Từ tổng quan các nghiên cứu về thị trường UPCoM ở trên, có thể nhận thấy so với những nghiên cứu về TTCK nói chung, thị trường UPCoM mới chỉ thu hút một số ít các nhà nghiên cứu. Hiện nay, Việt Nam đang thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về thị trường UPCoM. Cho đến thời điểm này, chưa có một chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về thị trường UPCoM Hà Nội. Trong đó, chỉ dành cho CK các CTĐC chưa niêm yết, được ĐKGD tại SGDCK Hà Nội theo Quyết định số 3567/QĐ-BTC ngày 08/11/2007 của Bộ Tài chính. Đó là lý do mà nghiên cứu sinh chọn đề tài này để thực hiện luận án của mình. Chính vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu về thị trường UPCoM Hà Nội dưới góc độ Kinh tế chính trị.
Cụ thể, trong luận án này, nghiên cứu sinh tiếp tục giải quyết những vấn đề sau: -Về mặt lý luận: Luận án làm rõ cơ sở lý luận của thị trường UPCoM. +
Luận giải khái niệm, đặc điểm, vai trò của thị trường UPCoM .
+ Làm rõ nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường UPCoM. - Về mặt thực tiễn:
+ Luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTCK các CTĐC chưa niêm yết của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trường UPCoM Hà Nội.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng thị trường UPCoM Hà Nội giai đoạn 2009-2015, chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển và nguyên nhân của hạn chế đó.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường UPCoM Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó chú trọng các giải pháp nhằm cải thiện tính thanh khoản, thu hút nhà đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường UPCoM Hà Nội đến năm 2020, góp phần thực hiện yêu cầu phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường (KTTT) hội nhập khu vực và
quốc tế của Việt Nam.
Chƣơng 2