4.2.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tê mô hình chăn nuôi lợn thịt
* Chi phí cho mô hình chăn nuôi lợn thịt
Chi phí chăn nuôi lợn thịt thông thường được tính từ khi mua con giống đến các chi phí như mua các vật liệu chăn nuôi như máng ăn, máng uống, công lao động… chi phí chuồng trại là chi phí ban đầu mà người chăn nuôi sử dụng để xây dựng nên ít được đưa vào trong tổng chi phí vì đối với chăn nuôi lợn thịt thì yêu cầu được đưa về chuồng trại chăn nuôi cũng tiêu tốn ít công, chi phí chuồng trại mấy lứa nuôi sau chỉ tính vào chi phí khấu hao của các vật liệu cho chuồng nuôi cho nên đây được tính với góc độ là tài sản cố định mà người chăn nuôi sử dụng trong chu kỳ nuôi của mình.
Ngoài những chi phí trên thì trong chăn nuôi lợn đặc biệt quan tâm đến chi phí về thức ăn và thuốc thú y cho đàn lợn của mình. Dưới đây là bảng chi phí cho 10 con lợn với thời gian nuôi từ 4,5 – 5,5 tháng.
Bảng 4.10. Mức chi phí đầu tư cho chăn nuôi lợn (tính cho 10 con lợn)
ĐVT: đồng Chỉ tiêu Lợn đen Mường Khương (65.000đ/15kg) Lợn Trắng (70.000đ/kg) Giống 9.750.000 10.500.000 Thức ăn (cám ngô, cám thóc, tăng trọng, rau xanh)
4.600.000 6.485.000
Chuồng trại 3.200.000 4.000.000
Thuốc thú y 300.000 450.000
Công lao động 3.240.000 3.480.000
Tổng chi phí 21.090.000 24.915.000
Bảng này thể hiện chi phí cho chăn nuôi lợn thịt khi người dân vừa mới tham gia chăn nuôi lợn, bảng thể hiện các loại chi phí khi tham gia chăn nuôi đều được tính bằng tiền hết nên bảng cho thấy lợi nhuận của người dân thu được không được cao vì năm đầu người chăn nuôi phải mất chi phí cho việc đầu tư cho việc mua vật liệu xây dựng chuồng trại.
Mức chi phí đầu tư cho ta thấy mức đầu tư cho chăn nuôi lợn thịt là khá cao, do vậy vấn đề đặt ra là người dân tham gia chăn nuôi phải rất quan tâm đến nghề của mình để tránh dịch bệnh có thể xảy ra đảm bảo cho chăn nuôi mang lại hiệu quả cao.
Trong chăn nuôi chi phí chuồng trại đầu tư chỉ năm đầu làm chuồng trại, mấy lứa sau chuồng trại chỉ được tính theo phần khấu hao của vật liệu xây dựng, nên hiệu quả của năm đầu chăn nuôi so với các năm sau là lãi ít hơn.
* Năng suất, giá thành, doanh thu, giá bán và lợi nhuận khi tham gia mô hình
chăn nuôi lợn thịt.
Xác định hiệu quả sản xuất của mô hình chăn nuôi lợn thịt là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sản xuất. Thông qua các quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế và lợi nhuận thu được của nghề chăn nuôi để có thể thấy được lợi nhuận cao hơn so với các cây trồng khác nhằm mở rộng diện tích và số lượng mô hình chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu.
Lợn là loại vật nuôi cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế tương đối lớn chỉ trong thời gian nuôi khoảng 4,5 – 6 tháng đã cho xuất bán. Khi nuôi trung bình 10 con lợn áp dụng đúng kỹ thuật chăn nuôi thì bình quân mỗi lứa lợn cũng cho thu nhập trung bình khoảng 10 đến 20 triệu đồng trên lứa.
Hiệu quả kinh tế của mô hình được tính theo công thức: HQKT = Kết quả thu được - Chi phí sản xuất H = Q - C
- Năng suất:
Đây là vấn đề cần được quan tâm và theo dõi sát sao, nó vừa thể hiện được quy mô chăn nuôi và thể hiện được khả năng chăm sóc cũng như khả năng hiểu biết về chăn nuôi của người dân, ta hãy cùng tìm hiểu về năng suất của mô hình đạt được trong giai đoạn 2011 - T5/2014
Từ năm 2011 - 2012 thì năng suất của các hộ chăn nuôi không được cao, nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết khả năng phát triển của từng giống lợn thường đi mua các loại giống lợn không rõ nguồn gốc nên thường sảy ra dịch bệnh. Năng suất phụ thuộc vào từng loại giống khác nhau, như giai đoạn này thì chủ yếu được chăn nuôi giống lợn Móng Cái, lợn Đen Mường Khương. Đây là hai giống lợn được đa số người dân nuôi giai đoạn trước, hiện nay đã được thay thế bằng giống lợn lai giữa giống lợn Đại Bạch với lợn Đen Mường Khương ( lợn Trắng) nên có năng suất cao hơn so với các giống lợn đã được nuôi giai đoạn trước, giống lợn được nuôi ở giai đoạn trước nuôi có năng suất thấp thời gian nuôi lại lâu hơn tiêu tốn thức ăn nhiều hơn.
- Giá thành và giá bán các giống lợn:
Với những thị trường trên địa bàn nghiên cứu thì cho tới nay vẫn là điều đáng quan tâm hơn cả, đối với Lợn thì hiện nay người chăn nuôi trên địa bàn chưa có khả năng và điều kiện kinh tế để mở ra những cơ sở giết mổ và tiêu thụ sản phẩm tự chăn nuôi của mình. Chính vì điều này mà sản phẩm chăn nuôi của người nông dân đều phải nhờ các thương lái, ba toa lợn tiêu thụ giúp, và tương đương với việc đó thì người chăn nuôi luôn bị những thương lái buôn này ép giá. Nhưng nhìn chung thì giá cả mà người dân bán ra thị trường vẫn đủ để mang lại lãi cho quá trình sản xuất chăn nuôi của mình.
H Lợn đen MK = 30.800.000đ - 21.090.000đ = 9.710.000đ H Lợn Trắng = 34.400.000đ - 24.915.000đ = 9.485.000đ
Dưới đây là bảng số liệu theo dõi trong quá trình nghiên cứu đề tài:
Bảng 4.11: Năng suất, giá thành, doanh thu, giá bán và lợi nhuận khi nuôi 10 con lợn
Giống lợn Năng suất ( kg) Giá thành (1000đ/con ) Giá bán (1000đ/kg) Doanh thu (1000đ) Lợi nhuận (1000đ) Lợn Trắng 80 10.500.000 43.000 34.400.000 9.485.000 Lợn Đen Mường Khương 70 9.750.000 44.000 30.800.000 9.710.000
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy năng suất của mỗi giống lợn là khác nhau rõ rệt, không chỉ vậy mà mỗi giống lợn lại có những chỉ số đạt được về năng suất cũng khác nhau.
Trong giai đoạn trước thì hầu như được nuôi phổ biến là giống lợn Móng Cái và lợn đen Mường Khương với thời gian nuôi từ 5,6 – 6,5 tháng năng suất chỉ đạt được từ 60 – 70 kg/con, hiện nay do người chăn nuôi có điều kiện hơn nên năng suất của lợn tăng lên nhiều so với mấy năm trước, theo bảng số liệu thì chúng ta thấy được giống lợn Trắng và lợn đen Mường Khương là có thời gian nuôi và năng suất đạt được cũng khác nhau, giống lợn đen Mường Khương hiện nay được nuôi nhiều nên người dân càng chú trọng đến giá trị kinh tế nhiều hơn điều kiện chăn nuôi tốt hơn nên năng suất của lợn càng cao hơn. Hiện nay, giống lợn được nuôi phổ biến là lợn lai Đại Bạch với Lợn đen Mường Khương tạo ra lợn Trắng với thời gian nuôi ngắn hơn chỉ trong 4 – 5 tháng và năng suất đạt được dao động từ 70 - 85 kg/con. Hơn thế nữa là giống lợn Trắng có những ưu điểm vượt trội so với các giống lợn khác là khả năng chống chịu với các mầm bệnh và khả năng chống chịu với sự biến động của thời tiết là rất lớn, ngoài ra thì giống lợn Trắng này có chất lượng thịt ngon, tỷ lệ thịt nạc cao hơn nhiều so với giống lợn khác đáp ứng được nhu cầu thị trường. Chính vì lý do này mà người chăn nuôi tại địa phương đã chọn giống lợn Trắng này để nuôi là chủ yếu, thời gian nuôi ngắn ít tiêu tốn thức ăn hơn năng suất lại cao tạo ra hiệu quả kinh tế cho gia đình cao hơn.
* So sánh hiệu quả kinh tê của mô hình lợn với mô hình chăn nuôi khác trong địa bàn xã.
Người dân trên địa bàn xã Lùng Vai chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên người dân tham gia nhiều các lĩnh vực sản xuất khác nhau, chủ yếu là chăn nuôi gia súc gia cầm và sản xuất lúa, ngô và chè. Đặc biệt các hộ trong xã đều tham gia sản xuất chăn nuôi gà thả vườn, nhưng với điều kiện diện tích cũng như phong tục của người dân chủ yếu là chăn thả nên gia cầm ít được chăm sóc người dân cũng chưa có kỹ thuật trong chăn nuôi gà khiến năng suất của gà không được cao, tỷ lệ gà chết do dịch bệnh nhiều, người dân ít đầu tư cho chăn nuôi gà giống gà chủ yếu là gia đình tự ấp nở được nên người dân vẫn chưa giá trị kinh tế của việc chăn nuôi gà.
Từ những lý do trên tôi tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế của hai loại vật nuôi này với nhau để cho thấy được hiệu quả cho từng loại nuôi, dưới đây là bảng hoạch toán kinh tế giữa hai loại vật nuôi:
Bảng 4.12. Hạch toán kinh tế và so sánh giữa hai mô hình chăn nuôi lợn thịt với chăn nuôi gà thả vườn
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị đạt Lợn Trắng (10 con) Giá trị Gà đạt được (50 con) 1 Tổng thu 1000đ 34.400.000 8.800.000
a Năng suất Kg/con 80 2,2
b Giá bán 1000đ 43.000 80 2 Tổng chi 1000đ 24.915.000 5.650.000 a Giống 1000đ 10.500.000 1.000.000 b Thức ăn 1000đ 6.485.000 1.500.000 c Chuồng trại 1000đ 4.000.000 850.000 d Thuốc thú y 1000đ 450.000 100,000 e Công lao động 1000đ 3.48.000 1.800.000 f Chi phí khác 1000đ 500.000 400.000
g Thời gian nuôi tháng 4,5 – 5,5 4,5 – 5,5
3 Lãi thuần 1000đ 9.485.000 3.150.000
Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Bảng trên thể hiện so sánh giữa hai loại vật nuôi được nuôi phổ biến trên địa bàn, bảng thể hiện giá trị khi tham gia sản xuất chăn nuôi hai loại vật nuôi này giá trị đạt được như thế nào và loại vật nuôi nào đạt giá trị cao hơn:
Đối với chăn nuôi lợn chi phí đầu tư sản xuất là khá cao với mức đầu tư cho 10 con lợn lên đến 24.915.000đ, còn với gà chỉ mất tầm 5.650.000 trên 50 con chăn nuôi gà với mức chi phí cũng khá cao tuy nhiên người dân trên địa bàn chăn nuôi gà chủ yếu thả xung quanh nhà người dân không có một địa điểm không gian riêng để nuôi, gà được mang đi thả thường bị chết và dễ bị dịch bệnh người dân không thể kiểm soát được, người dân chăn nuôi gà vẫn chăn nuôi theo kiểu phong tục tập quán là thả vườn sang dạy cho gà ăn rồi thả ra ngoài đến tối mới cho gà ăn tiếp. Chăn nuôi theo kiểu như vậy sẽ khiến gà
chậm lớn vì lượng thức ăn không đủ cung cấp, thời gian nuôi lâu khoảng 4 – 5 mới cho bán như vậy tiêu tốn nhiều thức ăn sẽ làm giảm đi hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Qua bảng trên ta thấy dù chăn nuôi lợn tốn nhiều chi phí hơn nhưng với thời gian nuôi ngắn năng suất lại cao hơn so với chăn nuôi gà trung bình 50 con thời gian nuôi 4,5 – 5,5 tháng năng suất 2,2 kg/con chỉ đạt được 8.800.000đ trên lứa trừ chi phí chăn nuôi ra còn được 3.150.000đ, đối với lợn trung bình 10 con thời gian nuôi 4,5 – 5,5 tháng thì cho năng suất 80 kg/con đạt 34.400.000đ trừ chi phí chăn nuôi được lãi khoảng 9.485.000đ. Như vậy ta có thể thấy chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với chăn nuôi gà của người dân trên địa bàn nghiên cứu.
4.2.2.2. Hiệu quả môi trường mà mô hình mang lại
Hiện nay trái đất của chúng ta đang ngày một bị ô nhiễm nặng nề bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân do tự nhiên, có những nguyên nhân do con người gây ra, những nguyên nhân trên làm cho môi trường ngày một bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không những sức khỏe của con người bị ảnh hưởng mà còn nhiều vấn đề khác đi theo nó, chẳng hạn như ô nhiễm nguồn nước thì người dân sử dụng phải gánh chịu, sinh vật thủy sinh cũng chết dần chết mòn, ngày nay lại thêm vấn đề diện tích rừng bị giảm sút nghiêm trọng cho nên khí hậu trái đất ngày càng trở nên ô nhiễm, không khí ô nhiễm do khí thải, môi trường nước và môi trường không khí bị ô nhiễm nặng do quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đem lại.
Vấn đề cơ bản của các ngành sản xuất hiện nay là việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày một tăng. Như vậy có thể thấy để tìm được một ngành nghề mà quá trình sản xuất của nó ít ảnh hưởng tới môi trường thì rất khó, có ngành không gây ô nhiễm môi trường nhưng hiệu quả kinh tế mang lại thì không cao.
Vấn đề này cũng không đơn giản nhưng nó đã và đang được khắc phục bằng những ngành nghề mới như nghề chăn nuôi lợn bền vững, với quy mô chăn nuôi hộ gia đình theo hướng chăn lợn được nhốt chuồng, chuồng trại được đảm bảo gắn liền với môi trường. Quá trình chăn nuôi tuy có sử dụng không ít những sản phẩm từ công nghiệp nhưng với môi trường chăn nuôi
rộng lớn và hầu hết tận dụng các chất thải từ chăn nuôi để bón cây tại các trang trại ít gây ảnh hưởng tới môi trường, so với các ngành khác thì ngành chăn nuôi lợn khác với các ngành khác đặc biệt hơn nhiều, quá trình chăn nuôi chăm sóc tuyệt đối không sử dụng chất gây ô nhiễm môi trường. Đối với địa bàn nghiên cứu hiện nay đã được áp dụng kĩ thuật ủ chất thải từ lợn, nhà có điều kiện còn xây dựng bình Biogas, chất thải từ chuồng nuôi có hố để chứa, phân lợn được người dân sử dụng làm phân bón cho trồng trọt nhằm làm tăng chất lượng của các chất bón cho cây trồng và một mặt giải quyết tốt khâu bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm và mang lại không khí thoáng mát đảm bảo chăn nuôi phát triển tốt.
Bảng 4.13. Tổng số hộ được điều tra đối với các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường Chỉ tiêu Thôn Lùng Vai 1 Thôn Tảo Giàng 1 Thôn Đồng Căm A Thôn Bản Sinh Tổng Bioga 5 4 2 2 13 Có hố chứa 9 5 12 8 34 Thải ra môi trường 1 1 1 0 3 Tổng 15 10 15 10 50
Nguồn: của tác giả
Qua bảng trên cho thấy số hộ tham gia chăn nuôi lợn sử dụng bioga để xử lý chất thải của chuồng nuôi vẫn còn ít qua điều tra 50 hộ trên thì có 13 hộ đã có bể bioga đảm bảo trong việc xử lý chất thải chăn nuôi chiếm 26%, số hộ không có bể bioga không có bể chứa chất thải qua điều tra có 3 trên 50 hộ vẫn còn thải chất thải của chuồng nuôi ra ngoài môi trường làm gây ô nhiễm trong gia đình và những hộ gia đình xung quanh chiếm 0,6%, số hộ chăn nuôi đã có bể và hố chữa chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường là 34 trên 50 hộ chiếm 68%. Như vậy qua bảng cho thấy người dân chăn nuôi đã biết cách xử lý chất thải của vật nuôi hợp lý không gây ô nhiễm ra bên ngoài, trong 50 hộ điều tra thì còn 3 hộ chưa xử lý hợp lý chất thải của chuồng nuôi nên còn gây ô nhiễm ra môi trường.
Đầu năm 2014 UBND xã Lùng Vai đã và đang triển khai dự án hỗ trợ những hộ nông dân tham gia chăn nuôi lợn đăng ký xây dựng bể chứa bioga, những hộ tham gia làm bể bioga sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt là 3 triệu đồng trên hộ.
4.2.2.3. Hiệu quả xã hội của mô hình
* Đánh giá khả năng tạo công ăn việc làm cho người nông dân
Từ khi mô hình chăn nuôi lợn được áp dụng tại điạ phương thì Đảng ủy - UBND xã đã khẳng định con lợn là loại vật nuôi xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, thực tế đã chứng minh qua những năm qua thì con lợn đã không những là con xóa đói giảm nghèo mà đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân trong xã, đặc biệt là những gia đình nuôi thâm niên. Có thể nói hiệu quả về xã hội mà chăn nuôi mang lại là không nhỏ, so với các nghề thuần