Các hoạt động chính của Ngân hàng

Một phần của tài liệu luận văn phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 28 - 73)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.1.3Các hoạt động chính của Ngân hàng

3.1.3.1 Huy động vốn

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn. - Huy động vốn thông qua thanh toán liên hàng.

- Khai thác và huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi bằng ngoại tệ.

- Tiếp nhận nghiệp vụ tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho các công trình phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng tại Huyện và các vùng lân cận.

3.1.3.2 Các hoạt động cho vay và bảo lãnh

- Thiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế trên tấc cả các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng cho vay sản xuất nông nghiệp.

- Thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều loại khách hàng, cho vay tiêu dùng…

- Thực hiện tín dụng để nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.

- Thực hiện cho vay theo chỉ định của Nhà nước. - Chiết khấu các loại chứng từ có giá…

3.1.3.3 Dịch vụ kế toán và ngân quỹ

- Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế.

- Chuyển tiền nhanh bằng hình thức chuyển tiền điện tử. - Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối. - Thực hiện dịch vụ cầm đồ và các dịch vụ ngân quỹ.

www.kinhtehoc.net

3.1.4 Một số quy định về chính sách tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng

3.1.4.1 Đối tượng cho vay

- Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật dân sự.

- Các pháp nhân nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. - Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.

3.1.4.2 Nguyên tắc cho vay

Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Tiền vay phải được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

3. 1.4.3 Điều kiện cho vay

Ngân hàng nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam.

3. 1.4.4 Giới hạn cho vay

Ngân hàng nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.

Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO

17

vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, cụ thể như sau:

- Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn.

- Đối với cho vay trung hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn.

- Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho giám đốc Ngân hàng nơi cho vay quyết định.

- Đối với khách hàng được nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam.

3. 1.4.5 Thời hạn cho vay

Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư. - Khả năng trả nợ của khách hàng.

- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.

3. 1.4.6 Phương thức cho vay

Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây:

- Cho vay từng lần: phương thức cho vay từng lần đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký kết hợp đồng tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên kinh doanh ổn định.

- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ v à các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

www.kinhtehoc.net

- Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

3. 1.4.7 Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của cấp trên trong từng thời kỳ. - Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ. - Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

- Lãi suất nợ xấu bằng 150% lãi suất cho vay.

3. 1.4.8 Quy trình nghiệp vụ cho vay

a. Hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng gởi giấy xin vay vốn và các thông tin, tài liệu cần thiết cho NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng, hồ sơ gồm:

- Đơn xin vay vốn.

- Giấy chứng minh nhân dân - Hợp đồng tín dụng.

Nếu vay trên 10 triệu đồng, ngoài các giấy tờ nêu trên còn phải có:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài sản thế chấp khác (bản chính).

- Dự án/phương án sản xuất, kinh doanh.

- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản thế chấp. - Văn bản xác định giá trị tài sản đảm bảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Báo cáo thẩm định.

Ngoài ra còn có giấy đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất/tài sản gắn liền với đất nếu vay trên 30 triệu.

b. Sơ đồ qui trình (1) (2) (3) (3) (4) (6) (5)

Hình 2: QUI TRÌNH CHO VAY Khách hàng nộp hồ sơ Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ TP tín dụng xét đề nghị cho vay Kiểm tra SDV và thu nợ Kế toán phát tiền vay cho KH Giám Đốc duyệt cho vay

Do nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh nên NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng đã nỗ lực lớn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư nhằm bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để Ngân hàng hoạt động và giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn như hiện nay

Biểu đồ thể hiện nguồn vốn ngân hàng

- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2006 2007 2008 Năm Tri u đồng Vốn huy động Vay NH cấp trên Tổng nguồn vốn

HÌNH 3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM ( 2006-2008)

Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO

21

Bảng 1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006- 2008)

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Vốn huy động 31.821 26,10 53.269 34,73 81.450 43,63 21.448 67,40 28.181 52,90

1. Tiền gởi tiết kiệm 16.554 13,58 24.035 15,67 31.191 16,71 7.481 45,19 7.156 29,77 - Có kỳ hạn 6.013 4,93 6.669 4,35 10.825 5,80 656 10,91 4.156 62,32 - Không kỳ hạn 10.541 8,65 17.366 11,32 20.366 10,91 6.825 64,75 3.000 17,28 2. TG tổ chức kinh tế 4.535 3,72 13.504 8,80 35.809 19,18 8.969 197,77 22.305 165,17 3. TG Kho Bạc 10.732 8,80 15.730 10,25 14.450 7,74 4.998 46.57 -1.280 -8,14

II. Vay NH cấp trên 90.100 73,90 100.130 65,27 105.230 56,37 10.030 11,13 5.100 5,09 Tổng cộng 121.921 100 153.399 100 186.680 100 31.478 25,82 33.281 21,70

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT)

www.kinhtehoc.net

cho vay: ngắn hạn, trung-dài hạn đạt 103.996 triệu đồng. Đến năm 2007 đạt 157.610 triệu đồng, tăng 53.614 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 51,55%.Đến năm 2008 tiếp tục tăng và đạt 212.711 triệu đồng, doanh số cho vay qua ba năm đều tăng và năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân tăng cao như vậy là do nhu cầu sử dụng vốn vào nông nghiệp trong dân cư trong địa bàn ngày càng tăng do người dân sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề vừa trồng lúa vừa chăn nuôi (heo, cá, trâu, bò…) vừa làm kinh doanh dịch vụ (sấy lúa, xay xát lúa…) với qui mô nhỏ phục vụ trên địa bàn. Mặt khác do nhu cầu vốn trung và dài hạn để mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp sau khi thu hoạch, nhu cầu xây dựng nhà cửa, phương tiện đi lại cho cán bộ công nhân viên đòi hỏi ngày càng nhiều và rất lớn nên trong những năm gần đây chi nhánh NHNNo & PTNT Huyện Giồng Riềng đã mở rộng cho vay đối với các đối tượng này. Nắm bắt nhu cầu đầu tư để vừa mở rộng tăng trưởng tín dụng vừa đáp vốn cho khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Từ đó giúp cho Ngân hàng cũng có lợi, khách hàng cũng có lợi, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động…

Doanh số cho vay trung và dài hạn mặt dù chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay thuộc đối t ượng này đạt 30.577 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,40%. Năm 2007 đạt 54.515 triệu đồng tăng 23.938 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 78,29%. Đến năm 2008 đạt 64.020 triệu đồng tăng 9.505 triệu đồng với tốc độ tăng là 17,44%. Nguyên nhân của cho vay trung và dài hạn tăng đều qua các năm một mặt như đã phân tích ở phần trên, mặt khác là do người dân ngày càng có xu hướng chuyển dịch mục đích sử dụng vốn từ ngắn hạn sang trung và dài hạn nhằm chuyển sang cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, người dân sử dụng vốn trung và dài hạn đầu tư cho các phương án, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng bờ kè các tuyến kinh… hoặc trồng tràm với những vùng đất nhiễm phèn nặng…

+ Doanh số thu nợ

Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng được ngân hàng đặc biệt quan tâm, nó không những thể hiện khả năng thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng mà nó còn phản ánh đến hiệu quả sử dụng đồng vốn của

Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO

25

Ngân hàng. Doanh số thu nợ tùy thuộc vào kỳ hạn trả nợ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, thường khoản nợ được trả sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Doanh số thu nợ năm 2006 ở các đối tượng cho vay trên địa bàn Huyện đạt 85.216 triệu đồng, năm 2007 tăng 42.821 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 50,23%. Đến năm 2008 đạt 202.835 triệu đồng. Qua ba năm tình hình thu nợ đạt hiệu quả cao và tăng đều qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ ngắn hạn qua các năm trên địa bàn đều tăng. Năm 2006 đạt 60.812 triệu đồng, năm 2007 tăng 35.584 triệu đồng tức 58,51% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ đạt 1 56.654 triệu đồng tăng 62,51% so với năm 2007.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng tăng đều qua các năm, năm 2007 so với năm 2006 tăng 7.237 triệu đồng với tốc độ tăng là 29,65%, năm 2008 đạt 46.181 triệu đồng tăng 14.540 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tă ng là 45,95%. Đạt được kết quả trên một phần là do doanh số cho vay tăng qua các năm và bên cạnh đó phải kể đến công tác thẩm định, đánh giá rủi ro được thực hiện khá tốt, công tác quản lý và thu hồi nợ mà cán bộ tín dụng đã cố gắng nỗ lực, cán bộ tín dụng phải đi sâu trong dân tìm hiểu các hộ sản xuất sử dụng vốn vay đầu tư có hiệu quả không, có đúng mục đích không để tránh gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, tránh thất thoát nguồn vốn của Ngân hàng. Ngoài ra còn kết hợp với các ban ngành: UBND xã, ấp…chỉ ra nguyên nhân thất bại trong việc làm ăn để bà con có hướng khắc phục. Mặt khác đẩy mạnh công tác tuyên truyền đôn đốc người dân trả nợ đúng hạn để nâng cao hiệu quả tín dụng vừa đạt doanh số thu nợ theo qui định của NHNNo & PTNT.

+Dư nợ

Do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra, thêm vào đó nhu cầu tín dụng trong Huyện ngày càng tăng cao làm cho doanh số cho vay tăng cao, nhưng kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khác nhau nên kỳ hạn thu nợ cũng không giống nhau do đó dư nợ tín dụng tăng là đều tất yếu. Từ bảng này cho thấy, dư nợ trên địa bàn Huyện tăng qua các năm. Năm 2006 đạt 132.557 triệu đồng, năm 2007 tăng 20.495 triệu đồng hay 11,55% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 186.310 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 2007 là 21,73%. Cụ thể từng chỉ tiêu như sau: dư nợ cho vay ngắn hạn trong 2006 đạt 77.100 triệu đồng, năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2007 đạt 88.404 triệu đồng hay tăng 14,66% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 104.503 triệu đồng tăng 16.099 triệu đồng so với năm 2006.

Sỡ dĩ tổng dư nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm là do doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm tăng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, cũng như Ngân hàng đầu tư chủ yếu vào loại hình cho vay này.

Dư nợ trung và dài hạn cũng tăng đều qua các năm mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn dư nợ ngắn hạn. Mặc dù dư nợ cho vay trung và dài han chiếm tỷ trọng không lớn nhưng có mức tăng trưởng đều qua các năm và có chiều hướng hoạt động tốt. Điều này cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tiếp cận nhiều với người dân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực trên địa bàn Huyện.

+Nợ xấu

Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thì nợ xấu là một vấn đề không thể tránh khỏi. Tình hình nợ xấu cho vay trong những năm qua đều giảm liên tục từ 6.490 triệu đồng vào năm 2006 xuống còn 5.385 triệu đồng vào năm 2008. Mặc dù tốc độ giảm nợ xấu còn chậm nhưng cũng cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chúng ta thấy rằng doanh số cho vay và dư nợ đều tăng qua các

Một phần của tài liệu luận văn phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 28 - 73)