Các yếu tố ảnh hưởng đến đến tính cơng tác

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại phụ gia khoáng đến cường độ bê tông phục vụ công nghệ in 3d (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đến tính cơng tác

Lượng nước nhào trộn có trong cấp phối là yếu tố quan trọng quyết định tính cơng tác của hỗn hợp bê tông. Lượng nước nhào trộn bao gồm lượng nước tác dụng với xi măng, tạo ra hồ xi măng và lượng nước dùng cho bản thân cốt liệu hút nước để tạo ra hỗn hợp có độ dẻo cần thiết cho q trình thi cơng.

Khả năng hấp thụ nước (độ hút nước) của cốt liệu tác động rất lớn đến độ lưu động của hỗn hợp, tính cơng tác của cấp phố. Khi diện tích bề mặt các hạt cốt liệu thay đổi, hay nói cách khác tỷ lệ các kích cỡ của các cấp hạt của cốt liệu thay đổi thì đặc trưng bề mặt của cốt liệu thay đổi và

39

độ hút nước cũng thay đổi. Vì vậy, khi xác định thành phần cấp phối bê tơng thì việc xác định tỷ lệ cốt liệu nhỏ, cốt liệu mịn hay cố liệu lớn phải hợp lý và tối ưu để đảm bảo cho hỗn hợp đảm bảo tính cơng tác tốt nhưng khơng chảy nhão, kích thước chiều rộng và chiều cao của từng lớp in không bị thay đổi so với thiết kế ban đầu.

Việc tính tốn lượng nước nhào trộn hợp lý phải thơng qua các chỉ tiêu về tính cơng tác có tính đến loại và độ lớn của cốt liệu và kết hợp thí nghiệm thực tiễn

Khi lượng nước cịn q ít, dưới tác dụng của lực hút phân tử, nước chỉ đủ để hấp phụ trên bề mặt vật rắn mà chưa tạo ra độ lưu động của hỗn hợp. Lượng nước tăng lên đến một giới hạn nào đó sẽ xuất hiện nước tự do, màng nước trên bề mặt vật rắn dày thêm, nội ma sát giữa các hạt giảm xuống, độ lưu động hỗn hợp tăng lên. Lượng nước ứng với lúc hỗn hợp vữa có độ lưu động tốt nhất mà khơng bị phân tầng gọi là khả năng giữ nước của hỗn hợp bê tông. Thông thường trong một số thí nghiệm với hỗn hợp bê tơng dùng xi măng pooclăng, lượng nước này thường gấp 1,65 lượng nước tiêu chuẩn của xi măng trở lên.

Hàm lượng xi măng trong cấp phối phải đạt đủ hàm lượng sao cho khi tác dụng với nước tạo nên chất kết dính liên kết tồn bộ cốt liệu có trong hỗn hợp. Nếu hỗn hợp bê tơng có đủ xi măng để cùng với nước lấp đầy lỗ rỗng của cốt liệu, tạo màng và bôi trơn bề mặt khắp các hạt cốt liệu thì độ dẻo của hỗn hợp sẽ gia tăng.

Độ lưu động của hỗn hợp vữa còn phụ thuộc vào chủng loại xi măng và sự phối trộn các loại phụ gia khống, phụ gia hóa nhằm thay đổi linh hoạt về tính cơng tác, độ rắn chắc và khả năng, tốc độ hình thành cường độ của các lớp vữa sau khi in vì bản thân mỗi loại xi măng sẽ có đặc tính riêng về các chỉ tiêu lượng nước tiêu chuẩn, độ mịn, thời gian đông kết và rắn chắc, …

40

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại phụ gia khoáng đến cường độ bê tông phục vụ công nghệ in 3d (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)