Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình chế tạo cơ cấu khớp mắt cá bàn chân giả bằng vật liệu carbon composite (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 5 CHẾ TẠO – THỬ NGHIỆM

5.2. Thử nghiệm khả năng chịu tải trên máy kéo nén

5.2.2. Kết quả thử nghiệm

 Vị trí tiếp xúc bàn:

Tại vị trí tiếp xúc bàn ống chân vng góc với mặt phẳng nằm ngang, chân giả hợp với mặt phẳng tiếp xúc một góc 00, tại vị trí này chân được gia tải trên máy với lực lớn nhất 50 kg vận tốc 2 mm/phút ta thu được giá trị chuyển vị lớn nhất là 12 mm. Quan sát đồ thị thu được từ thực nghiệm ta thấy tại đoạn gia tải 20 - 30kg biểu đồ thực nghiệm hơi bị nhô lên, đây là do khi gia tải tới giai đoạn này, tấm đệm cao su bắt đầu bị biến dạng bởi lực tác động. Giai đoạn gia tải 30 – 50kg, tấm đệm cao su biến dạng theo tải trọng nên đồ thị dần trở lại là một đường thẳng. Đồ thị thực nghiệm có sự chuyển vị nhỏ hơn đồ thị mơ phỏng, nguyên nhân do trong quá trình chế tạo bằng phương pháp thủ cơng, sản phẩm đã có sai số về kích thước bề dày khiến cho độ cứng của chân có sự thay đổi.

Trang 71

Hình 5.11: Biểu đồ thực nghiệm tại vị trí tiếp xúc bàn

 Vị trí tiếp xúc mũi:

Tại vị trí tiếp xúc mũi bàn chân hợp với mặt phẳng ngang một góc 250, tại vị trí này chân được bàn máy gia tải với lực lớn nhất 22 kg vận tốc gia tải 5 mm/phút thu được giá trị chuyển vị lớn nhất là 30 mm. Quan sát biểu đồ ta thấy bắt đầu từ vị trí gia tải 5kg, biểu đồ dốc hơn, nguyên nhân là do từ vị trí này trở đi, đường cong tấm mu bàn chân bắt đầu phải chịu lực tác động. Khiến cho chân có khả năng tích trữ năng lượng, đưa cơ thể tiến về phía trước.

Trang 72

Hình 5.12: Biểu đồ thực nghiệm tại vị trí tiếp xúc mũi

 Vị trí tiếp xúc gót:

Tại vị trí tiếp xúc gót, gót bàn chân sẽ là vị trí đầu tiên tiếp xúc với bàn gia tải, tại vị trí này chân được bàn máy gia tải với lực lớn nhất 50 kg vận tốc gia tải 5 mm/phút thu được giá trị chuyển vị lớn nhất là 26,41 mm. Quan sát đồ thị ta thấy, từ giai đoạn gia tải 25 kg trở đi, biểu đồ bắt đầu dốc hơn, tức là độ cứng của chân từ giai đoạn này trở đi đã tăng. Điều này xảy ra do từ giai đoạn gia tải 20kg, tấm đệm cao su bắt đầu bị biến dạng cho lực tác động. Bắt đầu quá trình giảm chấn cho chân để chuyển từ giai đoạn tiếp xúc gót sang tiếp xúc bàn.

Trang 73

Hình 5.13: Biều đồ thực nghiệm tại vị trí tiếp xúc gót

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình chế tạo cơ cấu khớp mắt cá bàn chân giả bằng vật liệu carbon composite (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)