Cấu tạo bàn chân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình chế tạo cơ cấu khớp mắt cá bàn chân giả bằng vật liệu carbon composite (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.4. Cấu tạo bàn chân

Bàn chân và cổ chân tạo nên một cấu trúc giải phẫu phức tạp bao gồm 26 xương hình dạng khơng đều, 30 khớp hoạt dịch, hơn 100 dây chằng và 30 cơ tác động lên các phân đoạn. Tất cả các khớp phải tương tác hài hòa và kết hợp để đạt được một vận động trơn tru.

3.4.1. Xương bàn chân.

Bàn chân có thể được chia thành ba vùng. Bàn chân sau (rearfoot), bao gồm xương sên và xương gót; bàn chân giữa (midfoot), bao gồm xương ghe, 3 xương chêm, và xương hộp; và bàn chân trước, gồm các xương bàn ngón và các xương ngón chân (Trịnh Xuân Đàn, 2007) [5]

Trang 36

 7 xương cổ chân : Xương sên, xương gót, xương ghe, xương hộp, 3 xương chêm (trong, giữa, ngoài)

 5 xương bàn chân

 14 xương ngón chân (ngón cái có 2 xương đốt, các ngón khác có 3 xương đốt).

Hình 1.9. Phân bố của xương bàn chân [5]

Hình 1.10. Các xương của bàn chân (nhìn từ bên ngồi) [5]

3.4.2. Cổ chân

Cổ chân được làm vững bởi rất nhiều dây chằng bên trong và ngoài, làm hạn chế gập mu và gập lòng, vận động ra trước và ra sau của bàn chân, nghiêng của xương sên, và vẹo trong và vẹo ngoài.

Trang 37

Sự ổn định của cổ chân phụ thuộc vào hướng của các dây chằng, loại lực tải, và tư thế của cổ chân vào lúc chịu tải. Mặt ngoài của khớp cổ chân dễ bị tổn thương hơn, chiếm 85% bong gân cổ chân.

Hình 1.11. Các dây chằng cổ và bàn chân [6]

Trục xoay của khớp cổ chân là một đường thẳng giữa hai mắt cá, chạy chéo so với xương chày. Gập mu bàn chân xảy ra ở khớp cổ chân khi bàn chân di chuyển về phía cẳng chân (ví dụ, khi nâng các ngón chân và bàn chân khỏi sàn) hoặc là cẳng chân di chuyển về phía bàn chân (ví dụ, khi hạ thấp người xuống với bàn chân cố định trên sàn nhà). Tầm vận động ở khớp cổ chân thay đổi với lực tải lên khớp (Tôn Thất Minh Đạt, 2015) [6].

 Tầm vận động gấp mu bàn chân bị hạn chế bởi tiếp xúc xương giữa cổ xương sên và xương chày, bao khớp và các dây chằng, và các cơ gấp lòng bàn chân. TVĐ gấp mu trung bình là 20°, dù dáng đi bình thường chỉ cần khoảng 10° gấp lịng. Khi ngồi xổm gấp mu có thể đạt hơn 40°.

 Gấp lòng bàn bị giới hạn bởi xương sên và xương chày, các dây chằng và bao khớp, và các cơ gấp mu. TVĐ trung bình của gấp lịng bàn chân là 50°, trong dáng đi bình thường tầm gấp lịng từ 20° đến 25°.

Trang 38

Hình 1.12. Gấp lịng bàn chân (PF) và gấp mu bàn chân (DF) xảy ra quanh một trục trong- ngoài qua khớp cổ chân. [6]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình chế tạo cơ cấu khớp mắt cá bàn chân giả bằng vật liệu carbon composite (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)