Kinh nghiệm từ công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong giao tiếp của

Một phần của tài liệu CÔNG tác xây DỰNG văn hóa ỨNG xử TRONG GIAO TIẾP tại TRƯỜNG TIỂU học NGUYỄN THÁI BÌNH, PHƯỜNG 3, THỊ xã KIẾN TƯỜNG, TỈNH LONG AN năm học 2021 2022 (Trang 28 - 33)

2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CƠNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HĨA ỨNG XỬ

2.4. Kinh nghiệm từ công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong giao tiếp của

nhà trường trong những năm qua

2.4.1. Những việc đã thực hiện và bài học kinh nghiệm

Mặc dù, cơng tác xây dựng văn hóa ứng xử trong giao tiếp ở nhà trường thời

gian qua vẫn còn nhiều bất cập; song, với tinh thần trách nhiệm và ý thức tự học, tự tìm tịi của Hiệu trưởng, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình đã làm được một số việc đáng khích lệ trong cơng tác xây dựng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như:

Ngay từ đầu năm Hiệu trưởng đã xây dựng được kế hoạch văn hóa ứng xử trong giao tiếp, triển khai đến tập thể sư phạm của nhà trường và được sự nhất trí cao của tập thể. Hiệu trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng văn hóa ứng xử trong giao tiếp để tập thể giáo viên, học sinh nhà trường nắm và thực hiện nghiêm túc. Phó hiệu trưởng chỉ đạo trong các buổi họp Tổ chuyên môn, Tổ khối trưởng triển khai đến các giáo viên các nội dung ứng xử văn hóa trong giao tiếp. Các phịng học cũng được trang trí các góc để phục vụ cho hoạt động này.

Công tác thực hiện văn hóa ứng xử trong giao tiếp khơng chỉ được thực hiện trên lớp mà còn ở khá nhiều hình thức khác nhau: trong các tiết chào cờ đầu tuần, tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm, giao lưu,…đều có hiệu quả nhất định. Dựa vào tình hình thực tế của đơn vị, của địa phương và nhờ vào việc xây dựng tốt các mối quan hệ với các cơ quan, các tổ chức ngoài nhà trường, nhà trường đã phối hợp với các cơ quan, địa phương trong cơng tác xây dựng văn hóa ứng xử trong giao tiếp chất lượng ngày càng được nâng lên.

Hiệu trưởng nhà trường đã thấy được những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của nhà trường, từ đó quan tâm hơn và thường xuyên học tập, trau dồi, tìm tịi cách quản lý tốt nhất dựa vào các Thông tư, Nghị định, các văn bản hướng dẫn của cấp trên. Hiệu trưởng phân cơng cấp phó giám sát việc thực hiện và chịu trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận hoàn thành nhiệm vụ; thường xuyên nhận xét, đánh giá cơng tác xây dựng văn hóa ứng xử trong giao tiếp trong các cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh trong việc thực thi nhiệm vụ, qua đó giúp tập thể nhà trường nhận thấy tầm quan trọng của công tác này trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường; kịp thời động viên, khen thưởng các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt cơng tác xây dựng văn hóa ứng xử trong giao tiếp trong nhà trường.

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trong giao tiếp của nhà trường

Mặc dù một bộ phận lực lượng giáo dục nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa ứng xử trong giao tiếp, song nhà trường vẫn coi trọng việc dạy và học hơn là rèn cho các kĩ năng, kĩ xảo để vận dụng các kiến thức và thực tiễn cuộc sống. Quy trình thiết lập bộ máy và bố trí nhân sự ở nhà trường chưa đúng thành phần, cơ cấu, chưa phát huy được vai trò của cán bộ nòng cốt, thiếu sự đầu tư cho công tác nhân sự tổ chức thực hiện cơng tác xây dựng văn hóa ứng xử trong giao tiếp. Bản thân các giáo viên còn mơ hồ, nhận thức chưa sâu sắc về tầm quan trọng của việc thực hiện văn hóa ứng xử trong giao tiếp.

Nhà trường mặc dù đã có kế hoạch và tổ chức thực hiện, song chưa sát sao trong công tác kiểm tra, đánh giá, thiếu các tiêu chí đánh giá cụ thể nên khó tiến hành các hoạt động kiểm tra, vì thế hiệu quả của cơng tác xây dựng văn hóa ứng xử trong giao tiếp chưa cao.

Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trong giao tiếp của nhà trường

Công tác tuyên truyền trong nhà trường chưa tốt. Giáo viên, nhân viên chỉ được bồi dưỡng một năm một lần, còn lại họ giao tiếp, ứng xử theo cảm tính, nếu

chưa tốt thì tự rút kinh nghiệm hay được ban giám hiệu nhắc nhở. Do vậy trong năm học này, chuyên đề này cần được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên trong năm học qua các buổi hội họp, sinh hoạt để nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên và học sinh về văn hóa ứng xử trong nhà trường.

Tuyên dương, khen thưởng những tấm gương ứng xử chuẩn mực để tạo ảnh hưởng tốt trong nhà trường.

Tổ chức nhiều hoạt động cho giáo viên, nhân viên và học sinh được sinh hoạt, vui chơi cùng nhau, tạo sự gắn kết, hòa hợp. Tổ chức nhiều phong trào thi đua học tập, thể thao, văn hóa giúp kết nối các học sinh trong lớp, giữa các lớp với nhau và giữa học sinh với giáo viên.

Xây dựng một quy tắc văn hóa ứng xử chung, rõ ràng, đầy đủ làm cơ sở để tất cả các thành viên trong trường cùng thực hiện với những quy định thi đua khen thưởng, xử phạt công bằng, phân minh.

2.4.2. Tình huống đã xử lý trong nhà trường

Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, năm vừa qua có một tình huống có liên quan đến mối quan hệ giữa giáo viên – học

sinh; giáo viên – cha mẹ học sinh; hiệu trưởng – giáo viên; hiệu trưởng – cha mẹ học sinh và học sinh như sau:

Cô Thu Nga chủ nhiệm lớp 3A1 từ đầu tháng 9 năm 2020 đến cuối tháng 12 năm 2020 thì về hưu. Hiệu trưởng phân công cô Hoa (đang làm công tác thư viện) tiếp tục chủ nhiệm lớp này. Đa phần phụ huynh có ý khơng chịu cơ Hoa chủ nhiệm vì chun mơn của cơ chỉ ở mức trung bình, khơng có thành tích gì nổi trội dù cơ cịn khoảng 3 năm nữa về hưu, do đó nhiều năm trường khơng phân công cô dạy lớp. Năm nay thiếu giáo viên nên để cô Hoa chủ nhiệm lớp 3A1. Phụ huynh cứ nói ra nói vào, nhà trường cũng giúp đỡ, nhắc nhở để cô làm tốt công tác chủ nhiệm. Vào giao đoạn kiểm tra cuối học kỳ I, trong giờ kiểm tra có một học sinh nữ viết đề bài tập làm văn vào giấy không giống hướng dẫn của cơ Hoa nên cơ có xé tờ giấy kiểm tra đến 3 lần. Trước đó vài ngày cơ có đánh gần hết cả lớp mỗi em một roi tội gì đó khơng rõ. Thế là hơm sau một nhóm phụ huynh do rủ với nhau kéo vơ trường địi gặp hiệu trưởng xin đổi cơ chủ nhiệm

nhưng chưa gặp được do hiệu trưởng bận họp giao ban bên phường đến 9 giờ mới về. Trong thời gian này có một phụ huynh nam là ơng ngoại của em nữ bị cô xé bài hơm trước vơ trường có phát ngơn với những lời lẽ khơng đẹp, thiếu văn hóa đi từ trệt đến tầng 1 rồi về, do hiệu trưởng đi họp chưa về. Một số bộ phận giáo viên trước mắt xuống nước can ngăn được vị phụ huynh này. Sau khi hiệu trưởng về biết sự việc nên gọi mời tất cả phụ huynh có mặt hơm đó, vài học sinh lớp 3A1 và giáo viên chủ nhiệm trao đổi. Mọi việc được giải quyết ổn thỏa với sự xin lỗi, thành khẩn, cam kết không tái phạm của giáo viên chủ nhiệm. Phụ huynh cũng vui lòng bỏ qua và cũng hứa mọi việc cần bình tĩnh xem xét tìm ra cách giải quyết ổn thỏa không kéo kiện đông người và làm mất danh dự, uy tín của giáo viên, nhà trường và của phụ huynh nữa.

Chiều hơm đó ơng phụ huynh lúc sáng vơ lớn tiếng trong trường đến trường gặp hiệu trưởng xin lỗi toàn giáo viên của trường, xin lỗi hiệu trưởng và hứa khơng làm điều gì thiếu tế nhị, thiếu văn hóa nữa, mọi chuyện êm xi đến cuối năm học.

Qua tình huống trên, cách ứng xử của đội ngũ giáo viên tại thời điểm xảy ra vụ việc, cách giải quyết của hiệu trưởng, phụ huynh có những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

Trao đổi với các em trước lấy được thông tin rồi cho các em về lớp tránh nghe những gì khơng đáng nghe. Dặn dị các em nên tập trung học tập tốt, chú ý kỹ những hướng dẫn của tất cả giáo viên trong hoạt động học tập, vui chơi, các sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. Các em biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến tốt.

Giáo viên trong trường đã sử sự mềm dẻo, trước tiên nhận lỗi về mình, xoa dịu được vấn đề không để sự việc phát triển trầm trọng hơn.

Tôn trọng giáo viên, phụ huynh mời gặp mặt trao đổi nhẹ nhàng, khơng chỉ trích nặng nhẹ, chỉ phân tích để các bên hiểu ra vấn đề lệch hướng và điều chỉnh đúng lúc.

Không quá nóng giận, khơng nghe theo một bên nào, cố gắng hòa nhã, dùng kỹ năng mềm thuyết phục xoa dịu phụ huynh, tình huống đó bất lợi về phía nhà trường trước.

Lời xin lỗi và cách khắc phục của giáo viên và nhà trường trong lúc này là vàng.

Cách phân tích hợp tình, hợp lý, có tình, có lý đã thuyết phục được giáo viên và phụ huynh nhìn nhận ra vấn đề chưa đẹp và có hướng điều chỉnh, sửa chữa.

Đồng thời cũng có kỹ năng cứng là các bên nhận ra được lỗi của mỗi bên, thấy được những nguyên tắc, quy định cần phải tuân theo như: giáo viên chuẩn mực, làm gương, bình tĩnh giải quyết vấn đề, không xúc phạm đến thân thể và tinh thần học sinh,…Phụ huynh cũng thấy rằng mình cũng phải tơn trọng giáo viên, khơng làm chuyện to tát, văng tục mất văn hóa nơi trường học, công cộng,… phải làm gương mọi lúc mọi nơi vì nơi nào cũng có con em chúng ta tham gia học tập, rèn luyện và vui chơi sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm hồn non dại của các em.

Cách giải quyết tình huống của hiệu trưởng thành cơng thấu tình hợp lí, song cũng cần rút ra bài học kinh nghiệm, quán triệt trong đội ngũ giáo viên, tránh gây ra những rủi ro khơng đáng có làm mất danh dự, uy tín của nhà trường và của cá nhân hiệu trưởng.

Nhược điểm:

Đang lúc sự việc căng thẳng thì khơng có hiệu trưởng ở nhà trường nên mọi việc đi hơi quá xa là để vị phụ huynh nam có lời lẽ khơng đẹp trong trường đang giờ học và có nhiều học sinh nghe thấy.

Một số giáo viên vô sớm thấy phụ huynh xì xào túm tụm mà khơng tìm hiểu kỹ để có cách tư vấn sớm hoặc báo sớm cho hiệu trưởng thì vụ việc khơng đến nỗi nào.

Dù giải quyết ổn thỏa nhưng cũng làm mất đi uy thế của nhà trường, của giáo viên, một số phụ huynh kia cũng bị phụ huynh trong lớp nhịm ngó.

Bầu khơng khí trong lớp, phụ huynh, học sinh khơng cịn tốt đẹp nữa, phải dè chừng lẫn nhau.

Qua đây cũng bài học cần rút ra cho bản thân của từng giáo viên, hiệu trưởng, nhân viên của trường:

Mỗi người tự nâng cao học tập chun mơn vững vàng, tự trau dồi tạo uy tín cho riêng bản thân mình để học sinh, cha mẹ học sinh yên tâm khi vào lớp mình.

Nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, xử lý mọi tình huống, kỹ năng đàm phán, …để giải quyết mọi vấn đề có thể bất ngờ xảy ra.

Nâng cao cảnh giác mọi vấn đề bất thường từ phụ huynh, học sinh, tìm hiểu ngay để xử lý liền khơng để điều đáng tiếc xảy ra.

Ngoài sinh hoạt nâng cao chuyên môn nhà trường cần trao đổi, học hỏi những kỹ năng mềm khi cần thiết.

Giáo viên tích cực tham gia các hội thi như giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi để có thêm nhiều kinh nghiệm tốt hơn.

Nhà trường cần theo sát hơn, giúp đỡ những giáo viên còn hời hợt trong mọi vấn đề.

Đưa những giáo viên đó vào nhóm giáo viên gạo cội, nhóm các chuyên gia, các giáo viên nhiều kinh nghiệm để cùng chia sẻ cùng giúp đỡ nhau.

Giáo dục học sinh lễ phép, chăm ngoan, chuyên cần trong học tập.

Một phần của tài liệu CÔNG tác xây DỰNG văn hóa ỨNG xử TRONG GIAO TIẾP tại TRƯỜNG TIỂU học NGUYỄN THÁI BÌNH, PHƯỜNG 3, THỊ xã KIẾN TƯỜNG, TỈNH LONG AN năm học 2021 2022 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)