IV. XÂY DỰNG VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
3 Dẫn theo Đặng Xuân Kỳ: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1995 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1995. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997
tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách
của dân tộc, lương tâm của thời đại1.
Hồ Chí Minh đã thuyết phục, chinh phục mọi người bằng chính phong cách của mình khi Người cịn sống. Sức thuyết phục, chinh phục của phong cách Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục mãi khi Người đã đi xa. Bất cứ ai đã được gặp Người hoặc đã đến tìm hiểu những gì mà cuộc đời thường của Người còn để lại đều cảm nhận cái
vĩ đại, cái bất tử của Hồ Chí Minh khơng phải chỉ thuộc về những tư tưởng lớn, mà còn ở cả phong cách mẫu mực, mãi mãi như một tấm gương cho nhiều thế hệ.
Một số nội dung cơ bản cần học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh:
Thứ nhất, học phong cách tư duy, nét đặc sắc nhất của phong cách tư duy
Hồ Chí Minh là tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo. Điều này được thể hiện trên các vấn đề: Mọi suy nghĩ của Hồ Chí Minh đều xuất phát từ thực tế Việt Nam; rộng mở tư duy, nghiên cứu mọi tư tưởng, học thuyết đã có; hướng tầm nhìn ra thế giới, khơng ngừng học tập nâng cao trình độ văn hố làm giàu trí tuệ của mình bằng những kiến thức rất phong phú và sâu rộng, đây chính là điều kiện khơng thể thiếu để có một tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh.
Thứ hai, học phong cách làm việc, bao gồm tác phong quần chúng, tác
phong tập thể - dân chủ, tác phong khoa học.
Thứ ba, học phong cách diễn đạt, xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích
của việc nói và viết; diễn đạt chân thực, ngắn gọn; trong sáng, giản dị, dễ hiểu.
Thứ tư, học phong cách ứng xử, phong cách ứng xử văn hoá; rất tự nhiên,
bình dị, rất cởi mở, chân tình, vừa chủ động, linh hoạt, lại vừa ân cần, tế nhị; yêu thương, quý mến, trân trọng con người.