2.2.2 .Bộ máy cơ cấu tổ chức của Vietinbank Hà Tĩnh
2.2.3 Quy mô vốn huy động của ngân hàng
Bảng 2.1: Quy mô nguồn vốn tại Vietinbank Hà Tĩnh năm 2011- 2013.
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Danh mục
Thực Tỷ Thực Tỷ Thực Tỷ
nguồn vốn trọng trọng trọng
hiện hiện hiện
(%) (%) (%)
- Vốn huy động 947,79 84,7 949,8 86,7 1.186,37 88,8
- Vốn vay của các TCTD 70,497 6,3 46,011 4,2 8,016 0,6
- Vốn dự án 100,71 9,0 99,691 9,1 141,616 10,6
Tổng cộng 1.119 100 1.095,5 100 1.336 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính Vietinbank Hà Tĩnh các năm 2011 - 2013)
1200 1000 800 Vốn huy động 600 Vốn vay TCTD 400 Vốn dự án 200 0 2011 2012 2013
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu quy mô nguồn vốn tại Vietinbank Hà Tĩnh các năm 2011 - 2013
Qua số liệu của biểu trên ta có thể nhận xét rằng: Trong những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế thế giới và trong
nước bất ổn nhưng tổng nguồn vốn của VietinBank Hà Tĩnh tăng trưởng tương đối ổn định.
Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn cụ thể là: 84.7% (2011), 86.7% (2012), 88.8% (2013).
Vốn vay các TCTD có xu hướng giảm mạnh năm 2011 là 70,497 tỷ đến năm 2013 chỉ còn 8,016 tỷ. Tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn của chi nhánh: 6.3% (2011), 4.2% (2012), 0.6% (2013).
Vốn dự án chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của VietinBank Hà Tĩnh: 9.0% (2011), 9.1% (2012), 10.6% (2013).
Qua việc phân tích số liệu trên cho thấy, VietinBank Hà Tĩnh đã có bước đột phá trong việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn. Chi nhánh đã giảm mạnh nguồn vay từ các TCTD, nguồn vốn có chi phí cao và có độ ổn định thấp. Thay vào đó, chi nhánh đã đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường và tìm kiếm các dự án của các tổ chức nước ngồi tài trợ với chi phí thấp, thời hạn dài. Với việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn này, VietinBank Hà Tĩnh đã tiết kiệm được chi phí nguồn vốn và có thể chủ động đa dạng các loại hình đầu tư.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2013