thu nhận chính xác tín hiệu Các Pilot bao gồm các loại sau:

• Các pilot liên tục: bao gồm 177 pilot với 8K, và 45 pilot với 2K. Các pilot này có vị trí cố định trong dải tần 8MHz và cố định trong biểu đồ chòm sao để đầu thu sửa lỗi tần số, tựđộng điều chỉnh tần số (AFC) sửa lỗi pha

• Các pilot rời rạc (phân tán): bao gồm 524 pilot với 8K, và 131 pilot với 2K có vị trí cố định trong biểu đồ chòm sao. Chúng không có vị trí cố định trong miền tần số, nhưng được trải đều trong dải thông 8MHz.

• Khác với các sóng mang chương trình, các pilot không điều chế QAM, mà chỉđiều chế BPSK với mức công suất lớn hơn 2,5 dB so với các sóng mang khác. Hình 4.2 biểu diễn phân bố sóng mang pilot rời rạc là liên tục với mức công suất lớn hơn các sóng mang dữ liệu 2,5 dB.

Lê Thị Cúc 43 Luận văn thạc sỹ khoa học

Hình 2.35 – Sóng mang kết hp vi pilot trong DVB-T

Các sóng mang được kết hợp thưa thớt với các pilot chỉ dẫn, trong đó khoảng cách giữa các symbol là 0.977 / 3.906 kHz tương ứng với chếđộ 2k / 8k.

2.4.3.5. Chun b d liu được mang trên các ký t

Hình 2.36 – Chèn d liu vào các ký t

Giai đoạn này sẽ tạo ra các mã bảo vệ tránh mất mát thông tin trên đường truyền. Đương nhiên, tác dụng ngược lại của nó là giảm khả năng truyền tải.

Lê Thị Cúc 44 Luận văn thạc sỹ khoa học

2.4.3.6. Ánh x các bít d liu lên ph OFDM

Hình 2.37 – Tri các bít d liu lên khong đều các sóng mang

Tín hiệu truyền đi được tổ chức thành các khung (Frame). Cứ 4 khung liên tiếp tạo thành một siêu khung. Mỗi khung chứa 68 ký tự OFDM trong miền thời gian (được đánh số 0 đến 67). Mỗi symbol này chứa hàng ngàn sóng mang (6817 sóng mang cho chế độ 8k, và 1705 sóng mang với chế độ 2k) nằm dày đặc trong dải thông 8 MHz (Việt Nam chọn dải thông 8 MHz). Hình 4.1 biểu diễn phân bố sóng mang của DVB-T theo thời gian và tần số. Như vậy trong một ký tự OFDM sẽ chứa:

• Các sóng mang dữ liệu (video,audio,…) được điều chế M-QAM. Số lượng các sóng mang dữ liệu này 6048 với 8K, và 1512 với 2K.

• Các sóng mang thông số phát TPS (Transmissian Parameter Signalling) chứa nhóm thông số phát được điều chế BPSK vì thế trên biểu đồ chòm sao, chúng nằm trên trục thực. Sóng mang TPS bao gồm 68 sóng mang trong chế độ 8K và 17 sóng mang trong chếđộ 2K. Các sóng mang TPS này không những có vị trí cốđịnh trên biểu đồ chòm sao, mà còn hoàn toàn cố định ở các vị trí xác định trong dải tần 8MHz. Hình 4.3 biểu diễn vị trí các pilot và sóng mang TPS được điều chế BPSK.

Hình dưới mô t cu trúc ca mt siêu khung, bao gm 4 khung ghép li vi nhau.

Bao gm 1512 – 1705 sóng mang con chế độ 2k và 6048 – 6817 sóng mang con chế

Lê Thị Cúc 45 Luận văn thạc sỹ khoa học

Hình 2.38 – Cu trúc mt siêu khung DVB-T

Trong đó mi khung truyn dn có cu trúc như sau:

Hình 2.39 – Cu trúc khung truyn dn DVB-T

Khoảng cách giữa các sóng mang ở chếđộ 2k là 3906 Hz, tối đa lên tới 1704 hàng theo trục thời gian, tương ứng với chếđộ 8k là 977 Hz và 6816 hàng theo trục thời gian.

Trong khung các dữ liệu được đan xen với các pilot và TPS pilot, làm nhiệm vụ chỉ dẫn đường trong việc khôi phục lại dữ liệu gốc.

Lê Thị Cúc 46 Luận văn thạc sỹ khoa học

2.4.3.7. Mô t toán hc quá trình điu chế

Chuỗi ký tự phát OFDM được biểu diễn như sau:

ax min 67 , , , , 0 0 ( ) exp( 2 ) m ( ) K c m l k m l k m l k K S t j f t C t ∞ = = = = Π ∑∑ ∑ Ψ (2.1) ' , , exp[ 2 (t- -T l-68mT )] 0 s s m l k k j k T  Π ∆  Ψ =   Nếu (l 68 )m Ts t (l 68m 1)Ts t + ≤ ≤ + + ≠ (2.2) Trong đó: k là chỉ số sóng mang thứk

l : số ký tự OFDM trong khung

m : số khung truyền dẫn K : số sóng mang phát Ts : khoảng thời gian một ký tự T : khoảng thời gian của FFT ∆ : khoảng thời gian của CP fc : tần số sóng mangk’ là chỉ số sóng mang thứ k’ với ' ax min 2 m K K k k − = −

Cm,l,k là ký tự dữ liệu l trong khung thứ m của sóng mang thứ k.

Xét công thức (2.1) trong khoảng thời gian t=0 đến t=Ts, tức là ta chỉ xét khoảng thời gian một ký tự: ax min ' 0,0, 2 ( ) ( ) exp( 2 ) m exp( ) k K c k k K j k t S t j f t C T = = Π − ∆ = Π ∑ (2.3) Phép biến đổi FFT: 1 0 1 exp( 2 ) N k n n kn x X j N N − = = ∑ Π (2.4)

So sánh hai biểu thức trên, ta thấy rằng có thể sử dụng các thuật toán FFT để tạo ra N mẫu ký tự xk tương ứng với khoảng thời gian hữu ích T cho mỗi ký tự. Khoảng bảo vệ (CP) giữa các ký tự được thêm vào bằng cách sao chép N∆/T mẫu cuối ký tự và chèn chúng vào phần đầu của mỗi ký tự.

2.5. Kt lun

Mạng OFDM đang được ứng dụng một cách hiệu quả trong nhiều hệ thống vô tuyến riêng biệt đó là hệ thống phát thanh kỹ thuật số (DAB) và truyền hình kỹ thuật số (DVB).Truyền hình số mặtđất DVB-T (đựợc chọn làm tiêu chuẩn cho truyền hình số tại Việt Nam) là một trong những ứng dụng của cộng nghệ OFDM.

Lê Thị Cúc 47 Luận văn thạc sỹ khoa học

Chương III – Đặc tính kênh truyền OFDM trong truyền hình số mặt đất DVB-T

3.1. Gii thiu

Kênh truyền tín hiệu OFDM là môi trường truyền sóng giữa máy phát và máy thu. Trong kênh truyền vô tuyến lý tưởng, tín hiệu nhận được bên thu được truyền theo tầm nhìn thẳng. Tuy nhiên trong thực tế, kênh truyền tín hiệu vô tuyến bị thay đổi. Việc nghiên cứu các đặc tính của kênh truyền là rất quan trọng vì chất lượng của hệ thống truyền vô tuyến là phụ thuộc vào các đặc điểm này.

3.2. Đc tính kênh truyn nh hưng đn cht lưng phát sóng DVB-T

3.2.1. Hin tượng đa đường (Multipath)

Trong viễn thông không dây, đa đường là hiện tượng lan truyền mà kết quả trong tìm kiếm tín hiệu vô tuyến được nhận bởi anten qua hai hay nhiều con đường. Nguyên nhân của đa đường bao gồm đường dẫn qua tầng đối lưu, phản xạ tầng điện ly và khúc xạ, và phản xạ từ mặt nước và vật thể trên mặt đất như núi và nhà cao tầng.

Lê Thị Cúc 48 Luận văn thạc sỹ khoa học

3.2.1.1. Rayleigh fading

Trong đường truyền vô tuyến, tín hiệu RF từ máy phát có thể bị phản xạ từ các vật cản như đồi, nhà cửa, xe cộ…sinh ra nhiều đường tín hiệu đến máy thu (hiệu ứng đa đường) dẫn đến lệch pha giữa các tín hiệu đến máy thu làm cho biên độ tín hiệu thu bị suy giảm. Hình trên chỉ ra một số trường hợp mà tín hiệu đa đường có thể xảy ra.

Mối quan hệ về pha giữa các tín hiệu phản xạ có thể là nguyên nhân gây ra nhiễu có cấu trúc hay không có cấu trúc. Điều này được tính trên các khoảng cách rất ngắn (thông thường là một nửa khoảng cách sóng mang), vì vậy ở đây gọi là fading nhanh. Mức thay đổi của tín hiệu có thể thay đổi trong khoảng từ 10-30dB trên một khoảng cách ngắn. Hình dưới mô tả các mức suy giảm khác nhau có thể xảy ra do fading.

Hình 3.41 – Fading Rayleigh khi thiết b di động di chuyn ( tn s 900MHz)

Phân bố Rayleigh được sử dụng để mô tả thời gian thống kê của công suất tín hiệu thu. Nó mô tả xác suất của mức tín hiệu thu được do fading. Bảng dưới chỉ ra xác suất của mức tín hiệu đối với phân bố Rayleigh.

Lê Thị Cúc 49 Luận văn thạc sỹ khoa học

3.2.1.2. Fading la chn tn s

Trong bất kỳ đường truyền vô tuyến nào, đáp ứng phổ không bằng phẳng do có sóng phản xạđến đầu vào máy thu. Sự phản xạ có thể dẫn đến tín hiệu đa đường của công suất tín hiệu tương tự như tín hiệu trực tiếp gây suy giảm công suất tín hiệu thu do nhiễu.Toàn bộ tín hiệu có thể bị mất trên đường truyền băng hẹp nếu không có đáp ứng tần số xảy ra trên kênh truyền. Có thể khắc phục bằng hai cách:

• Truyền tín hiệu băng rộng hoặc sử dụng phương pháp trải phổ như CDMA nhằm giảm bớt suy hao.

• Phân toàn bộ băng tần thành nhiều kênh băng hẹp, mỗi kênh có một sóng mang, mỗi sóng mang này trực giao với các sóng mang khác (tín hiệu OFDM). Tín hiệu ban đầu được trải trên băng thông rộng, không có phổ xảy ra tại tất cả tần số sóng mang. Kết quả là chỉ có một vài tần số sóng mang bị mất. Thông tin trong các sóng mang bị mất có thể khôi phục bằng cách sử dụng các kỹ thuật sửa lỗi thuận FEC.

3.2.1.3. Tri tr (Delay Spread)

Tín hiệu vô tuyến thu được từ máy phát bao gồm tín hiệu trực tiếp và tín hiệu phản xạ từ các vật cản như các tòa nhà, đồi núi…Tín hiệu phản xạ đến máy thu chậm hơn so với tín hiệu trực tiếp do chiều dài truyền lớn hơn. Trải trễ là thời gian trễ giữa tín hiệu đi thằng và tín hiệu phản xạ cuối cùng đến đầu vào máy thu.

Trong hệ thống số, trải trễ có thể dẫn đến nhiễu liên ký tự ISI. Điều này do tín hiệu đa đường bị trễ chồng lấn với ký hiệu theo sau, và nó có thể gây ra lỗi

nghiêm trọng ở các hệ thống tốc độ bit cao, đặc biệt là khi sử dụng ghép kênh phân chia theo thời gian TDMA

Lê Thị Cúc 50 Luận văn thạc sỹ khoa học Hình trên cho thấy ảnh hưởng của trải trễ gây ra nhiễu liên kí tự. Khi tốc độ bit truyền đi tăng lên thì một lượng nhiễu ISI cũng tăng lên một cách đáng kể. Ảnh hưởng thể hiện rõ ràng nhất khi trải trễ lớn hơn khoảng 50% chu kỳ bit (bit time).

Bảng dưới đưa ra các giá trị trải trễ thông dụng đối với các môi trường khác nhau. Trải trễ lớn nhất ở môi trường bên ngoài xấp xỉ là 20µs, do đó nhiễu liên kí tự có thể xảy ra đáng kểở tốc độ thấp nhất là 25Kbps.

Nhiễu ISI có thểđược tối thiểu hóa bằng nhiều cách:

• Giảm tốc độ ký tự bằng cách giảm tốc độ dữ liệu cho mỗi kênh ( như chia băng thông ra nhiều băng con nhỏ hơn sử dụng FDM hay OFDM).

• Sử dụng kỹ thuật mã hóa để giảm nhiễu ISI như trong CDMA.

3.2.2. Dch Doppler

Khi nguồn tín hiệu và bên thu chuyển động tương đối với nhau, tần số tín hiệu thu không giống bên phía phát. Khi chúng di chuyển cùng chiều (hướng về nhau) thì tần số nhận được lớn hơn tần số tín hiệu phát, và ngược lại khi chúng di chuyển ra xa nhau thì tần số tín hiệu thu được là giảm xuống. Đây gọi là hiệu ứng Doppler.

Khoảng tần số thay đổi do hiệu ứng Doppler tùy thuộc vào mối quan hệ chuyển động giữa nguồn phát và nguồn thu và cả tốc độ truyền sóng.Độ dịch Doppler có thểđược tính theo công thức: v

c

∆ = ± (3.1)

Trong đó ∆f là khoảng thay đổi tần số của tần số tín hiệu tại máy thu ν là tốc độ thay đổi khác nhau giữa tần số tín hiệu và máy phát folà tần số tín hiệu, c là tốc độ ánh sáng.

Dịch Doppler lại là một vấn đề nan giải nếu như kỹ thuật truyền sóng lại nhiễu với dịch tần số sóng mang (như OFDM chẳng hạn) hoặc là tốc độ tương đối giữa thu và phát cao như trong trường hợp vệ tinh quay quanh trái đất quỹđạo thấp.

Lê Thị Cúc 51 Luận văn thạc sỹ khoa học

3.2.3. S suy gim tín hiu (Attenuation)

Sự suy giảm tín hiệu là sự suy hao mức công suất tín hiệu trong quá trình truyền từ điểm này đến điểm khác. Điều này có thể là do đường truyền dài, do các tòa nhà cao tầng và hiệu ứng đa đường. Hình 3.40 cho thấy một số nguyên nhân làm suy giảm tín hiệu. Bất kì một vật cản nào trên đường truyền đều có thể làm suy giảm tín hiệu.

3.2.4. Nhiu AWGN

Nhiễu tồn tại trong tất cả các hệ thống truyền dẫn. Các nguồn nhiễu chủ yếu là nhiễu nền nhiệt, nhiễu điện từ các bộ khuếch đại bên thu, và nhiễu liên ô (inter-cellular interference). Các loại nhiễu này có thể gây ra nhiễu liên kí tự ISI, nhiễu liên sóng mang ICI và nhiễu liên điều chế IMD (Inter-Modulation Distortion).

Nhiễu này làm giảm tỉ số tín hiệu trên nhiễu SNR, giảm hiệu quả phổ của hệ thống. Và thực tế là tùy thuộc vào từng loại ứng dụng, mức nhiễu và hiệu quả phổ của hệ thống phải được lựa chọn.

Hầu hết các loại nhiễu trong các hệ thống có thể được mô phỏng một cách chính xác bằng nhiễu trắng cộng. Hay nói cách khác tạp âm trắng Gaussian là loại nhiễu phổ biến nhất trong hệ thống truyền dẫn. Loại nhiễu này có mật độ phổ công suất là đồng đều

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ OFDM và ứng dụng trong truyền hình số mặt đất DVB t (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)