Sản lượng trung bình/01 ngày(kg) Kích thước (mm) Tỷ lệ (%) 01
Tôm rảo (Metapenaeus ensis) 0,8 30 – 60 26,66 02 Nội dung Lưới kéo Sử dụng kích điện Lờ Trung Quốc
Số ngày đánh bắt trung bình/tháng (ngày) 14,71
3.1.6.2.2. Nghề sử dụng kích điện
Bảng 3.15d: Sản lượng và kích thước đối tượng của nghề sử dụng kích điện
3.1.6.2.3. Nghề lưới kéo
Bảng 3.15e: Sản lượng và kích thước đối tượng nghề lưới kéo
Tóm lại, với nhiều loại nghề, nhiều nghề mang tính hủy diệt như các nghề sử dụng kích điện, lờ,... vẫn hoạt động. Nhiều người, nhiều nghề khai thác kết hợp với các nghề mang tính hủy diệt và tác động của các ngành kinh tế khác là nguyên nhân sâu xa dẫn đến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt và thu nhập từ nghề Khai thác thủy sản ngày càng thấp. Theo ý kiến của đa số các hộ dân (bằng phương pháp PRA), hiện nay, nguồn lợi thủy sản đã bị suy giảm từ 30 - 60% so với những năm 2000 trở về trước, trong khi đó kích thước của đối tượng khai thác lại giảm. Ngoài ra, các nghề khai thác trên còn đánh bắt cả cá con, cá nhỏ.
Theo Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đối tượng khai thác của nghề Lờ Trung Quốc và nghề sử dụng xung điện đều có kích thước nhỏ hơn so với quy định.
TT
Đối tượng khai thác Sản lượng trung bình/01 mẻ (kg) Kích thước (mm) Tỷ lệ TT
Đối tượng khai thác Sản lượng trung
bình/01 mẻ (kg) Kích thước
(mm) Tỷ lệ
3.1.7. Thực trạng về sản xuất
Bảng 3.16: Thu nhập trong ngày
Các hộ khai thác thủy sản hoạt động nghề Lờ Trung Quốc có mức thu nhập trung bình/ngày phổ biến ở khoảng 30.000 đồng/ngày. Trong khi đó, các nghề lưới kéo và nghề sử dụng kích điện có mức thu nhập trung bình/ngày cao tương ứng 140.000 đồng và 250.000 đồng/ngày với 02 lao động.
Nghề Chỉ tiêu Giá trị Lưới kéo Số hộ điều tra 9 Lưới kéo
Thu nhập nhỏ nhất trong ngày (đ) 20.000
Lưới kéo
Thu nhập lớn nhất trong ngày (đ) 200.000
Lưới kéo
Bảng 3.17: Số ngày khai thác trong 01 tháng
Nhìn chung, đối với nghề Lờ Trung Quốc khai thác hầu hết các ngày trong 1 tháng, còn đối với nghề lưới kéo và nghề sử dụng kích điện khai thác có thời hạn vì phụ thuộc vào tuần trăng, thủy triều, dòng chảy,…. Các sản phẩm khai thác được các nông hộ đều bán (từ 95-100%) tại các chợ địa phương hoặc thông qua các nậu trong vùng. Trong hoạt động khai thác thủy sản mọi loài cá nếu có thể bán được thì đều bị đánh bắt, không có loài cá tâm linh cấm đánh bắt và vùng tâm linh không được vào khai thác.
Nghề Chỉ tiêu đánh giá Tổng cộng Lưới kéo Số ngày đánh bắt lớn nhất/ tháng 25 Lưới kéo Số ngày đánh bắt nhỏ nhất / tháng 12 Lưới kéo Số ngày đánh bắt trung bình / tháng 14,71 Lưới kéo Độ lệch chuẩn 3,48 Lưới kéo
Số ngày khai thác phổ biến (mode) 20
3.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
3.2.1. Tổ chức cán bộ Thanh tra chuyên ngành bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh
(Nguồn Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản) - Phương tiện hỗ trợ phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát
(Nguồn Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản) 3.2.2. Kết quả xử lý vi phạm về hoạt động khai thác sử dụng kích điện
(Nguồn Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Quảng Nam) Lực lượng thanh tra viên chuyên ngành giảm mạnh qua các năm, trong khi đó với địa bàn quản lý rộng nên lực lượng thanh tra chủ yếu tập trung vào công tác tuần tra, kiểm soát các tàu sử dụng kích điện để khai thác tại khu vực Núi Thành để bỏ ngõ khu vực Cửa Đại. TT Chức danh Số lượng (người) TT Chức danh Giai đoạn 2000 – 2006 TT Phương tiện hỗ trợ Giai đoạn TT Phương tiện hỗ trợ 2000 – 2006 2007 – 2008 TT Địa điểm Năm (vụ) TT Địa điểm 2001 2002
Trong giai đoạn 2007 – 2008 tại khu vực Cửa Đại thanh tra chuyên ngành không đủ lực lượng, mặt khác tại thời điểm này do sáp nhập và bố trí lại các đơn vị chuyên môn (Bộ Thủy sản sáp nhập với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thanh tra chuyên ngành không tổ chức đi tuần tra, kiểm soát tình hình sử dụng kích điện trong khu vực Cửa Đại nên không có vụ vi phạm nào bị phát hiện và xử lý.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Chi cục (Chánh Thanh tra chuyên ngành) theo Thông tư số 73/2006/TT-BNN ngày 18/9/2006 cuả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có thẩm quyền về xử lý vi phạm, chưa phù hợp với pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và yêu cầu công tác quản lý nghề cá hiện nay.
Ngoài ra, do lực lượng thanh tra mỏng, địa bàn quản lý rộng, hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành Khai thác và BVNL Thủy sản chưa được quy định thống nhất, hoạt động thanh tra chuyên ngành còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức, quản lý, phối hợp với các địa phương. Chế độ chính sách đối với thanh tra viên, đặc biệt là những cộng tác viên làm việc dưới tàu tuần tra chưa được quy định cụ thể và chưa phù hợp nên chưa động viên và khuyến khích cán bộ thanh tra tích cực trong công tác đấu tranh phòng chống sử dụng các nghề kích điện. Mặt khác, nhận thức của người dân còn hạn chế, do nhu cầu mưu sinh nên các hộ dân vẫn bất chấp các quy định lén lút hoạt động các nghề khai thác hủy diệt, hoạt động khai thác ngày càng tinh vi.
Về phía các địa phương: hầu hết ở địa phương xã, phường trên địa bàn tỉnh không có cán bộ thủy sản chuyên trách mà chỉ thực hiện công việc kiêm nhiệm nên việc tuần tra kiểm soát các hoạt động khai thác trái phép còn bỏ ngõ, lực lượng tuần tra, kiểm tra của các địa phương hầu như không có. Mặc khác, với cấp xã phường thì được phép phạt các hành vi vi phạm trong công tác bảo vệ nguồn lợi thấp hơn nhiều so với quy định của Nhà nước nên không có tính răn đe.
3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI NGHỀ KHAI THÁC
3.3.1. Thuận lợi
- Vùng ĐNN có tính đa dạng sinh học cao, đa diện sinh thái, có thể khai thác sử dụng cho phát triển kinh tế tổng hợp, đa ngành.
- Gắn liền với khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, là nơi có các hệ sinh thái biển nhiệt đới (rạn san hô, thảm cỏ biển, sinh vật đáy,...) có tính đa dạng sinh học cao.
- Nguồn lợi thủy sản của trong vùng phong phú, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao, nhiều loài quý hiếm.
- Lao động nghề cá cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm. - Vị trí địa thế tự nhiên thuận lợi.
3.3.2. Khó khăn
Môi trường nước, đất, không khí bị ô nhiễm từ các nguồn nước thải, rác thải, khói bụi, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất,…trong sinh hoạt đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, nuôi trồng thủy sản, kể cả các hoạt động khai thác khoáng sản vùng ven biển và vùng thượng nguồn các con sông,...chưa qua xử lý hoặc xử lý không đúng mức chưa kiểm soát được; hiện tượng phú dưỡng từ hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng làm suy thoái chất lượng môi trường và cấu trúc HST ven bờ, làm mất cân bằng sinh thái, mất đường di cư, bãi sinh sản, bãi tập trung sinh sống của các loài thủy sản.
- Diện tích rừng ngập mặn, đầm phá... bị suy giảm nhanh chóng chủ yếu do nạn chặt phá rừng, lấn chiếm để làm ao hồ nuôi tôm, cá.
- Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển và trong các khu HST ĐNN ngày càng cạn kiệt do khai thác bất hợp lý và sự gia tăng cường độ khai thác quá mức vùng ven bờ, thậm chí sử dụng các phương pháp mang tính hủy diệt như dùng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản.
- Ngoài ra, do độ dốc địa hình lớn, dòng chảy mạnh, nhất là trong mùa mưa lũ cùng với nạn phá rừng đầu nguồn, đào đãi vàng trái phép, khai thác vật liệu xây dựng trên các dòng sông, đắp đập ngăn sông, đắp ao hồ nuôi tôm, cá, lấn chiếm dòng chảy…gây nên hiện tượng sạt lở, biến đổi dòng chảy, làm suy thoái chất lượng môi trường nước, ảnh hưởng lớn đến quá trình di cư, sinh sản, làm thay đổi cấu trúc khu HST và quần xã thủy sinh vật, suy giảm nguồn lợi thủy sản.
3.4. NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆNQUẢN LÝ KHAI THÁC NHẰM BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NLTS QUẢN LÝ KHAI THÁC NHẰM BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NLTS
3.4.1. Nội dung về giải pháp quản lý tàu thuyền
3.4.1.1. Căn cứ đề xuất
Trong thời gian qua, việc ban hành Luật Thủy sản và các văn bản dưới Luật đã tạo thành kim chỉ nam cho công tác quản lý trong lĩnh vực thủy sản, nó đã đi sâu vào đời sống của hầu hết bộ phận người dân trực tiếp làm nghề khai thác. Tuy nhiên, do sự gia
tăng về dân số cũng như nhu cầu mưu sinh người dân vẫn tiếp tục đóng mới các tàu cá có công suất nhỏ hay thuyền thủ công để tham gia khai thác, trong thời gian đến cần phải thực thi công tác quản lý tàu thuyền chặt chẽ hơn.
3.4.1.2. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp
- Không phát triển thêm (đóng mới, mua lại) các tàu cá nhỏ hoạt động ven bờ (tàu có công suất nhỏ hơn 30CV), từng bước tiến tới giảm dần tàu thuyền loại này, nhằm giảm năng lực khai thác ven bờ, bảo vệ nguồn lợi, duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo phát triển bền vững.
- Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về đóng mới, mua lại các tàu có công suất nhỏ hơn 30CV.
- Không cho đăng ký thêm các tàu thuyền hoạt động trong khu vực, hạn chế tàu có kích thước lớn hoạt động khai thác trong vùng, chỉ cho phép những tàu có kích thước nhỏ và công suất máy dưới 8CV mới được phép tham gia hoạt động. Cụ thể kích thước tàu như sau: Chiều dài tàu nhỏ hơn 7m và Chiều rộng tàu nhỏ hơn 1,5m.
- Xây dựng quy chế quy định tuổi thọ của đội tàu tham gia khai thác, giải bản những tàu đã sử dụng trên 10 năm không đảm bảo an toàn.
3.4.1.3. Tính khả thi của giải pháp.
Hiện nay, các văn bản quy định về phát triển tàu thuyền từ Trung ương đến địa phương đã cơ bản hoàn chỉnh và thực sự đi vào tiềm thức của các bộ phận người dân tham gia hoạt động khai thác. Đặc biệt, Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản và Văn bản số: 1095/NN&PTNT Quảng Nam về việc quản lý tàu thuyền có công suất nhỏ dưới 30CV. Vì vậy, giải pháp này rất khả thi.
3.4.2. Nội dung về giải pháp quản lý nghề
3.4.2.1. Căn cứ đề xuất
Thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp ngư dân, hiện nay nguồn lợi thủy sản trong vùng ngày càng cạn kiệt, sản lượng giảm đi rất nhiều so với những năm trước đây. Kích thước của đối tượng khai thác ngày càng giảm, nếu không thay thế những nghề có tính
hủy diệt cao hay kích thước mắt lưới nhỏ hơn so với quy định bằng những nghề truyền thống thì họ không đủ nuôi sống bản thân và gia đình.
3.4.2.2. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp
- Xây dựng các quy định cấm hoạt động, hạn chế hoạt động khai thác đối với nghề Lờ Trung Quốc. Quy hoạch những khu vực được phép hoạt động và không hoạt động để nghề Lờ Trung Quốc tham gia khai thác đánh bắt. Không cấp phép cho những tàu làm nghề lưới kéo tham gia hoạt động khai thác trong vùng.
- Ngoài số lượng nghề đang hoạt động, không cấp phép khai thác thêm cho những tàu thuyền khác, dần dần sẽ giảm số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác trong khu vực.
- Xây dựng các dự án gắn liền với mục đích của việc giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi thủy sản trong vùng, loại bỏ các phương pháp khai thác mang tính hủy diệt.
- Dạy nghề và tạo cơ hội việc làm nhằm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp khi thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp.
- Thực hiện các mô hình chuyển đổi nghề nghiệp vùng bờ như khai thác khơi, nuôi trồng thủy sản sinh thái, du lịch sinh thái...
- Không cho phát triển những nghề có kích thước mắt lưới nhỏ hơn so với quy định, sắp xếp quy hoạch lại cơ cấu nghề khai thác, khoanh vùng quản lý đối với từng nghề khai thác.
- Chuyển đổi những nghề khai thác có tính hủy diệt như các nghề dùng điện, chất nổ sang những nghề khai thác truyền thống hay tạo nguồn thu nhập khác cho cộng động người dân hoạt động các nghề này.
Các biện pháp khả thi: Các ngành nghề thủ công, đan lưới, buôn bán nhỏ, làm dịch vụ nhà hàng và các hoạt động khác hỗ trợ cho du lịch sinh thái.
3.4.2.3. Tính khả thi của giải pháp
Hiện nay, Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương và địa phương đã ban hành về việc không cho phát triển những tàu có công suất nhỏ, đồng thời quy định một số nghề không được hoạt động tại tuyến bờ cũng như trong các vùng nước nội địa đã đi sâu vào đời sống của người dân. Bên cạnh đó khu vực nghiên cứu cũng đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều dự án sinh kế, nên việc từ bỏ nghề khai thác mang tính hủy diệt sang các nghề truyền thống hay thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà
nước sẽ thành hiện thực. Vì vậy, giải pháp này sẽ nhận sự ủng hộ của đại bộ phận cộng đồng địa phương.
3.4.3. Nội dung về giải pháp quản lý ngư trường
3.4.3.1. Căn cứ đề xuất
Thông qua điều tra bằng phiếu và phỏng vấn trực tiếp các hộ sống quanh khu vực, hầu hết những người dân khai thác hải sản ven bờ đều muốn có mô hình để người dân tự quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Hiện nay việc tham gia khai thác trong vùng chưa được quản lý một cách hợp lý, tiếp cận nguồn lợi theo hướng “tiếp cận tự do”, trong một vùng có nhiều nghề cùng khai thác, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn của các nghề ngày càng tăng lên. Trong thời gian đến, để hướng tới phát triển bền vững cần khoanh vùng, phân chia vùng đánh bắt cho từng nghề nhằm quản lý nguồn lợi và tổ chức khai thác hợp lý. Do đó, để khôi phục được nguồn lợi thuỷ sản mà không ảnh hưởng nhiều đến sinh kế của người dân chúng ta cần phải xây dựng mô hình để ngư dân tự quản lý và khai thác hải sản ven bờ có sự giám sát của các cơ quan chức năng.
3.4.3.2. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp
- Khảo sát vùng biển ven bờ để khoanh vùng, phân chia khu vực cho cộng đồng quản lý.
- Tuyên truyền, vận động ngư dân tham gia mô hình quản lý nghề khai thác hải sản ven bờ theo hướng đồng quản lý.
- Dựa trên kết quả khảo sát tốc độ tái tạo và mức độ khai thác cho phép trong phạm vi bền vững của tài nguyên tái tạo được, tạo cơ chế cho cộng đồng tham gia sử dụng bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học đất ngập nước.
- Tổ chức phân định ranh giới giữa vùng nuôi trồng thuỷ sản với khai thác tự nhiên; thành lập những khu vực bảo vệ nghiêm ngặt nguồn giống ở những bãi đẻ tự nhiên, quy định thời gian cho phép khai thác, thời gian hạn chế khai thác đối với các khu vực đã được xác định.
- Tổ chức điều tra, khoanh vùng và giao các khu vực khai thác tự nhiên tương ứng với các địa bàn cư trú cho các nhóm cộng đồng để họ tự quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, có sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng và