Nội dung về giải pháp quản lý ngư trường

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN lý KHAI THÁC NHẰM bảo vệ và PHÁT TRIỂN NGUỒN lợi THỦY sản VÙNG đất NGẬP nước KHU vực cửa đại, THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 49 - 50)

3.4.3.1. Căn cứ đề xuất

Thông qua điều tra bằng phiếu và phỏng vấn trực tiếp các hộ sống quanh khu vực, hầu hết những người dân khai thác hải sản ven bờ đều muốn có mô hình để người dân tự quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Hiện nay việc tham gia khai thác trong vùng chưa được quản lý một cách hợp lý, tiếp cận nguồn lợi theo hướng “tiếp cận tự do”, trong một vùng có nhiều nghề cùng khai thác, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn của các nghề ngày càng tăng lên. Trong thời gian đến, để hướng tới phát triển bền vững cần khoanh vùng, phân chia vùng đánh bắt cho từng nghề nhằm quản lý nguồn lợi và tổ chức khai thác hợp lý. Do đó, để khôi phục được nguồn lợi thuỷ sản mà không ảnh hưởng nhiều đến sinh kế của người dân chúng ta cần phải xây dựng mô hình để ngư dân tự quản lý và khai thác hải sản ven bờ có sự giám sát của các cơ quan chức năng.

3.4.3.2. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp

- Khảo sát vùng biển ven bờ để khoanh vùng, phân chia khu vực cho cộng đồng quản lý.

- Tuyên truyền, vận động ngư dân tham gia mô hình quản lý nghề khai thác hải sản ven bờ theo hướng đồng quản lý.

- Dựa trên kết quả khảo sát tốc độ tái tạo và mức độ khai thác cho phép trong phạm vi bền vững của tài nguyên tái tạo được, tạo cơ chế cho cộng đồng tham gia sử dụng bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học đất ngập nước.

- Tổ chức phân định ranh giới giữa vùng nuôi trồng thuỷ sản với khai thác tự nhiên; thành lập những khu vực bảo vệ nghiêm ngặt nguồn giống ở những bãi đẻ tự nhiên, quy định thời gian cho phép khai thác, thời gian hạn chế khai thác đối với các khu vực đã được xác định.

- Tổ chức điều tra, khoanh vùng và giao các khu vực khai thác tự nhiên tương ứng với các địa bàn cư trú cho các nhóm cộng đồng để họ tự quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, có sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương sở tại; thành lập và xây dựng các hương ước (quy ước) cho các

tổ cộng đồng khai thác thủy sản. Xác định các nghề được phép khai thác, cấm khai thác, thời gian khai thác cũng như quy định kích thước mắt lưới cho phép khi tham gia khai thác,…

- Quy định kích thước mắt lưới khai thác cá, cỡ cá đánh bắt và không đánh bắt những loài cá đang di cư sinh sản hoặc chuẩn bị sinh sản. Không đánh bắt các loài cá kích thước nhỏ so với loài.

- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát ngư trường.

- Xây dựng và tổ chức cho cộng đồng thực hiện chương trình quan trắc, đánh giá tác động của việc sử dụng tài nguyên lên tính bền vững, toàn vẹn của hệ sinh thái và tham gia điều chỉnh kế hoạch thực hiện theo các thời điểm thích hợp.

3.4.3.3. Tính khả thi của giải pháp

Hiện nay, Nghị định 33/2010/NĐ - CP ngày 31 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ đã có hiệu lực và các tỉnh phải tiến hành phân chia và phân cấp quản lý. Mặt khác, đại bộ phận người dân sống quanh khu vực ĐNN đều mong muốn được phân quyền tự quản lý nên việc tổ chức phân vùng và quản lý khai thác sẽ được tiến hành, việc tổ chức thành lập các tổ quản lý dựa vào cộng đồng là nhu cầu tất yếu nhằm giúp cải thiện cuộc sống của người dân trong khu vực, do đó việc tổ chức thành lập các tổ quản lý dựa vào cộng đồng là hợp lý và mang tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN lý KHAI THÁC NHẰM bảo vệ và PHÁT TRIỂN NGUỒN lợi THỦY sản VÙNG đất NGẬP nước KHU vực cửa đại, THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w