I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1.1. Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan đến việc
có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.1.1. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013. Để cụ thể hoá Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật, từ năm 2011 đến nay UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hoá các quy định của Luật Đất đai và các Nghị định để áp dụng trên địa bàn tỉnh theo các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đo đạc bản đồ địa chính; giá các loại đất; chế độ chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng; thanh tra, kiểm tra cơng tác thực hiện Luật Đất đai; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
1.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc hoạch định địa giới hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã huyện đã hồn thành. Hiện tại huyện có 18 đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó có 17 xã và 01 thị trấn, có hồ sơ địa giới hành chính và bản đồ hành chính xã, huyện.
1.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Huyện Bắc Sơn đã hồn thành cơ bản cơng tác đo vẽ bản đồ đất nông nghiệp. Tiếp tục triển khai dự án Đo đạc chỉnh lý thửa đất của bản đồ địa chính và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp giao bán trái thẩm quyền, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, lấn, chiếm... chưa được cấp giấy chứng nhận theo Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 18/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Hiện nay, công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được lập đầy đủ ở các xã, thị trấn là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý đất đai và hoạch định phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Diện tích đất tự nhiên huyện hiện tại 69.941,36 ha, giảm 1,20 ha so với năm 2010.
1.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thực hiện Luật đất đai năm 2013 và các văn bản dưới luật, huyện Bắc Sơn đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại:
- Quyết định số 1916/QĐ-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Bắc Sơn;
- Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Bắc Sơn;
- Quyết định số 2742/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Bắc Sơn;
- Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn Về việc thay đổi quy mơ địa điểm và số cơng trình dự án trong Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Lạng Sơn;
- Quyết định số 1450/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc thay đổi quy mơ địa điểm và số cơng trình dự án trong Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Lạng Sơn;
- Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
1.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Thực hiện Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Đến nay huyện đã giao sử dụng và quản lý 69.941,36 ha, chiếm 100% diện tích tự nhiên.
Cơng tác chuyển mục đích sử dụng đất: tổng số hồ sơ 329 hồ sơ, đã ban hành 304QĐ/304hs/71.028,4m2 từ đất nông nghiệp sang đất ở; đã cấp; giao đất cho 17 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 1.517,7m2.
Đang quy hoạch 04 mỏ đất theo Nghị quyết số 05/2020/NQ-HĐND ngày 13/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thơng qua điều chỉnh Quy hoạch thăm dị, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thơng thường tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể: 01 mỏ Đất san lấp Gia Hoà II, xã Nhất Hoà; 01 mỏ Đất san lấp Khau Ràng, xã Đồng Ý và 01 mỏ Đất san lấp Lân Tắng, xã Đồng Ý, 01 mỏ đất san lấp tại Thủy Hội tại xã Long Đống và xã Đồng Ý.
Thu hồi đất để thực hiện 04 cơng trình với diện tích đất thu hồi là 806,81 m2 của 86 hộ gia đình, cá nhân; bồi thường bằng tiền 118 hộ gia đình bị thiệt hại bởi cơng trình với tổng số tiền bồi thường là 233,545 triệu đồng; hỗ trợ 95 hộ gia đình có đất bị thu hồi với tổng số tiền là 171,796 triệu đồng; kinh phí thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 50,173 triệu đồng.
(Nguồn: Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội năm 2020; mục
tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2021)
1.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Đây là cơng tác có nhiều tính chất nhạy cảm, phức tạp, có phạm vi ảnh hưởng, tác động rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, do vậy luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, sát sao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Phịng Tài ngun Mơi trường thường xun tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cấp xã tháo gỡ kịp thời các tồn tại, khó khăn, vướng mắc phức tạp phát sinh trong q trình thực hiện cơng tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Do đó, trong 5 năm qua mặc dù trên địa bàn huyện thu hồi hàng trăm ha đất để chuyển mục đích thực hiện hàng trăm dự án lớn nhỏ, tác động trực tiếp đến hàng trăm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhưng đã không để xảy ra diễn biến phức tạp gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội địa phương.
UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và quyết định thu hồi đất để thực hiện 04 cơng trình với diện tích đất thu hồi là 756,81 m2 của 86 hộ gia đình, cá nhân; bồi thường bằng tiền 118 hộ gia đình bị thiệt hại bởi cơng trình với tổng số tiền bồi thường là 233,572 triệu đồng; hỗ trợ 95 hộ gia đình có đất bị thu hồi với tổng số tiền là 171,796 triệu đồng; kinh phí thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 50,173 triệu đồng.
Nhìn chung, các dự án đều được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư theo quy phạm pháp luật. Do có sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ nên việc áp dụng trình tự, thủ tục thu hồi đất, triển khai cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án tương đối nhanh chóng, thuận lợi; hạn chế tối đa tình trạng thắc mắc, khiếu kiện của người có đất Nhà nước thu hồi đất.
1.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Hệ thống hồ sơ địa chính cơ bản thực hiện theo quy định của Luật Đất đai. Hồ sơ GCN cấp tập trung đã được lập thành 3 bộ lưu 3 cấp, hồ sơ cấp GCN được cập nhật thường xuyên trong hệ thống sổ sách theo dõi của cấp xã và huyện.
Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính chủ yếu trên giấy, công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai và chuyển thông tin biến động đến các cấp chưa được thực hiện thường xuyên, việc chỉnh lý biến động đất đai còn yếu, chỉ mới chỉnh lý trên GCN khi bị thu hồi đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất…
Trong năm 2020 đã thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho 605 hộ gia đình, cá nhân/ 605 hồ sơ (198 hồ sơ chậm hẹn, 407 hồ sơ đúng hẹn) với 622 giấy chứng nhận, 893 thửa đất, diện tích đã cấp 70,72ha. (Trong đó: đất nơng nghiệp 537
thửa với diện tích 64,48 ha; đất ở 320 thửa với diện tích 10,20 ha). Trả 250 hồ sơ
không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 58 hồ sơ đang trong thời gian giải quyết. Đến nay đã cấp được 182.489 thửa đất với diện tích 22.145,46 ha; trong đó: cấp lần đầu là 88.561 thửa, diện tích 7.888,20 ha; cấp đổi, cấp lại 93.928 thửa, diện tích 14.257,26 ha. Đạt 76,57% số thửa cần cấp.
Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: Huyện Bắc Sơn đã được triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn 13 xã thuộc dự án đo đạc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 42 xã của tỉnh Lạng Sơn. Đến nay đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đưa vào khai thác, sử dụng. Trên địa bàn huyện còn 05/18 xã, thị trấn chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gồm: Thị trấn Bắc Sơn, xã Long Đống, Bắc Quỳnh, Đồng Ý, Tân Lập. Công tác cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính đã được thực hiện nhưng chưa hiệu quả, đã cập nhật 612 thửa đất/ 8234 thửa đất biến động, đạt 7,43% số thửa cần cập nhật năm 2020. Nguyên nhân do tốc độ xử lý của máy chủ không đảm bảo việc chỉnh lý và khai thác thông thường, đôi khi bị lỗi, hệ thống máy tính được trang bị hiện nay đa số chưa thể truy cập, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính.
Trên địa bàn huyện hiện có 02 đơn vị thực hiện đo đạc phục vụ nhu cầu đo đạc thường xuyên cơ bản đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.
1.1.8. Cơng tác thống kê, kiểm kê đất đai
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện được triển khai tốt và đồng bộ. Chất lượng của công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã từng bước được nâng cao, đất đai của huyện đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành. Huyện đã thực hiện tốt công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Thơng tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài ngun và Mơi trường.
Nhìn chung, chất lượng cơng tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao dần, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế.
1.1.9. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật đất đai là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, do vậy UBND huyện đã thành lập đoàn
kiểm tra liên ngành tiến hành thanh tra các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, khi giá trị đất đai ngày càng tăng lên, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích… có chiều hướng tăng lên. Do vậy, cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp trong công tác quản lý đất đai nhằm ngăn chặn việc vi phạm pháp luật về đất đai.
1.1.10. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg, ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật đất đai, Phịng Tài ngun và Mơi trường đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức chính sách, pháp luật về đất đai; biên tập tài liệu phổ biến về những nội dung đổi mới của Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành để sử dụng thống nhất trên cả nước; tổ chức in Luật Đất đai và Nghị định để cung cấp cho các ban, ngành và các địa phương. Tổ chức Hội nghị giới thiệu những nội dung đổi mới của Luật Đất đai, Hội nghị phổ biến, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ báo cáo viên về pháp luật đất đai; phổ biến Luật Đất đai trên các phương tiện thơng tin đại chúng.
Nhìn chung, cơng tác tun truyền pháp luật đất đai đã được triển khai rộng rãi đến mọi đối tượng với những nội dung thiết thực và hình thức phù hợp được các ban, ngành, các địa phương và được dư luận nhân dân đánh giá cao. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.
1.1.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, các đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơng dân trong lĩnh vực này chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân phải đảm bảo đúng ngun tắc đúng qui trình, chính xác, khoa học theo qui định của pháp luật, tránh được tình trạng đùn đẩy, chuyển đơn lịng vịng, hạn chế việc tái khiếu, tái tố.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai cũng được tỉnh quan tâm và chỉ đạo thường xuyên, dưới nhiều hình thức như thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất, phối hợp kiểm tra. UBND huyện, Phịng Tài ngun và Mơi trường kết hợp với các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh, trong huyện tổ chức nhiều đợt thanh tra đột xuất, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong cơng tác quản lý và sử dụng đất, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, giảm số vụ, tính chất và mức độ vi phạm các quy định của pháp luật Đất đai.
Xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ vi phạm; kiên quyết thu hồi đối với các trường hợp sử dụng đất khơng đúng mục đích, khơng có hiệu quả… đầu tư đúng mức cho việc lập quy hoạch, kế họach sử dụng đất của các cấp, đo đạc, lập hồ sơ địa chính và đẩy nhanh tiến độ hồn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các loại đất trên địa bàn huyện.