3.1.1.2.1. Động vật thân mềm
Ngoại trừ các loài Hàu, Hến và Chem Chép, các loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế rất hiếm gặp. Nhiều ngư dân cho biết trước đây, Ngao và Vọp rất nhiều nhưng nay đã suy giảm do khai thác quá mức.
*. Họ CORBICULIDAE
o Corbicula sp - Hến
Nói đến Hội An là phải nói đến đặc sản nổi tiếng: Hến, một nguồn lợi phong phú được khai thác quanh năm trừ mùa mưa. Hến không những được bán ở địa phương mà còn được bán đi các tỉnh khác, chúng phân bố khắp mọi nơi. Người dân khai thác bằng nhiều cách: xúc trầm tích cát vào rổ rồi đãi lấy Hến. Ngoài ra, người dân khai thác chủ yếu bằng lưới cào với ghe máy hoặc đi bộ [6].
* Họ OSTREIDAE – Hàu
o Crassostrea belcheri (Sowerby, 1871)
o Crassostrea lugubris (Sowerby, 1871)
o Crassostrea rivularis ( Gould, 1861)
o Saccostrea cucullata (Born, 1778)
Tập trung phân bố gần khu vực Cửa Đại. Chúng bám trên bẹ cây dừa nước, vách cống, sỏi, đá dọc triền sông [6].
3.1.1.2.2. Giáp xác.
Đã thu thập và xác định được 6 loài có giá trị kinh tế cao như ghẹ, cua bùn và các loài tôm họ Penaeidae. Các loài giáp xác, đặc biệt tôm Rảo đất là thành phần quan trọng trong việc khai thác của các ngư cụ như nò, đăng, đó. Ghẹ xanh có giá trị cao, bị khai thác quá mức, có kích thước nhỏ. Cua Bùn đã được nuôi rất tốt ở vài nơi. Trong các thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, nguồn giống cua con được khai thác quanh năm, cung cấp cho địa phương và các tỉnh lân cận [6].
*. Họ PENAEIDAE - Họ tôm He
o Penaeus monodon Fabricius, 1798 (tôm Sú)
o Penaeus merguiensis de Man, 1888 (tôm Bạc thẻ)
o Metapenaeus ensis de Haan, 1850 (tôm Rảo đất).
Tôm được đánh bắt quanh năm. Ngư cụ để khai thác chính đó chính là đăng, nò, đáy, Lờ Trung Quốc, trũ điện, lưới kéo, rớ.
*. Họ PORTUNIDAE - Họ Ghẹ
o Portunus pelagicus (Linnaeus, 1766) (ghẹ Xanh)
o Portunus sanguinolentus (Herbst) (ghẹ Ba chấm)
o Scylla spp, 1949 (Cua Bùn)
Nhóm ghẹ được khai thác tập trung từ tháng 1 đến tháng 7, đặc biệt là tháng 4, 5. Khi nồng nộ muối tăng cao, ghẹ vào cửa sông và ngư dân khai thác. Ngư dân sử dụng nghề lồng bẫy để thực hiện việc khai thác Cua, Ghẹ.
3.1.1.3. Các thảm cỏ biển ở vùng ĐNN khu vực Cửa Đại
Các thảm cỏ biển phân bố tập trung khu vực gần Cửa Đại, nơi có độ mặn tương đối cao. Các khu vực cỏ biển phân bố lên xa nhất về phía thượng nguồn tính từ Cửa Đại lên
là khu vực Thuận Tình và sông lạch gần các thôn 3, 4, 6, 7 xã Cẩm Thanh, nhưng càng xa Cửa Đại, chỉ có sự hiện diện của một loài cỏ Xoan gân song song Halophila beccarii là loài có thể chịu được nước lợ [3].
Các thảm thực vật cỏ biển và RNM là nơi ở và nuôi dưỡng các sinh vật non. Các sinh vật biển ở giai đoạn ấu trùng hoặc con non tìm thấy môi trường các thảm cỏ biển là nơi cư trú thuận lợi. Chúng có thể ẩn nấp lẫn tránh các động vật ăn thịt, tránh tác động cơ học của sóng biển và nhất là có nguồn thức ăn dồi dào nhờ vào các tảo nhỏ hoặc động vật nhỏ khác sống bám vô số trên lá cỏ biển [3].
Sự phong phú và đa dạng của nơi cư trú này tạo nên sự khác nhau rất lớn về thành phần loài của khu hệ động vật sống trong các thảm cỏ biển. Các động vật này có quan hệ và thích nghi đặc biệt với nơi sinh sống trong cỏ biển do nguồn thức ăn dồi dào cũng như nơi trú ẩn, lẫn tránh các động vật ăn thịt. Lewis (1984) cho rằng trong các đồng cỏ biển, các động vật sống bám trên lá cỏ (epifauna) đa dạng và phong phú hơn nhiều so với động vật sống bám trên các loài rong biển có kích thước lớn. Staples (1985) cho thấy hậu ấu trùng của loài tôm Penaeus esculentus và Penaeus semisulcatus bám rất nhiều trên lá cỏ biển [3].
Sự xác định các đồng cỏ biển là vườn ươm, nơi nuôi dưỡng ấu thể sinh vật đã giúp cho việc quản lý và ngăn chặn hoạt động của các loại lưới cào trong các vùng có cỏ biển. Nghiên cứu nguồn giống và các sinh vật non trong hệ sinh thái cỏ biển nhằm xác định vai trò của các thảm cỏ biển đối với nguồn lợi sinh vật nhằm giúp cho việc quản lý và bảo vệ tài nguyên sinh vật trong hệ sinh thái [3].
Ngoài tôm giống, cá giống, nguồn giống cua Bùn (Scylla) cũng là nguồn lợi quan trọng. Trong khi nguồn giống nhân tạo chưa đủ cho nhu cầu thì việc khai thác nguồn giống tự nhiên trong thảm cỏ biển, RNM có vai trò quan trọng.
Do nguồn giống sinh vật non khá phong phú, các nghề te, trủ điện rất phổ biến, đã gây chết các thảm cỏ, suy giảm nguồn lợi. Việc khai thác bừa bãi như hiện nay đã làm suy giảm hệ sinh thái, làm cạn kiệt tài nguyên nguồn lợi, hiệu quả khai thác kém vì tỷ lệ sống thấp do vận chuyển.
3.1.2. Cơ cấu nghề khai thác
3.1.2.1. Cơ cấu theo nghề
Bảng 3.5: Cơ cấu nghề khai thác theo hộ gia đình và năm
Số hộ gia đình (số hộ (%)) TT Nghề khai thác 2005 2006 2007 2008 2009 1 Sử dụng kích điện 60 (21) 60 (18) 71 (16) 79 (15) 90 (14) 2 Lờ Trung Quốc 0 0 50 (11) 65 (12) 104 (16) 3 Họ Lưới rê 100 (36) 120 (36) 150 (33) 170 (32) 210 (33) 4 Rớ quay 70 (25) 70 (21) 70 (15) 80 (15) 80 (12)
5 Lưới kéo (Giã cào) 30 (11) 35 (11) 50 (11) 50 (11) 60 (9)
6 Khác 20 (7) 45 (14) 62 (14) 80 (15) 100 (16)
Tổng 280 330 453 524 644
Trên khu vực nghiên cứu có 5 nghề chính là Rớ quay, Lưới kéo (Giã cào), Họ Lưới rê, Lờ Trung Quốc và nghề sử dụng kích điện; còn các nghề khác là nghề đáy, cào hến, soi, nò,.... Năm 2009, nghề Lưới rê có số hộ khai thác chiếm tỷ lệ cao nhất (33%) trong tổng số các hộ nghề, sau đó là nghề Lờ Trung Quốc (16%) và nghề sử dụng kích điện (14%) còn các nghề khác, mỗi nghề chỉ chiếm khoảng 4% (nghề đáy, soi, cào hến, nò,...).
Hầu hết các nghề đều tăng, đặc biệt từ năm 2007 đến năm 2009 nghề Lờ Trung Quốc tăng 208%, họ lưới rê tăng 140% và nghề khai thác sử dụng kích điện tăng 127%, nghề lưới kéo tăng 120%, nghề Rớ quay tăng 114%.
Nghề Lờ Trung Quốc và nghề sử dụng kích điện là một trong những nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi cao [6]. Điều đáng quan tâm là, trong vùng nước nghiên cứu, các nghề này đang có xu hướng tăng nhanh trong vài năm trở lại đây. Ngược lại nghề lưới rê là nghề có tính chọn lọc cao, không gây hại nguồn lợi lại đang có xu hướng giảm.
3.1.2.2. Cơ cấu nghề khai thác theo địa phương
Bảng 3.6: Cơ cấu nghề khai thác theo hộ gia đình và địa phương
Số hộ gia đình tham gia khai thác Địa phương
2005 2006 2007 2008 2009
Xã Cẩm Thanh 42 45 75 90 103
Phường Cửa Đại 52 65 98 113 143
Phường Cẩm An 34 41 52 60 75
Xã Cẩm Nam 43 52 73 80 100
Xã Duy Hải 79 88 105 123 145
Xã Duy Nghĩa 30 39 50 58 78
Tổng cộng 280 330 453 524 644
(Nguồn UBND các xã phường)
Nhìn chung tổng số hộ tham gia khai thác trong vùng ĐNN chiếm 644 hộ, năm 2009 tăng 230% so với năm 2005. Xã Duy Hải có số lượng hộ tham gia khai thác trong vùng ĐNN cao nhất chiếm tỷ lệ 22,52% (145 hộ), kế đến là Phường Cửa Đại chiếm 22,2% (143 hộ), xã Cẩm Thanh chiếm 15,99% (103 hộ), xã Cẩm Nam chiếm 15,53% (100 hộ),…. Các hộ sống phụ thuộc vào vùng ĐNN không ngừng tăng qua các năm, dẫn đến cường lực khai thác không ngừng tăng, đã gây ra áp lực lớn đối với nguồn lợi thủy sản trong vùng ĐNN.
3.1.2.3. Cơ cấu nghề khai thác theo công suất
Bảng 3.7: Phân loại nghề theo công suất
Số tàu phân theo công suất (CV)
2006 2007 2008 2009 TT Nghề khai thác <10 10-<20 <10 10-<20 <10 10-<20 <10 10-<20 1 Sử dụng kích điện 45 15 51 20 54 25 50 40 2 Lờ Trung Quốc 0 0 38 12 50 15 74 30 3 Họ Lưới rê 110 10 130 20 140 30 168 42 4 Rớ quay 70 0 65 5 75 5 73 7
5 Lưới kéo (Giã cào) 22 13 28 22 25 25 28 32
6 Khác 38 7 47 15 50 30 58 42
Từ kết quả nghiên cứu trên ta nhận thấy, hầu hết các tàu tham gia khai thác trong vùng ĐNN đều có công suất dưới 20CV, chủ yếu tập trung trong dãy công suất dưới 10CV (trong đó có tàu thủ công). Trong dãy công suất từ 10 - <20CV chủ yếu tập trung vào dãy công suất từ 10 – 15CV chiếm khoảng 80% trong tổng số tàu trong dãy công suất từ 10 - <20CV. Chủ yếu các nghề sử dụng kích điện, giã cào và họ lưới rê các tàu có công suất trên 10CV tăng nhanh nhằm mục đích tăng cường lực khai thác, đánh bắt được nhiều nguồn lợi càng tốt.
Thực tế, các chủ hộ tham gia khai thác không chỉ khai thác đơn nghề mà thực hiện kiêm nhiều nghề khai thác nên việc trang bị tàu có công suất lớn để khai thác nguồn lợi được nhiều hơn là điều không thể tránh khỏi. Chẳng hạn, chủ hộ hoạt động nghề rớ quay không cần phải trang bị tàu gắn máy, nhưng họ vẫn trang bị tàu có công suất trên 10CV để kiêm nghề lưới rê và lưới kéo khi điều kiện khai thác cho phép.
Tóm lại, trong cơ cấu ngành nghề khai thác trong khu vực nghiên cứu có 03 loại nghề gây ảnh hưởng nhiều nhất đến nguồn lợi thủy sản trong vùng là: nghề sử dụng kích điện, nghề lưới kéo và nghề Lờ Trung Quốc, vì các nghề này đã tạo ra áp lực lớn lên nguồn lợi, các nghề khai thác trên là nguyên nhân chính làm cho nguồn lợi thủy sản trong khu vực nghiên cứu ngày càng cạn kiệt. Các nghề còn lại ít gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản trong vùng. Vì vậy, việc đề ra các biện pháp quản lý đối với nghề khai thác trong khu vực nghiên cứu ở đây tôi chỉ tập trung vào các nghề có ảnh hưởng nhiều đến nguồn lợi thủy sản.
3.1.3. Thực trạng về tàu thuyền
3.1.3.1. Thực trạng tàu thuyền nghề lưới kéo
Bảng 3.8: Phân theo chiều dài tàu
Phân theo chiều dài tàu L (m)
Địa phương ≤ 6,0 6,01 ÷ 8,0 8,01 ÷ 10,0 10,01 ÷ 13,0 Tổng cộng
Xã Cẩm Thanh 2 2
Phường Cửa Đại 12 21 11 44
Phường Cẩm An 1 1 2 4
Xã Cẩm Nam 4 1 1 6
Xã Duy Nghĩa 2 2
Xã Duy Hải 2 2
Bảng 3.9: Phân theo chiều rộng tàu
Phân theo chiều rộng tàu B (m)
Địa phương 1,0 ÷ 1,99 2,0 ÷ 2,99 3,0 ÷ 4,0 Tổng cộng
Xã Cẩm Thanh 2 2
Phường Cửa Đại 11 30 3 44
Phường Cẩm An 3 1 4
Xã Cẩm Nam 3 2 1 6
Xã Duy Nghĩa 1 1 2
Xã Duy Hải 1 1 2
Tổng cộng 18 36 6 60
Từ kết quả trên ta thấy, tàu thuyền có chiều dài phổ biến từ 8,01 ÷ 10,0 m chiếm tỷ lệ 45% và chiều rộng phổ biến 2,0 ÷ 2,99 m chiếm tỷ lệ 60%. Tuổi thọ hầu hết các tàu tham gia khai thác từ 8 – 10 năm. Các chủng loại máy đa dạng, hầu hết các loại máy cũ đã qua sử dụng do Trung Quốc và Nhật sản xuất với dãy công suất hoạt động từ 8 – 15CV. Các tàu lưới kéo hoạt động chủ yếu là lưới kéo đơn chuyên khai thác tôm và thời gian hoạt động quanh năm.
3.1.3.2. Thực trạng tàu thuyền nghề Lờ Trung Quốc Bảng 3.10: Phân theo chiều dài tàu Bảng 3.10: Phân theo chiều dài tàu
Phân theo chiều dài tàu L (m)
Địa phương ≤ 6,0 6,01 ÷ 7,0 7,01 ÷ 8,0
Tổng cộng
Xã Cẩm Thanh 10 20 30
Phường Cửa Đại 15 45 60
Phường Cẩm An 0 0
Xã Cẩm Nam 0 0
Xã Duy Nghĩa 3 7 10
Xã Duy Hải 4 0 4
Bảng 3.11: Phân theo chiều rộng tàu
Phân theo chiều rộng tàu B (m)
Địa phương 1,0 ÷ 1,5 1,51 ÷ 2,0 2,01 ÷ 2,5 Tổng cộng
Xã Cẩm Thanh 22 5 3 30
Phường Cửa Đại 32 24 4 60
Phường Cẩm An 0 0 0
Xã Cẩm Nam 0 0 0
Xã Duy Nghĩa 2 8 10
Xã Duy Hải 4 4
Tổng cộng 56 41 7 104
Tàu thuyền hoạt động nghề Lờ Trung Quốc có chiều dài nhiều nhất trong dãy từ 6,01 ÷ 7,0 m chiếm tỷ lệ 69,23%, có chiều rộng tàu phổ biến chủ yếu tập trung nhiều nhất trong dãy từ 1,0 ÷ 1,5 m chiếm tỷ lệ 53,85%. Tàu thuyền tham gia nghề này chủ yếu là tàu thuyền không gắn máy chiếm gần 70% tổng số tàu thuyền tham gia khai thác, số còn lại là những tàu có công suất dưới 10CV.
3.1.3.3. Thực trạng tàu thuyền nghề sử dụng kích điện Bảng 3.12: Phân theo chiều dài tàu Bảng 3.12: Phân theo chiều dài tàu
Phân theo chiều dài tàu L (m)
Địa phương 6 ÷ 7,0 7,01 ÷ 8,5 8,51 ÷ 10 Tổng cộng
Xã Cẩm Thanh 20 47 10 77
Xã Duy Nghĩa 6 2 8
Xã Duy Hải 5 5
Tổng cộng 20 58 12 90
Bảng 3.13: Phân theo chiều rộng tàu
Phân theo chiều rộng tàu B (m)
Địa phương 1,0 ÷ 2,0 2,01 ÷ 2,5 2,51 ÷ 3,1 Tổng cộng
Xã Cẩm Thanh 8 52 17 77
Xã Duy Nghĩa 8 8
Xã Duy Hải 5 5
Tàu thuyền tham gia các nghề sử dụng kích điện hoạt động trong vùng có chiều dài phổ biến từ 7,01 ÷ 8,5 m chiếm tỷ lệ 64,44% và chiều rộng tàu phổ biến từ 2,01 ÷ 2,5m chiếm tỷ lệ 70%. Tuổi thọ hầu hết các tàu tham gia khai thác từ 8 – 10 năm. Các chủng loại máy đa dạng, đa số các loại máy thủy cũ đã qua sử dụng do Trung Quốc và Nhật sản xuất với dãy công suất hoạt động từ 10 – 18CV.
3.1.4. Thực trạng về ngư cụ
3.1.4.1. Nghề sử dụng kích điện 3.1.4.1.1. Trũ điện
Hình 5: Bộ kích điện
Hình 6: Bản vẽ khai triển nghề trũ điện
- Kích thước cơ bản của nghề Trũ điện: Chiều dài kéo căng lưới: L = 6 - 9m Chiều cao kéo căng lưới: H = 1,7m Kích thước mắt lưới 2a = 6,5mm - Bộ phận kích điện:
Bình ắc quy: 12V – 20A
Bộ tăng áp gồm: 03 tụ điện, 06 sò tăng áp.
Dây điện: chiều dài của dây điện dài hơn chiều dài của lưới từ 2 – 3m PE Ф2, 2 sợi
PE Ф2, 1 sợi; Ф1, 2 sợi
Ống tre Ф5
25cm PE Ф2, 1 sợi
3.1.4.1.2. Te điện
Hình 7: Một số hình ảnh nghề Te điện
- Kích thước cơ bản của nghề Te điện:
Chiều dài kéo căng của lưới: L = 11 – 13mm Chiều dài giềng phao: 14 – 15m
Chiều dài giềng chì: 11 – 12m Chiều cao cánh lưới: 2m Chiều dài cánh lưới: 5 - 6m
Kích thước mắt lưới ở cánh: 2a = 9mm Kích thước mắt lưới ở đụt: 2a = 4mm - Bộ phận kích điện:
Bình ắc quy: 24V – 100A Bộ tăng áp, Dây điện 3.1.4.2. Lờ Trung Quốc
- Kích thước cơ bản của 01 cái Lờ Trung Quốc: Chiều dài kéo căng: L = 05 m
Chiều rộng: B = 35 cm
Chiều cao: H = 20 cm Khoảng cách giữa hai khung sắt: 25 cm Kích thước mắt lưới: 2a = 06 mm
- Kích thước hom:
Chiều dài: 10 cm Chiều rộng: 5 cm
- Số lượng Lờ Trung Quốc: 70 – 100 cái/hộ.
Hình 8: Một số hình ảnh nghề Lờ Trung Quốc
3.1.5. Thực trạng về lao động
Bảng 3.14: Cơ cấu lao động
Địa phương Nghề nghiệp chính Cơ cấu lao động Tổng cộng (người)
Số lao động nam 25 Khai thác thuỷ sản Số lao động nữ 21 Số lao động nam 26 Nuôi trồng + Khai thác Số lao động nữ 18 Số lao động nam 15 Phường Cẩm An Nuôi trồng thuỷ sản Số lao động nữ 13
Tổng số lao động nam của phường 66
Tổng số lao động nữ của phường 52
Số lao động nam 51 Khai thác thuỷ sản Số lao động nữ 45 Số lao động nam 1 Xã Cẩm Nam Nuôi trồng + Khai thác Số lao động nữ 1
Tổng số lao động nam của xã 52
Tổng số lao động nữ của xã 46 Số lao động nam 63 Khai thác thuỷ sản Số lao động nữ 64 Số lao động nam 16 Nuôi trồng + Khai thác Số lao động nữ 12 Số lao động nam 68 Xã Cẩm Thanh Nuôi trồng thuỷ sản Số lao động nữ 67
Tổng số lao động nam của xã 147
Tổng số lao động nữ của xã 143
Số lao động nam 40