0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên đàn lợn thịt

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI XÃ LÙNG VAI, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI (Trang 29 -77 )

Tiêu chuẩn Việt Nam, giống vật nuôi – Quy trình khảo nghiệm lợn giống nuôi thịt (2008) [16].

- Khả năng tăng khối lượng: Lợn khảo nghiệm nuôi thịt được cân khi bắt đầu đưa vào nuôi và kết thúc nuôi. Cân lợn vào buổi sáng trước khi cho ăn, cân riêng từng con.

Tăng khối lượng/ngày khảo nghiệm: (g/con/ngày) được tính theo công thức sau:

Tăng KL/ngày khảo nghiệm = KL kết thúc (g) – KL bắt đầu khảo nghiệm (g) Số ngày nuôi khảo nghiệm

- Tiêu tốn thức ăn: Tiêu tốn thức ăn cho đàn lợn thịt: Hàng tuần theo dõi lượng thức ăn dùng cho đàn lợn nuôi thịt, ghi số liệu cho đến khi xuất bán cả đàn. Theo dõi 20 hộ nuôi thịt có điều kiện ghi chép tốt.

+ Tiêu tốn thức ăn (kg TĂ/1kg tăng khối lượng) được tính theo công thức sau:

TTTĂ/kg tăng KL (kg) = Tổng lượng thức ăn lợn ăn được trong kỳ (kg) Tổng khối lượng lợn tăng trong kỳ (kg) - Chi phí thức ăn: Chi phí thức ăn/1kg tăng trọng lợn thịt F1(đồng): được tính theo công thức:

Chi phí thức ăn/kg KL = Tổng chi phí thức ăn (đ)

Tổng KL lợn tăng trong kỳ nuôi thịt (kg) Trong đó: Tổng chi phí thức ăn (đ) = Tổng thức ăn tiêu thụ (kg) x đơn giá 1kg thức ăn (đ/kg)

- Chi phí thuốc thú y/lứa nuôi lợn thịt (đồng): Được theo dõi ghi chép trong thời gian nuôi thịt đến khi xuất bán cả đàn.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng sản xuất các mô hình nuôi lợn thịt trên địa bàn xã xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung tìm hiểu và đánh giá tình hình sản xuất các mô hình nuôi lợn thịt tại 4 thôn: Lùng Vai 1, thôn Tảo Giàng 1, thôn Đồng Căm A, và thôn Bản Sinh trên địa bàn xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, Trong giai đoạn 2011 – 2013.

3.2. Nội dung nghiên cứu:

- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu của xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

- Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả của mô hình chăn nuôi lợn thịt tại xã Lùng Vai.

- Đánh giá tính bền vững của mô hình và khả năng nhân rộng của mô hình. - Xác định những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho mô hình.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Sử dụng các số liệu đã thống kê, báo cáo tổng kết của xã, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Mường Khương để có số liệu cần thống kê. Tham khảo các tài liệu là các văn bản, sách, báo chí, các nghị định, chỉ thị, nghị quyết các chính sách của Nhà nước có liên quan đến vấn đề phát triển chăn nuôi lợn.

Thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn...

Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với bộ câu hỏi có sẵn phỏng vấn các hộ nông dân chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn xã. Với những thông tin như diện tích chuồng nuôi, năng suất (tạ/con), các khoản chi phí, giá tiêu thụ và một số các thông tin khác có liên quan.

3.4.3. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu điều tra: Mẫu được chọn ngẫu nhiên không lặp lại.

Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu Xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai có 21 thôn bao gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống với nhau, trong đó có 1.158 hộ các hộ trong thôn trên địa bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt ( cây lúa nước, cây ngô, cây chè ) và chăn nuôi chủ yếu trâu, lợn, gà. Qua điều tra và tìm hiểu tôi đã chọn ra 4 thôn để thực hiện đề tài đó là:

- Lùng Vai 1 là thôn nằm trung tâm xã có đường quốc lộ 4D đi qua, thôn chủ yếu sản xuất chè và chăn nuôi lợn, gà có địa hình hơi bằng phẳng, dân trí cũng cao hơn so với các thôn khác trong xã chủ yếu là dân tộc Nùng, Giáy , Pa Dí và Kinh sinh sống đa số các hộ trong thôn đều tham gia chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi lợn và gia cầm. Lùng Vai 1 là thôn có số hộ tham gia chăn nuôi lợn nhiều nhất trong các thôn trong xã.

- Tảo Giàng 1 là thôn nằm ở phía Đông Bắc có địa hình đồi núi cao, chủ yếu là dân tộc Nùng và Giáy sinh sống, qua khảo sát địa bàn nghiên cứu thôn Tảo Giàng 1 có số hộ chăn nuôi lợn ít nhất chủ yếu là các giống lợn địa phương.

- Đồng Căm A là thôn nằm ở phía Tây Bắc và có đường quốc lộ 4D đi qua phía Đông của thôn thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa người dân sống ở đây chủ yếu là dân tộc Nùng, kinh tế của thôn chủ yếu là sản xuất chè trồng ngô, lúa và chăn nuôi. Thôn có con suối đi qua thuân lợi cho phát triển lúa nước và chăn nuôi, thôn đã có lịch sử chăn nuôi lợn từ rất lâu, giao thông trong thôn đã được bê tông hóa nên thuân lợi cho việc buôn bán của người dân.

- Bản Sinh là thôn nằm phía Nam của xã thôn có đường quốc lộ 4D đi qua cổng vào thôn, đường thôn đã được bê tông hóa, đi lại dễ dàng, trong thôn chủ yếu là dân tộc Pa Dí di cư từ trên huyện xuống nên việc chăn nuôi lợn tại các hộ trong thôn còn ít.

Do những đặc điểm của các thôn trên tôi tiến hành chọn các thôn này để nghiên cứu và chọn ngẫu nhiên các hộ trong 4 thôn này với số lượng hộ là:

+ Lùng Vai 1 chọn 15 hộ + Tảo Giàng 1 chọn 10 hộ + Đồng Căm A chọn 15 hộ + Bản Sinh chọn 10 hộ

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.

- Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra tổng hợp theo từng nội dung nhằm thuận lợi cho việc lập biểu đồ thể hiện các số liệu đó.

- Xử lý các thông tin định tính: các số liệu thu thập được từ các tài liệu thống kê, báo cáo, quan sát và phỏng vấn.

- Xử lý các số liệu trên máy tính bằng phần mềm Excel.

3.4.5. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các nội dung.

Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, tương đối, số bình quân chung để xem xét.

Phần 4.

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu của xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Lùng Vai

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Mường Khương là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam nằm trong tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 55 km về phía Đông Bắc, giáp với Trung Quốc ở phía Đông Bắc với đường biên giới Việt - Trung dài 86,5 km, trong đó có 55 km đất liền. Phía Đông và phía Bắc giáp các huyện Si Ma Cai và Bắc Hà. Phía Tây và phía Nam giáp huyện Bảo Thắng. Mường Khương là một huyện vùng núi cao. Độ cao bình quân của huyện so với mực nước biển là 950 m. Đỉnh núi cao nhất trên địa bàn Mường Khương cao tới 1.609 m. Toàn huyện rộng 556,15 km². Toàn huyện có dân số trên 50 nghìn người bao gồm 14 dân tộc khác nhau. Người H'Mông là dân tộc đa số trong huyện (chiếm 41,8% tổng nhân khẩu). Trong huyện có thị trấn Mường Khương (huyện lỵ), và 15 xã (Cao Sơn, Bản Lầu, Nậm Chảy, Tung Chung Phố, Tả Gia Khâu, Pha Long, Dìn Chin, Tả Ngải Chồ, Thanh Bình, Bản Sen, Lùng Khấu Nhin, La Pan Tẩn, Nấm Lư, Tả Thàng, Lùng Vai). Huyện lỵ là Trung tâm Mường Khương nằm trên quốc lộ 4D, cách thành phố Lào Cai khoảng 50 km về hướng đông bắc và cách biên giới Việt - Trung khoảng 5 km. Kinh tế Mường Khương chủ yếu là sản xuất nông-lâm nghiệp. Các nông, lâm sản nổi tiếng là mận, lê, cây thuốc, thảo quả, chè, đậu tương, v.v...

Các thành phố lân cận: Thành phố Lào Cai , Thành phố Hà Giang Toạ độ: 22°40'55"N 104°8'30"E [22].

Lùng Vai là một xã biên giới vùng thấp của huyện Mường Khương, có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.904,53 ha, trong đó đất nông nghiệp là 1.723 ha ; đất lâm nghiệp là 1.070 ha. Phía Đông của xã Lùng Vai giáp với xã Cao Sơn, La Pan Tẩn ; phía nam giáp với xã Bản Xen; phía bắc giáp với xã Thanh Bình và xã Nậm Chảy; phía tây giáp với xã Bản Lầu và một phần nước Trung

Quốc có đường quốc lộ chạy dọc qua trung tâm xã dài 12km thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa của nhân dân địa phương.

Toàn xã có 1.158 hộ với 5.019 khẩu gồm 12 dân tộc anh em cùng chung sống chủ yếu là dân tộc H` Mông, Nùng, Giáy, Dao, và Pa Dí, … được phân bố ở 21 thôn bản là: Lùng Vai 1, Lùng Vai 2, Tảo Giàng 1, Tảo Giàng 2, Đồng Căm A, Đồng Căm B, Na Hạ 1, Na Hạ 2, Nậm Chủ, Chợ Chậu, Tả San, Bản Sinh, Bản Làn, Na Lang, Cốc Lầy, Giáp Cư, Bờ Lũng, Đội 3, Đội 4 [17].

Hình 4.1. Bản đồ xã Lùng Vai [23].

4.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai

Xã Lùng Vai có địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều gò đồi, khí hậu ấm áp mang tính chuyển tiếp giữa vùng lạnh (vùng cao) và vùng nóng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi hàng hóa có quy mô. Có hệ thống

đường giao thông khá thuận lợi, gần thị trường Lào Cai và là cửa ngõ của huyện Mường Khương nên việc tiêu thụ sản phẩm rất thuận lợi.

- Địa hình: Địa hình có nhiều vực sâu chia cắt xen kẽ là các dải thung lũng hẹp. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 900 m. Mạng lưới sông suối phân bố rải rác chiếm 1,46% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Trên địa bàn xã chủ yếu là đất Feralít phát triển trên đá biến chất. Địa hình dạng thung lũng nằm xen kẽ giữa hai khu vực đồi và núi đá có hướng kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam và bao gồm một cánh đồng nhỏ lúa màu.

Nhìn chung do điều kiện địa hình chia cắt phức tạp nên điều kiện lưu thông kinh tế, văn hóa với những vùng lân cận và bên ngoài còn nhiều hạn chế, đặc biệt là giao thông đi lại.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiêt

- Khí hậu Xã Lùng Vai, huyện Mường Khương mang tính chất á nhiệt đới một năm có hai mùa rõ rệt.

+ Mùa đông: Lạnh, rết đậm, khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 11 đến 12˚C, nhiệt độ có thể xuống dưới 0˚C.

+ Mùa hè: Mát, nhiệt độ cao nhất là 35˚C, trung bình là 24 đến 26˚C, mùa hè bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 16 - 17˚C. - Độ ẩm trung bình: 80%.

- Lượng mưa trung binh: 1440 – 1480 mm. - Lượng mưa trung bình cao nhất: 3316 mm. - Lượng mưa trung bình thấp nhất: 930 mm. - Chế độ gió:

Hướng gió chủ yếu là gió mùa Đông Bắc(tháng 9 – tháng 3 năm sau) và Tây Nam(tháng 4 – tháng 10) tốc độ gió trung bình là 1,9 m/s.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển nông – lâm nghiệp

* Sản xuất nôn Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành kinh tế và giữ được sự tăng trưởng khá ổn định. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Năm 2011 tổng giá trị

sản lượng ngành nông nghiệp ước đạt 15,6 tỷ đồng. Ngành nông nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hàng hóa cây trồng và vật nuôi. Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển tổng hợp giữa trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.

• Trồng trọt:

cây trồng chính trong ngành nông nghiệp của xã vẫn là cây lúa nước và cây ngô. Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh trong những năm gần đây do làm tốt công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa nhiều giống cây trồng có năng suất cao vào sử dụng đã đạt năng suất cao.

Bảng 4.1. Thống kê số liệu về nông nghiệp

Cây Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Tổng sản lượng (tấn) Lúa 219 50 1.068,72 Ngô 446 40 1.844,2 Sắn 85 55 980 Cây Thuốc Lá 70 12 450

Cây Đậu Tương 82 13 120

Cây Chè 624 56 2.340

Cây Lạc 56 - -

Cây Ăn Qủa 78 - -

Rau Xanh 63 - -

Nguồn: UBND xã Lùng Vai (năm 2013)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy có 3 loại cây trồng chính của xã là cây Chè chiếm diện tích lớn nhất là 624 ha và cũng cho năng suất, sản lượng cao nhất so với các loại cây trồng khác, tiếp đến là cây Ngô, cây Lúa nước với diện tích 446 ha, 219 ha. Loại cây trồng có diện tích trồng nhỏ nhất là cây Lạc và Rau Xanh

• Chăn nuôi:

Tình hình chăn nuôi của xã Lùng Vai chủ yếu có mấy loại gia súc, gia cầm chính như: Trâu, Bò, Lợn, Gà,… được thể hiện qua bảng;

Bảng 4.2. Số lượng các vật nuôi của xã trong giai đoạn 2011 – T5/2014 Vật nuôi 2011 2012 2013 T5/2014 Trâu 1.235 881 805 763 Bò 32 19 23 30 Lợn 4.182 4.200 4.320 4.400 Gia Cầm 150.890 180.000 200.500 250.000 Ngựa 60 55 42 37

Nguồn: UBND xã Lùng Vai tháng 5/2014

Chăn nuôi phát triển khá mạnh, tiến độ áp dụng khoa học kỹ thuật được phổ biến khá rộng rãi, làm tăng giá trị sản xuất. Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp. Cụ thể là sự phát triển nhanh chóng của đàn gà và lợn tính đến đầu năm t5/2014 tổng đàn gia cầm hiện có khoảng 250.000 con, đàn lợn 4.400 con. Về đàn gia súc ngày càng có chiều hướng giảm mạnh. Nguyên nhân giảm là do bà con chuyển sang chuyên sâu vào chăn nuôi lợn và chăn nuôi gà do điều kiện chăn thả đối với trâu, bò gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

* Nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã là 15 ha, trong đó chuyển đổi đất ruộng kém hiệu quả sang 0.6 ha. Tổng sản lượng thủy sản 19 tấn tăng so với các năm trước.

* Ngành lâm nghiệp

Diện tích đất trồng cây lâm nghiệp của xã cũng khá lớn là 1.070 ha, cây trồng chủ yếu là cây Mỡ và cây Thông ngoài ra còn trồng một số loại cây như cây keo, cây bạch đàn.

Năm 2011 Phòng NN & PTNT Huyện Mường Khương đã chuyển giao giống cây Mỡ và cây Thông xuống tại xã Lùng Vai cho người dân địa phương tập trung trồng hơn 400 ha trên toàn xã, người dân trong xã được hỗ trợ giống cây trồng.

4.1.2.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ

* Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển, có tốc độ tăng trưởng khá, năm 2013 ngoài các ngành tiểu thủ công nghiệp ở địa phương như mộc xẻ, sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một nhà máy chuyên sản xuất chè và một xưởng chuyên sản xuất chè để nhập khẩu ra các tỉnh thành phố khác trong nước nhầm đạt hiệu quả kinh tế cao, thuận tiện cho người dân phát triển sản xuất chè.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI XÃ LÙNG VAI, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI (Trang 29 -77 )

×